Chuyến di trú xa xôi nhất
Đó là chuyến di trú dài nhất trong thế giới động vật, được ghi nhận bằng thiết bị điện tử, theo các nhà sinh học thuộc Đại học California, ở Santa Cruz báo cáo. Đường đi của loài chim này giống như một hình số 8 khổng lồ, bắt đầu từ New Zealandqua Namcực tới Chile, qua California, Alaska hay Nhật Bản và quay lại.
Dẫn đầu bởi nhà nghiên cứu sinh học Scott Shaffer, một nhóm đã tới New Zealand vào đúng mùa sinh sản của các loài chim vào tháng giêng và gắn thiết bị định vị vào 19 con chim, mỗi con chỉ nặng gần 800 gam. Toàn bộ thẻ định vị và bộ đai gắn vào những con chim chỉ nặng chưa tới 14 gam. Những thẻ này ghi lại thông tin về vị trí, nhiệt độ, và cao độ của những con chim. Một năm sau, các nhà sinh học thu hồi các thẻ định vị và ngạc nhiên khi nhận thấy những con chim biển bé nhỏ này đã vượt qua một chặng đường hơn 64.000km chỉ trong một chuyến di trú.
Giống chim này có tên là Shearwater, màu đen, thuộc giống hải âu. Chúng vượt biển như thuyền buồm băng ngang Thái Bình Dương.
Có lẽ chúng đã lợi dụng những cơn gió mạnh thổi từ phía tây để bay dọc theo bờ biển Chile , rồi thẳng hướng tây bắc, đón gió Mậu dịch thổi từ phía đông vượt qua vùng xích đạo. Khi ngang qua xích đạo, chúng bay khoảng 900km mỗi ngày. Chúng bay tới Nhật Bản, những con khác tới bờ biển Californiahay Alaska, rồi quay lại, băng qua xích đạo trở lại New Zealand để tiếp tục việc sinh sản.
Loài Shearwater đen. |
Những con chim này không bao giờ biết ngày đông tháng giá là thế nào. Chúng sống đời sống biển cả trong một mùa hè bất tận: rời New Zealand vào mùa thu ở Nam bán cầu, có mặt ở Nhật Bản, Alaska, hay California khi Bắc bán cầu đang vào mùa xuân, hè, rồi trở lại New Zealand vào mùa thu. Chúng sống bằng cá, mực ống và các loại giáp xác nhỏ, những sinh vật vốn sống nhờ tảo biển trong dòng nước lạnh màu mỡ.
Chim di trú chết vì lưới cá. |
Các nhà nghiên cứu tin rằng đó là kết quả của hiện tượng các đại dương đang ấm dần lên. Khi nhiệt độ nước biển tăng, do nhiệt độ toàn cầu tăng, những dòng nước lạnh màu mỡ mất dần, làm giảm số lượngtảo biển cùng toàn bộ sinh vật sống nhờ tảo biển.
Việc cho phép sử dụng lưới đánh cá cực lớn ở phía tây bắc Thái Bình Dương cũng ảnh hưởng đến số lượng chim biển. Một nghiên cứu năm 2005 ước lượng khoảng từ 1 đến 12 triệu chim biển bị giết vì lướiđánh cá cực lớn trong suốt 50 năm qua.
Shaffer và các đồng sự đã triển khai gắn thẻ định vị lần nữa vào tháng 12 năm ngoái và sẽ thu hồi lại ở New Zealand vào tháng 10 này.
" Chúng tôi rất muốn biết liệu lũ chim có quay về chỗ cũ hay không",ông nói.
Nguồn: khoahoc.com.vn 3/10/2006