Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 23/11/2006 00:58 (GMT+7)

Chúa Nguyễn Phúc Ánh với lực lượng thuỷ quân thiện chiến

Tàn quân của Chúa Nguyên tôn Nguyễn Phúc Ánh khi ấy mới 17 tuổi làm Chúa và đánh chiếm lại Gia Định.

Sau đó Nguyễn Huệ còn vào Nam Kỳ ba lần nữa vào các năm 1782, 1783, 1784 và lần nào cũng thắng to; có lần đã đánh tan đội quân Xiêm ở Rạch Gầm – Xoài Mút. Năm 1786 Nguyễn Huệ ra đánh Phú Xuân, chiếm Thăng Long, diệt nhà Trịnh. Nguyễn Nhạc sợ Nguyễn Huệ ở Bắc Hà lâu sinh biến, vội vàng đi không kể ngày đêm ra Thăng Long để cùng Huệ lui quân.

Nguyễn Nhạc đóng ở Quy Nhơn xưng là Trung ương Hoàng đế. Nguyễn Huệ đóng ở Phú Xuân. Ngay năm đó anh em Nhạc – Huệ đánh nhau. Huệ vây thành Quy Nhơn rất gấp, giết nhiều quân của Nhạc. Nhạc phải lên mặt thành khóc xin Huệ lui quân. Huệ lui quân nhưng chiếm đất Quảng Nam của Nhạc và hai anh em giải hoà. Việc giải hoà năm 1787 này làm cho đất nước chia thành 4 trung tâm :

- Ở Thăng Long, vua Lê Chiêu Thống không có lực lượng gì nhưng chưa bị quét sạch, vẫn còn ít nhiều ảnh hưởng.

- Ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương.

- Ở Quy Nhơn, Nguyễn Nhạc làm Trung ương Hoàng đế.

- Ở Gia Định, Nguyễn Phúc Ánh làm Chúa.

Bốn lực lượng này luôn luôn tìm cơ hội thanh toán nhau.

Việc rút quân về Phú Xuân, giảng hoà với Nguyễn Nhạc làm cho Nguyễn Ánh ở Gia Định tuột khỏi bàn tay của Nguyễn Huệ vì Huệ không thể vượt qua phần đất thuộc quyền Nguyễn Nhạc để vào đánh Nguyễn Ánh. Hơn nữa, từ năm 1788, lúc mà Chúa Nguyễn Phúc Ánh đã lấy được hầu hết Nam Kỳ thì ở miền Bắc, Nguyễn Huệ gặp rất nhiều việc hệ trọng: quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu vào chiếm Thăng Long. Nguyễn Huệ lên ngôi vua lấy niên hiệu Quang Trung, lập nên chiến công lừng lẫy, đánh tan 20 vạn quân Thanh, chấm dứt nhà Lê. Lúc này đất nước chỉ còn 3 lực lượng đối địch nhau:

- Vua Quang Trung cai quản từ Quảng Nam ra miền Bắc.

- Trung ương Hoàng đế Nguyễn Nhạc từ Quảng Ngãi vào Nam Trung Bộ.

- Chúa Nguyễn ở Nam Bộ.

Ở miền Nam , chúa Nguyễn củng cố lực lượng, xây dựng một đội thuỷ quân hùng mạnh để cự với nhà Tây Sơn.

Ở Đông Nam Bộ, cây rừng bạt ngàn, nhiều gỗ tốt. Miền Nam nhiều lúa, việc giao thương buôn bán với nước ngoài phát đạt, sẵn tiền mua súng, đạn, thuốc pháo và kim loại.

Việc giao lưu ngoại thương làm cho người miền Nam học được kỹ thuật hàng hải của phương Tây. Chúa Nguyễn thấy tàu thuyền của người Tây to, chở được nhiều, đi nhanh, chịu được sóng gió. Chúa Nguyễn mua một chiếc tàu cũ không còn dùng được nữa, kéo vào xưởng đóng tàu. Ông cho cắt ra thành từng mảnh nhỏ, nghiên cứu từng chi tiết, thay những tấm ván hỏng, những thanh gỗ hỏng rồi ghép lại, bọc đồng và kết quả đã lắp ghép thành công. Khi hạ thuỷ tàu chạy rất tốt.

Nên nhớ rằng mọi công việc chữa lại chiếc tàu này là hoàn toàn do người Việt Nam làm và do Chúa Nguyễn trực tiếp chỉ huy. Chúa thường xuyên có mặt, xem xét tỉ mỉ công việc và góp nhiều ý kiến cụ thể. Việc sửa chữa con tầu cũ thực chất là làm lại gần như mới, nhưng phù hợp với tay nghề người thợ Việt Nam vì khi tháo ra, người thợ không phải dùng bản vẽ mà dùng ngay mẫu vật cụ thể để làm theo đúng kích thước đã có sẵn.

Việc Chúa Nguyễn trực tiếp theo dõi quá trình đóng tàu làm cho sự cung cấp nguyên liệu, nhân công rất thuận lợi. Đóng xong tàu, việc bọc đồng không có gì khó khăn lắm và con tàu hầu như được thay bằng gỗ mới. Giáo sĩ Le Labousse trong một bức thư ghi ngày 24-4-1800 đã hết sức khen ngợi cách làm sáng tạo này và ông phải công nhận rằng “Họ đóng lại đến nỗi nó trở thành đẹp hơn trước”.

Sau khi chữa lại thành công chiếc tàu thứ nhất, xưởng đóng tiếp 3 tàu nữa. Những chiếc tàu này xương và vỏ đều bằng gỗ tốt khai thác ở Đồng Nai, ngoài bọc đồng chắc chắn, nhưng cái nào cũng chỉ đóng trong vòng ba tháng là hạ thuỷ được. Chiếc tàu to nhất được lắp 36 đại bác, chiếc vừa lắp 26 đại bác và mỗi tàu có 300 thuỷ thủ.

Tàu Phượng Phi, Chúa giao cho Vannier (Nguyễn Văn Chấn) quản.

Tàu Bằng Phi giao cho De Forcant quản.

Tàu Long Phi giao Chaigneau (Nguyễn Văn Thắng) quản.

Đóng xong tàu “Con Sáo” thì Chúa tự quản lấy. Các tàu này đều do người Việt Nam mà Giáo sĩ Le Labousse gọi là người Đồng Nai tự làm lấy. Nó có tính năng, tác dụng như những tàu chiến phương Tây lúc đó, có khả năng đi đến các vùng biển xa, các nước láng giềng như các tàu chiến cùng loại của phương Tây. Tàu được chạy bằng buồm, có cái dựng 4 buồm.

Đặc biệt được trang trí rất nhiều đại bác nên có sức mạnh ghê gớm so với thuyền chiến ở Viễn Đông thời đó. Các thuyền chiến này, sử nước ta ghi là thuyền Đại hiệu. Chính sử cũng ghi Chúa Nguyễn thường xuyên đóng thêm thuyền Đại hiệu như “Tháng 2 – Canh thân (1800) đóng thêm 6 thuyền Đại hiệu. Còn về súng, thuốc súng, đạn và nguyên liệu kim loại Chúa Nguyễn thường xuyên mua của Ma Cao”.

Ngoài việc đóng thuyền Đại hiệu, Chúa Nguyễn cũng cho đóng nhiều thuyền nhỏ, nhẹ, đi nhanh chỉ mang một đại bác gọi là “pháo thuyền” và đóng rất nhiều thuyền mành đi biển cổ truyền.

Các chiến thuyền của Chúa Nguyễn luôn luôn được tập dượt ngoài khơi nên thuỷ quân của Chúa Nguyễn rất thiện chiến và trở thành đội thuỷ quân rất mạnh trong vùng, mạnh hơn hẳn thuỷ quân Tây Sơn.

Ngoài việc giao cho một số sĩ quan người Pháp quản một số tàu (làm Thuyền trưởng), có lần như cuối năm 1799, Chúa Nguyễn còn thuê cả người Anh tập thuỷ chiến nên quân Chúa rất tinh nhuệ.

Có một đội thuỷ quân mạnh, thiện chiến, Chúa Nguyễn ứng dụng một chiến thuật mới: hàng năm, vào mùa gió chướng thổi từ đông – nam lên tây – bắc, Chúa Nguyễn thả thuyền bất ngờ thọc sâu vào hậu phương quân Tây Sơn theo suốt dọc bờ biển Nam Trung Bộ, làm cho quân Tây Sơn không thể nào đối phó được.

Chúa Nguyễn cũng dùng thuỷ quân mở một số chiến dịch lớn: Tháng 7 -1790, cho thuỷ quân đổ bộ lên Phan Rí rồi sai binh thuyền đi thám thính Quy Nhơn. Chúa Nguyễn thu thập được tin tức là Nguyễn Nhạc cho đóng rất nhiều thuyền chiến để ở Vũng Nước Mặn, gần Quy Nhơn. Cửa vào Vũng Nước Mặn hơi cạn và quân Tây Sơn bố trí rào cản. Chúa Nguyễn sử dụng 128 ghe thuyền mà không dùng tàu Đại hiệu.

Tháng 6 năm Nhâm tý (1792) Chúa Nguyễn đem thuyền ra cửa Cần Giờ, vượt biển đến thẳng Vũng Nước Mặn. Thuyền gặp gió nồm đi như bay. Lợi dụng trời tối, Chúa Nguyễn lao thuyền vào cửa Thị Nại đánh hoả công, bắt được 5 chiến thuyền, 30 thuyền đi biển, 40 sai thuyền, 1 chiếc tàu ô và đốt trụi toàn bộ chiến thuyền Tây Sơn. Đây là trận đại thắng đầu tiên của thuỷ quân Chúa Nguyễn.

Tất cả vốn liếng thuỷ quân của Trung ương Hoàng đế Nguyễn Nhạc bị mất sạch. Được tin đại bại này, vua Quang Trung đang ở Phú Xuânnổi cơn thịnh nộ, ra ngay dụ cho văn võ quân dân các xứ Quảng Ngãi, Quy Nhơn vào ngày 10-5 năm Quang Trung thứ 5 (1792) khuyên văn võ quân dân hai xứ không sợ sệt gì tàu đồng, bong bóng (khinh khícầu). Vua Quang Trung báo tin nhà vua sẽ chuẩn bị một đội quân bộ, quân thuỷ rất lớn để quét sạch xứ Gia Định, nhưng vài tháng sau vua ốm chết và lời nói của vua đã trở thành ảo mộng!

Trận thắng thứ hai của thuỷ quân Chúa Nguyễn là trận đánh cũng ở Vũng Nước Mặn, nhưng lần nay là địch với quân của Triều đình Phú Xuân.

Tháng 6-1793, quân chúa Nguyễn bao vây Quy Nhơn. Hoàng đế Nguyễn Nhạc bất đắc dĩ phải cầu cứu Phú Xuân. Triều đình Phú Xuân cho quân thuỷ, quân bộ cứu Quy Nhơn. Thấy quân Tây Sơn tiếp viện đông, Chúa Nguyễn phải lui quân. Giải vây xong Quy Nhơn, quân Phú Xuân chiếm luôn Quy Nhơn làm Hoàng đế Nguyễn Nhạc tức hộc máu mà chết!

Lúc này trên đất nước ta chỉ còn hai lực lượng đối địch: Triều đình Tây Sơn ở Phú Xuân do vua Quang Toản làm Hoàng đế nhưng vua thì còn nhỏ, đại thần thì bất hoà giết hại lẫn nhau nên lực lượng nhanh chóng bị tiêu hao cho đến khi lực kiệt.

Chúa Nguyễn vẫn đóng hành dinh ở thành Gia Định.

Tháng giêng năm Tân Dậu (1801), Chúa mang quân ra đánh Quy Nhơn. Hai tướng Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng đem đại quân Tây Sơn vào Quy Nhơn. Bộ binh thì vây Quy Nhơn, thuỷ binh thì tập trung ở Thị Nại (Vũng Nước Mặn). Vũ Văn Dũng đem thuyền chiến giăng kín cửa biển. Phía nam và phía bắc cửa biển đều xây pháo đài. Ngày 16 tháng giêng năm Tân dậu, Chúa Nguyễn mang đội thuỷ quân tinh nhuệ ra đánh Thị Nại. Lợi dụng đêm tối, thuyền Chúa Nguyễn đổ bộ lên bán đảo phía nam và tiến vào vịnh. Chúa sai Lê Văn Trương, Võ Di Nguy, Lê Văn Duyệt mang thuyền chiến xông vào cửa biển, dùng phép hoả công đốt thuyền chiến Tây Sơn. Quân Tây Sơn từ pháo đài và thuyền chiến bắn ra dữ dội. Võ Di Nguy trúng đạn bay đầu, nhưng Lê Văn Duyệt vẫn tiến quân. Cuối cùng toàn bộ hạm đội của Tây Sơn ở Vũng Nước Mặn bị đốt cháy hệt giống như hạm đội của Hoàng đế Nguyễn Nhạc bị hoả thiêu năm 1792. Từ đó, thuỷ quân Chúa Nguyễn tự do đi lại ở bờ biển Trung Trung Bộ như chỗ không người.

Sau hai trận thắng lớn kể trên, Chúa Nguyễn còn sử dụng thuỷ quân đánh vào cửa Eo và cửa Tư Dung ngày 1-5 năm Tân dậu để đưa thuyền vào sông Hương lên đánh chiếm Phú Xuân. Trận này, Chúa Nguyễn bắt 13.700 tù binh, 284 đại bác. Số người chết và số súng chìm không biết bao nhiêu mà kể. Trận cuối cùng diễn ra vào tháng giêng năm Nhâm tuất (1802), Vua Quang Toản vét hết quân ở Bắc Hà vào đánh luỹ Trấn Ninh, quân thuỷ vào đánh Nhật lệ. Thuỷ quân Tây Sơn bị thuỷ quân Lê Văn Trương phá tan. Bộ binh đang tấn công luỹ Trấn Ninh, nghe tin thuỷ quân tan vỡ cũng tan vỡ theo.

Tự đóng lấy thuyền chiến lớn theo kiểu phương Tây, mua súng của thương khách Ma Cao, luyện tập theo phương pháp mới, thuỷ quân của Chúa Nguyễn lớn mạnh và làm nòng cốt cho cuộc chiến tranh chống Tây Sơn kết thúc vào năm 1802. Chỉ tiếc một điều, cách làm sáng tạo này đến thời Tự Đức thì hầu như không thấy thực hiện và nước ta mất vào tay giặc Pháp!

Nguồn :    Dân tộc – Thời đại, số 93, 8/2006

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Huế: Hội nghị về Nội tiết và Đái tháo đường năm 2025
Ngày 29/3, Hội Nội tiết và Đái tháo đường thành phố Huế phối hợp với Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 8 về bệnh nội tiết, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa năm 2025.

Tin mới

Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.
Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Khai mạc Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III
Ngày 26/4, tại Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc và vòng loại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025.
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.