Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 24/08/2005 14:28 (GMT+7)

Cỏ Vetiver: Từ nước hoa đến đồ mỹ nghệ

Nước hoa từ cỏ

Trong quá trình tìm kiếm loại cỏ vetiver phục vụ cho đề tài mang tính chiến lược, chống sạt lở, xói mòn đê biển, kỹ sư Đặng Thọ Lộc, Trung tâm Nghiên cứu - Ứng dụng Chế phẩm Nông hóa, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, tình cờ phát hiện chúng mọc um tùm ở nhiều nơi thuộc tỉnh Thái Bình.

Loại cỏ độc đáo, còn đang phải nhập ở nước ngoài về trồng thử nghiệm này, ở đâu đến? Thì ra, cách đây hơn chục năm, những doanh nhân người Pháp cất công mang nó từ châu Phi nắng cháy tới Việt Nam trong một dự án hợp tác với Công ty Dược Thái Bình. Người Pháp đầu tư tại đây một hệ thống máy móc hiện đại nhằm lấy bộ rễ thơm ngát của loài cỏ này tinh chế nước hoa cùng một số mỹ phẩm và dược phẩm khác.

Vài năm sau, hệ thống máy móc đắt tiền này “đắp chiếu”. Dự án không thành. Một xe tải 7 - 8 tấn cỏ chỉ chiết xuất được 5 lít tinh chất. Bộ rễ của cỏ vetiver trồng trên nền đất phù sa, hàm lượng sét cao của Thái Bình chỉ đạt độ dài 1 mét. Công nghệ chiết xuất cùng công đào lấy được bộ rễ trở thành bài toán lỗ nặng nề.

Người ta vớt vát bằng cách đưa cỏ vào trồng lại vùng đất cát Quảng Bình. Nhưng đường sá xa xôi cùng những khó khăn kinh tế xóa hẳn dự định sản xuất loại nước hoa Pháp quyến rũ bậc nhất trên đất Việt Nam .

Kè đê, kè đường bằng cỏ

Kỹ sư Nguyễn Văn Lộc cùng các cộng sự của ông đem trồng thử nghiệm loại cỏ này hầu khắp vùng đồi núi miền bắc, miền trung, Tây Nguyên từ năm 1996.

Năm 2002, học tập kinh nghiệm của Malaysia, Philippines , kỹ sư Lộc quyết định đưa vetiver trồng trên mái taluy đường Hồ Chí Minh.

Năm 2004, đưa vetiver trồng tại đê biển Hải Hậu, Nam Định. Ông cũng lập hàng nghìn mét vuông vườn ươm cỏ xanh ngút mắt ngay dưới chân công trình.

Cỏ vetiver vươn bộ rễ chắc khỏe vào lòng đất, trở thành “tấm thảm bê tông mềm mại", chắn các đợt sóng từ biển đập vào thân đê không kém gì kè đá. Rễ cỏ đan vào nhau thành những lưới dày, níu đất, giữ cát, chống lại tốc độ rửa trôi, bào mòn khủng khiếp tại các vùng đất dốc.

Qua giai đoạn thử nghiệm, suốt dọc đường Hồ Chí Minh đã trồng đại trà cỏ vetiver trên mái taluy dương dốc đứng "ngửa cổ nhìn rơi mũ”, thay vì phải kè đá hộc vô cùng tốn kém. Bộ Giao thông-Vận tải đang đề nghị các nhà khoa học mở rộng trồng sang nhánh phía tây, sát Lào.

Câu chuyện khác của cỏ


Để bảo dưỡng những "tấm thảm bê tông" này, sau khi trồng khoảng 6 - 7 tháng, đạt đến độ cao nhất định, phần thân cỏ ra hoa được cắt hết để cỏ lên cây non. Thay vì vứt cho trâu bò ăn, kỹ sư Lộc ôm 10 kg thân cỏ vetiver lang thang vào tận làng Chèm, thuyết phục một gia đình vốn có truyền thống làm nón, nhưng bỏ nghề từ đời nào, nhận gia công thiết kế các sản phẩm mỹ nghệ từ cỏ. Thế là, quạt cỏ, nón cỏ, túi cỏ, v.v…, ra đời làm sững sờ nhiều người trong một cuộc hội thảo mới đây bàn về công dụng chống xói mòn, sạt lở của cỏ vetiver.

Kỹ sư Lộc còn mày mò trồng thử nghiệm cỏ vetiver bằng kỹ thuật thủy canh ngay trên sân thượng nhà mình, mong muốn phục hồi lại dự định sản xuất nước hoa thuở nào nhờ vào việc giúp nông dân dễ dàng hơn trong thu hoạch bộ rễ.

Công dụng “phụ” của cỏ lại mở ra bài toán kinh tế cho người nông dân. Tuy nhiên, kỹ sư Lộc thận trọng: ngoài tìm kiếm nguồn đầu tư và đầu ra, cần có những hướng dẫn, quy định,kiểm soát kỹ lưỡng trước khi phổ biến bài toán kinh tế này cho nông dân. Nếu không, cả mái taluy lẫn bờ đê có thể cũng bị xới tung lên để cắt thân, moi rễ, như từng xảy ra ở Malaysia”.

Nguồn: nhandan.com.vn 15/8/2005

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.