Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 24/01/2015 00:33 (GMT+7)

Công bố mười chín loài nhện mới cho khoa học phát hiện được ở phía Bắc Việt Nam

Mười chín loài nhện mới này thuộc họ Pholcidae, được mô tả dựa trên các mẫu vật thu thập ở các tỉnh Bắc Cạn, Phú Thọ, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Ninh Bình và Quảng Bình. Chúng không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có giá trị thực tiễn cao, nhiều loài có đời sống chuyên biệt trong môi trường hang động, đặc hữu của Việt Nam. Bên cạnh đó, loài nhện còn được biết đến như là những thiên địch quan trọng góp phần phòng chống tổng hợp sâu hại bảo vệ cây trồng. Mô tả của 19 loài mới được công bố trên Tạp chí Quốc tế uy tín Zootaxa, 3909(1): 82pp (monograph, tháng 1 năm 2015).

  1. Loài Pholcus bifidus sp.nov.

Loài  Pholcus bifidus được phát hiện ở trong hang Tượng, vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình. Đây là loài sống chuyên biệt trong môi trường hang động, là loài đặc hữu cho Việt Nam. Loài này khác biệt với tất cả các loài khác thuộc giống Pholcus  bởi sự có mặt của các mấu lồi trên chân kìm của con đực, các gai sinh dục dài và nhọn, hơi cong, hóa kitin cứng; cơ quan sinh dục cái nhô hẳn ra ngoài.

co2

Loài Pholcus bifidus sp.nov. (ảnh: Phạm Đình Sắc)

2. Loài Pholcus caecus sp.nov.

Loài  Pholcus caecus được phát hiện ở trong động Thiên Đường, Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình. Đây là loài sống chuyên biệt trong môi trường hang động, là loài đặc hữu cho Việt Nam. Loài nhện này phân biệt với các loài khác của giống Pholcus bởi kích thước cơ thể rất nhỏ; nhện không có mắt; xuất hiện đôi sừng cong và sắc nhọn ở mặt trên của giáp đầu ngực.

co3

Loài Pholcus caecus sp.nov. (ảnh: Phạm Đình Sắc)

3. Loài Pholcus hochiminhi sp.nov.

Loài  Pholcus hochiminhi được phát hiện ở trong động Tiên, Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Đây là loài sống chuyên biệt trong môi trường hang động, là loài đặc hữu cho Việt Nam. Loài này tương tự loài  Pholcus aduncus Yao & Li, 2012, nhưng khác loài Pholcus aduncus ở đặc điểm phần cuối của xúc biện con đực kéo dài, xuất hiện mấu lồi trên xúc biện, hành cong mạnh, mắt chia 2 vùng và nổi hẳn lên tạo hai khối.

co4

Loài Pholcus hochiminhi sp.nov. (ảnh: Phạm Đình Sắc)

4. Loài Pholcus phami sp.nov.

Loài  Pholcus phami được phát hiện ở trong động Puông, vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn. Đây là loài sống chuyên biệt trong môi trường hang động, là loài đặc hữu cho Việt Nam. Loài này khác biệt với các loài khác của giống Pholcus bởi chân kìm con đực có hai đôi mấu lồi lớn ở mép; trên hành có nhiều gai hình con dao; bộ phận sinh dục cái hóa kitin với một mấu lồi hình chiếc gậy chạy dọc.

co5

Loài Pholcus phami sp.nov. (ảnh: Phạm Đình Sắc)

5. Loài Pholcus zhaoi sp.nov.

Loài  Pholcus zhaoi được phát hiện ở trong hang Sơn Động, vườn quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình. Đây là loài sống chuyên biệt trong môi trường hang động, là loài đặc hữu cho Việt Nam. Loài này giống với loài  Pholcus undatus Yao & Li, 2012 nhưng khác loài  Pholcus undatus bởi sự có mặt của mấu lồi lớn hình thang; hành có 2 rãnh sâu xẻ dọc.

co5

Loài Pholcus zhaoi sp.nov. (ảnh: Phạm Đình Sắc)

6. Loài Belisana babensis sp.nov.

Loài  Belisana babensis được phát hiện ở trong động Puông, vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn. Đây là loài sống chuyên biệt trong môi trường hang động, là loài đặc hữu cho Việt Nam. Loài này tương tự như loài  Belisana strinatii Huber, 2005 nhưng khác loài   Belisana strinatii bởi có có đốt chuyển trên xúc biện con đực và có gai cong lớn xuất hiện trên hành.

co6

Loài Belisana babensis sp.nov. (ảnh: Phạm Đình Sắc)

7. Loài Belisana cheni sp.nov.

Loài  Belisana cheni được phát hiện ở trong hang Pắc Chấn, vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn. Đây là loài sống chuyên biệt trong môi trường hang động, là loài đặc hữu cho Việt Nam. Loài này khác biệt so với các loài khác thuộc giống Belisanna do xuất hiện hai mấu lồi màu đen kéo dài ở mặt dưới của chân kìm; xuất hiện 2 túi nằm 2 bên của bộ phận sinh dục cái.

co7

Loài Belisana cheni sp.nov. (ảnh: Phạm Đình Sắc)

8. Loài Belisana clavata sp.nov.

Loài  Belisana clavata được phát hiện ở núi Tây Côn Lĩnh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Đây là loài sống trong rừng tự nhiên, ở độ cao 1816 mét so với mặt biển. Loài này khác biệt so với các loài khác thuộc giống Belisanna do có các mấu lồi hình chùy hóa kitin cứng trên chân kìm; và xuất hiện 1 gai lớn trên mấu lồi hình chùy.

co8

Loài Belisana clavata sp.nov. (ảnh: Phạm Đình Sắc)

9. Loài Belisana curva sp.nov.

Loài  Belisana curva được phát hiện ở vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là loài sống ở bụi rậm, ở độ cao 440 mét so với mặt biển. Loài này giống với loài  Belissana xiangensis Yao & Li, 2013 nhưng khác loài  Belissana xiangensis do xuất hiện một tấm chắc lớn hóa kitin trên bề mặt của hành, và một đôi gai cong sắc nhọn trên đầu giáp đầu ngực.

co9

Loài Belisana curva sp.nov. (ảnh: Phạm Đình Sắc)

10. Loài Belisana decora sp.nov.

Loài  Belisana decora được phát hiện ở vườn quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình. Đây là loài sống ở rừng thứ sinh, ở độ cao 284 mét so với mặt biển. Loài này khác biệt với tất cả các loài khác thuộc giống Belisanna bởi sự có mặt của những chiếc gai cong trên xúc biện con đực và xuất hiện các u lồi hóa kitin cứng trên bộ phận sinh dục cái.

co10

Loài Belisana decora sp.nov. (ảnh: Phạm Đình Sắc)

11. Loài Belisana halongensis sp.nov.

Loài  Belisana halongensis được phát hiện ở động Tiên, Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Đây là có đời sống chuyên biệt trong môi trường hang động, là loài đặc hữu ở Việt Nam. Loài này khác biệt so với các loài khác của giống Belisanna bởi sự có mặt của mấu lồi hình ngón tay trên hành của xúc biện; trên giáp đầu ngực mặt trên có 1 tấm hóa kitin cứng hình ca vát, mặt dưới 1 tấm hình cái bát.

co11

Loài Belisana halongensis sp.nov. (ảnh: Phạm Đình Sắc)

12. Loài Belisana phungae sp.nov.

Loài  Belisana phungae phát hiện được ở động Nà Phòng, vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn. Đây là có đời sống chuyên biệt trong môi trường hang động, là loài đặc hữu ở Việt Nam. Loài này khác biệt so với các loài khác của giống Belisanna bởi sự xuất hiện của các tấm la men lớn, dẹt, phẳng trên bề mặt xúc biện con đực; và cửa ngoài của cơ quan sinh dục cái có cấu trúc dạng túi

co12

Loài Belisana phungae sp.nov. (ảnh: Phạm Đình Sắc)

13. Loài Belisana pisinna sp.nov.

Loài  Belisana pisinna phát hiện được ở động Tiên, Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Đây là có đời sống chuyên biệt trong môi trường hang động, là loài đặc hữu ở Việt Nam. Loài này có kích thước cơ thể rất nhỏ; giáp đầu ngực tròn; có các tấm bên tạo hình tam giác trên bề mặt xúc biện; hành không có gai.

co13

Loài Belisana pisinna sp.nov. (ảnh: Phạm Đình Sắc)

14. Loài Belisana triangula sp.nov.

Loài  Belisana triangula phát hiện được ở hang La, vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Đây là có đời sống chuyên biệt trong môi trường hang động, là loài đặc hữu ở Việt Nam. Loài này tương tự loài  Belisanna phurua Huber, 2005 nhưng khác loài Belisanna phurua bởi khoảng cách giữa các mấu lồi trên xúc biện con đực lớn; hành có hình lưỡi dao; có hai vuốt lớn, cong, mọc đối xứng trên hàm.

co14

Loài Belisana triangula sp.nov. (ảnh: Phạm Đình Sắc)

15. Loài Belisana vietnamensis sp.nov.

Loài  Belisana vietnamensis phát hiện được ở vườn quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình. Loài này phân bố ở rừng tự nhiên, ở độ cao 386 mét so với mặt biển. Loài này có một cặp mấu lồi nhỏ trên chân kìm con đực, và một đôi túi dẹt trên cửa ngoài của bộ phận sinh dục cái.

co15

Loài Belisana vietnamensis sp.nov. (ảnh: Phạm Đình Sắc)

16. Loài Belisana zhengi sp.nov.

Loài  Belisana zhengi phát hiện được ở vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Loài này phân bố ở sinh cảnh bụi rậm, ở độ cao 440 mét so với mặt biển. Loài này không có các mấu lồi trên chân kìm, nhưng có các mấu lồi dài màu đen thẫm xuất hiện trên hành của xúc biện con đực; 

co16

Loài Belisana zhengi sp.nov. (ảnh: Phạm Đình Sắc)

17. Loài Khorata dangi sp.nov.

Loài  Khorata dangi phát hiện được ở động Puông, vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn. Đây là có đời sống chuyên biệt trong môi trường hang động, là loài đặc hữu ở Việt Nam. Loài này tương tự loài  Khorata dongkou Yao & Li, 2010 nhưng khác loài  Khorata dongkou do hành phân ra 2 lớp; có các vảy nhỏ trên chân kìm; có 2 gai hình lưỡi câu trên xúc biện con đực.

co17

Loài Khorata dangi sp.nov. (ảnh: Phạm Đình Sắc)

18. Loài Khorata huberi sp.nov.

Loài  Khorata huberi phát hiện được ở động Puông, vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn. Đây là có đời sống chuyên biệt trong môi trường hang động, là loài đặc hữu ở Việt Nam. Loài này khác biệt so với các loài khác của giống Khorata bởi sự có mặt của một cặp mấu lồi hình củ ấu ở hàm trên con đực; có 4 mấu lồi ở mặt dưới của bụng con cái.

co18

Loài Khorata huberi sp.nov. (ảnh: Phạm Đình Sắc)

19. Loài Khorata protumida sp.nov.

Loài  Khorata protumida phát hiện được ở hang Bảy Tầng, vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình. Đây là có đời sống chuyên biệt trong môi trường hang động, là loài đặc hữu ở Việt Nam. Loài này giống loài  Khorata khammouan Huber, 2005 nhưng khác loài  Khorata khammouan do có các tấm la mel tạo hình vòm như tổ tò vò ở hàm dưới con đực; có 4 mấu lồi ở hàm trên; cửa ngoài bộ phận sinh dục cái hóa kitin cứng, nổi rõ thành bờ.

co19

Loài Khorata protumida sp.nov. (ảnh: Phạm Đình Sắc)

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…