Côn trùng y học: con muỗi
Muỗi thuộc bộ Diptera Nématocéra,họ Culicidae,khoảng gần 3.000 loài phân bố trên toàn thế giới.
Muỗi trưởng thành có kích thước 5 - 20 mm, cơ thể có 3 phần rõ rệt: đầu, ngực, bụng.
Đầucó 2 mắt kép, có 2 ăng-ten của muỗi đực nhiều râu hơn ăng-ten muỗi cái. Bộ phận miệng có vòi gồm: 2 hàm dưới, 2 hàm trên, hạ hầu, môi trên. Khi không chích, những bộ phận này được bọc trong một bao mềm là môi dưới, khi chích, môi dưới không xuyên qua da mà gấp lại ở bề mặt da, có tác dụng như một điểm tựa. Ở con đực, một số bộ phận này của vòi bị thoái hóa.
Ngựchình cầu gồm 3 đốt dính liền, mỗi đốt ngực mang một đôi chân có 5 đốt. Đốt ngực giữa rất phát triển vì có đôi cánh.
Bụngcó 10 đốt, thấy rõ 8 đốt, mỗi đốt gồm phần lưng và phần bụng, nối với nhau bởi một màng mỏng giữa hai bên, những đốt bụng cuối tạo thành bộ phận sinh dục.
Muỗi đẻ trứng ở mặt nước, trứng nổi nhờ sức căng bề mặt hoặc nhờ có phao. Kích thước, hình dáng thay đổi tùy theo loài, trung bình dài 0,5mm. Mỗi lần đẻ khoảng 100 - 400 trứng, trứng nở sau 2 - 3 ngày trong điều kiện thích hợp.
Trứng muỗi vằn sốt xuất huyết có thể chịu được khô, chúng đẻ trứng vào nơi đất khô và trứng sẽ chờ nước trong nhiều tuần, nhiều tháng. Trứng nở 12 ngày sau mưa, điều này giải thích tại sao bệnh sốt xuất huyết tăng vào mùa mưa. Một con muỗi cái đẻ từ 800 - 2.500 trong cuộc đời.
Trứng muỗi nở ra ấu trùng (bọ gậy) có 4 giai đoạn, kéo dài 8 - 12 ngày, liên tiếp nhau qua các lần lột xác, hình dạng giống nhau, tùy theo loài: nước chảy hay nước đọng (nước tù); nước mặn hay nước lợ; nước trong bóng mát hay nước ngoài nắng… Ấu trùng rất di động, lặn xuống đáy khi cảm thấy bị đe dọa hay để tìm thức ăn là những sinh vật: vi tảo, đơn bào. Ấu trùng nổi lên mặt nước để thở, ấu trùng muỗi Anophelesnằm song song với mặt nước, ấu trùng muỗi khác thì nằm nghiêng so với mặt nước tùy theo cấu trúc bộ phận thở. Ấu trùng phát triển tiếp qua giai đoạn nhộng.
Nhộng (lăng quăng) có hình dạng như dấu phẩy, sống dưới nước khoảng 1 - 5 ngày, di động, không ăn, thở khí trời bằng 2 ống thở. Cuối giai đoạn nhộng, muỗi trưởng thành sẽ chui ra khỏi xác nhộng từ một vết nứt ở dọc lưng, sự thoát xác sẽ kéo dài khoảng 15 phút.
Muỗi đực trưởng thành không hút máu, sống bằng mật hoa, nhựa cây, do đó nó thường quanh quẩn nơi nó ra đời. Muỗi đực có tuổi thọ rất ngắn, chỉ có vai trò quan trọng là thụ tinh cho con cái. Muỗi cái cũng hút nhựa cây, nhưng đa số sống bằng hút máu. Máu hút vào một phần để dinh dưỡng, một phần để phát triển trứng. Hút máu là điều kiện cho sự đẻ trứng. Phần lớn muỗi cái chỉ giao phối một lần trong đời và chứa tinh trùng trong túi tinh. Tuổi thọ của muỗi cái trong thiên nhiên từ 3 tuần đến 3 tháng (có thể kéo dài hơn tùy thời tiết, khí hậu từng nơi), muỗi sống càng lâu thì nguy cơ nhiễm bệnh và truyền bệnh sẽ càng cao.
Ký chủ của muỗi có thể là động vật có vú, chim, bò sát hay ếch nhái. Sự lựa chọn ký chủ rất khác nhau tùy theo loài, vì thế người ta phân biệt các loài muỗi ưa người, ưu thú, ưa bò sát… Nhịp độ hoạt động của muỗi thay đổi phụ thuộc vào yếu tố khí hậu và mùa trong năm, phần lớn các loài có thời gian hoạt động nhất định là ban ngày hay ban đêm.
Muỗi phát tán xa nhờ vào các phương tiện vận tải đường biển và đường bộ, muỗi anopheles có thể bay liên tục 4 giờ với tốc độ 1 - 2 km/giờ, trong một đêm có thể bay xa 12km.
Kẻ thù tự nhiên của muỗi là chuồn chuồn và dơi. Ở trong nước, ấu trùng chuồn chuồn ăn bọ gậy và lăng quăng, lên cạn thì chuồn chuồn ăn muỗi trưởng thành.
Muỗi đốt người này nhiều hơn người khác là do có sự khác biệt về các hóa chất tạo nên mùi của cơ thể và lượng khí CO 2.
Nước bọt của muỗi có chất chống đông máu, chất giãn mạch, chống kết tập tiểu cầu… và tạo ra phản ứng viêm, dị ứng, do đó nốt muỗi đốt thường sưng tấy và ngứa. Để trị ngứa và sưng ta nên rửa ngay với xà bông khi bị muỗi đốt, chườm ấm hoặc dùng giấm bôi ngoài da. Nặng hơn dùng các thuốc bôi ngoài chống dị ứng, chống ngứa như chlorpheniramin, Phenergan…hoặc các thuốc thoa ngoài da có chứa corticoid.
Để hạn chế muỗi, điều đầu tiên là phải hạn chế bọ gậy, lăng quăng, không có chỗ cho muỗi đẻ trứng, điều này tưởng như dễ làm nhưng khó thực hiện vì phải làm thường xuyên và định kỳ. Phải thường xuyên dọn dẹp trong nhà để không có chỗ cho muỗi ẩn nấp, nhất là những nơi treo quần áo. Quần áo dơ mặc rồi phải bảo vào bao hoặc thùng có nắp đậy. Luôn luôn ngủ mùng, dù trưa hay tối. Các loại hóa chất diệt muỗi như bình xịt, nhang ung muỗi… ít nhiều sẽ có ảnh hưởng đến cơ thể chúng ta nếu dùng lâu dài.
Các nhà khoa học đã cho biết nếu không còn muỗi trên trái đất này thì cân bằng sinh học tự nhiên vẫn không thay đổi.