Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 24/06/2014 20:29 (GMT+7)

Công dụng của hạt vải

Trong Đông y, hạt vải có tên “lệ chi hạch”, còn gọi là “lệ nhân”, “đại lệ hạch”, “sao lệ hạch”, “lệ chi”, … Lệ chi hạch (hạt vải) có vị cam sáp (ngọt chát) tính ôn (ấm), vô độc (không độc); quy kinh vào Can, Vị và Thận. Có tác dụng hành khí tán kết, tán hàn chỉ thống. Chủ yếu dùng chữa “sán khí thống” (thoát vị, đau) do hàn ngưng khí trệ, tinh hoàn sưng đau, đau dạ dày do Can Vị bất hòa, thống kinh và sản hậu đau bụng do Can uất khí trệ huyết ứ. Hiện nay trên lâm sàng, hạt vải thường được dùng trong các trường hợp viêm gan mạn tính (thể Can uất khí trệ hoặc Can Vị bất hòa); viêm phần phụ mạn tính, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, tăng sinh tuyến vú, hành kinh đau bụng (thể Can khí uất trệ).

 Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy: Thành phần chủ yếu của hạt vải bao gồm saponin, tanin và anpha – methylenecycyclopropyl glycine. Từ những năm 60 của thế kỷ trước, kết quả nghiên cứu trên động vật đã cho thấy, tiêm hoạt chất chiết từ hạt vải cho chuột nhắt, có tác dụng giảm đường huyết và làm cho lượng glycogen ở gan giảm rõ ràng. 

 Kết quả nghiên cứu lâm sàng những năm gần đây đã chứng thực: Hạt vải có tác dụng cải thiện quá trình chuyển hóa đường, phòng trị đái tháo đường và phòng ngừa các biến chứng thận ở những người tiểu đường. Cơ chế tác động đối với đường huyết của hạt vải tương tự như tác dụng của biguanide. Theo một số thông báo, thuốc chiết xuất bằng nước từ hạt vải có tác dụng ức chế rõ ràng đối với kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B. Ngoài ra, hạt vải còn có tác dụng phòng ngừa hình thành sỏi mật, chữa trị một số thể bệnh đau dạ dày, …

 Về độc tính: Kết quả nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy, độc tính cấp tính của hạt vải rất thấp. Thử nghiệm đưa thuốc vào theo đường dạ dày, với liều 20g/kg, theo dõi 3 ngày liên tục, không có trường hợp nào bị tử vong.

 Như vậy, ngoài công dụng chữa các bệnh do hàn ngưng khí trệ gây nên, theo như kinh nghiệm trong Đông y truyền thống, hạt vải còn có thể sử dụng để phòng ngừa và chữa trị một số bệnh thường gặp trong xã hội hiện đại, nhất là tiểu đường.

 Từ xưa trong dân gian, sau khi ăn vải, hay dùng cùi vải chế biến thực phẩm, người ta thường gom hạt lại, rửa sạch, phơi hay sấy khô, để dùng làm thuốc trong gia đình hay để bán cho các thầy lang. Tiếc rằng hiện nay trong sinh hoạt, sau khi ăn cùi vải, hạt còn lại thường bị bỏ đi.Làm như vậy trên thực tế đã bỏ phí một vị thuốc quý. Vì trong các cẩm nang về Đông dược sử dụng trên lâm sàng hiện đại, hạt vải – thứ bị bỏ phí đó, luôn luôn hiện diện và được xếp vào loại “thuốc lý khí” (“lý” = chỉnh lý, “lý khí” = chữa trị các chứng bệnh liên quan đến chức năng của “khí”), cùng với những vị thuốc quen thuộc như “hương phụ” (củ gấu), “trần bì” (vỏ quít chín để lâu ngày), “thanh bì” (vỏ quít xanh), “chỉ thực”, “mộc hương”, “ô dược”, …

 Hạt vải khi dùng để chữa bệnh, nói chung không cần sao chế gì đặc biệt (gọi là dùng sống). Một số trường hợp, cần bào chế theo yêu cầu của từng loại bệnh. Thí dụ như khi chữa tinh hoàn sưng đau, âm nang sưng đỏ, phụ nữ khí trệ huyết ứ, đau bụng trước khi hành kinh hoặc đau bụng sau khi sinh con, Can khí uất trệ, đau dạ dày, … thì thường dùng sống. Còn khi chữa sán thống (thoát vị đau nhức) do hàn ngưng khí trệ ở kinh quyết âm, thường đem tẩm muối rồi nướng lên (gọi là “diên chích lệ chi hạch”), …

 Một số bài thuốc có sử dụng hạt vải:

Phòng trị tiểu đường type 2:

Hạt vải thường được sử dụng hạt 2 cách.

   – Cách thứ nhất: Hạt vải phơi khô, thái nhỏ, sắc lấy nước, cô lại thành cao rồi chế thành viên; mỗi viên 0,3g; uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 4-6 viên; liên tục 3 tháng (1 liệu trình).

  – Cách thứ hai: Hạt vải đem sấy khô, tán mịn, cho vào lọ nút kín dùng dần; mỗi ngày uống 3 lần, trước bữa ăn nửa tiếng, mỗi lần uống 10g, liệu trình 3 tháng.

 Theo những thông báo, đăng trên các tạp chí y học có uy tín ở Trung Quốc như “Trung y tạp chí”, “Bắc Kinh trung y”, “Trung thành dược”, … cả hai phương pháp trên đều mang lại kết quả mỹ mãn; tỷ lệ khỏi bệnh đạt trung bình 83%; trong quá trình điều trị hầu như không thấy phát sinh tác dụng phụ.

  Chữa viêm, đau dạ dày mạn tính: Hạt vải sấy khô, tán mịn, cất vào lọ nút kín để dùng dần; ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g; chiêu bằng rượu trắng pha loãng hoặc nước ấm.

  Phòng sỏi mật:Thường ngày nên uống “Quất hạch lệ hạch ẩm – Dùng hạt quít 20g, hạt vải 20g, trần bì 10g, hồng táo 2 trái, nước 3 bát, đun sôi, uống thay trà trong ngày.

  Chữa tinh hoàn sưng đau: Hạt vải thiêu tồn tính, nghiền mịn; ngày uống 3 lần, mỗi lần 4-6g; chiêu thuốc bằng rượu trắng hoặc nước ấm. Hoặc dùng hạt vải, trần bì, hồi hương – 3 vị liều lượng bằng nhau; tất cả tán thành bột mịn, trộn đều; ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 4-6g, dùng rượu hoặc nước ấm chiêu thuốc.

  Chữa phụ nữ thống kinh, sản hậu đau bụng: Dùng hạt vải 15g (thiêu tồn tính), hương phụ (củ gấu) 30g; 2 thứ nghiền mịn, trộn đều; ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 6g, chiêu bằng nước muối nhạt hoặc nước đun sôi.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.