Chứng sốt với Đông y & điều trị sốt theo Đông y
Theo Đông y, sốt là tình trạng cơ thể nóng lên (phát nhiệt) do rất nhiều nguyên nhân bên ngoài (ngoại nhân) và bên trong (nội nhân). Ngoại nhân gây bệnh được Đông y gọi là “ngoại tà”, còn nội nhân gọi là “nội thương”. Ngoại tà là nguyên nhân chủ yếu của sốt ngoại cảm, tức là sốt do cảm cúm thông thường (cúm mùa), Đông y gọi là cảm phong hàn. Tuy vậy, Đông y quan niệm rằng ngoại tà muốn xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh còn phải do nguyên nhân cơ thể suy yếu (chính khí suy). Do vậy, khi điều trị sốt do ngoại cảm, Đông y thường chú trọng nâng cao “ chính khí” của cơ thể song son với việc đẩy lui “ ngoại tà” ( “ích khí dưỡng âm, thanh nhiệt giải độc”).
Thuốc Đông y hạ sốt
![]() |
Các phương pháp trị liệu khác
![]() |
Nhỏ mũi:chỉ mới có nghiên cứu của Trung Quốc dùng dung dịch hỗn hợp giữa Sài hồ, Song hoa, Liên kiều để nhỏ mũi mỗi giờ một lần.
Thụt trực tràng:tăng bài tiết cơ thể qua đường mồ hôi, tiểu tiện và đại tiện cũng góp phần làm hạ sốt. Ở Trung Quốc đã dùng dung dịch Đại hoàng để thụt đại tràng và lưu trong 30 phút. Tuy vậy, cách làm này ít được áp dụng.
Nồi xông(xem TSK số 358).
Ăn uống:cháo Hành, Gừng nóng; canh Hoắc hương, Gừng tươi. Các vị Gừng, Hành, Hoắc hương đều có vị cay, tính ấm, có tác dụng sơ phong tán hàn, làm ra mồ hôi nên góp phần làm hạ sốt.