Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 05/05/2006 22:10 (GMT+7)

Chống xói mòn trên đất trồng cà phê

Nhiều tác giả ở Kenya, Ấn Độ, Colombie thử tính toán những thiệt hại trên đất dốc đã tìm thấy những con số rất đáng ngại và đi đến kết luận cần phải áp dụng những biện pháp thích hợp với môi trường trồng trọt.

Sau đây là những biện pháp chính có thể áp dụng khi trồng cà phê: Che phủ đất, cách thức canh tác; đường vòng đồng mức; hố và mô đất; hàng rào chống xói mòn; trồng theo băng xen kẽ; cải tạo địa hình.

CHE PHỦ ĐẤT

Kỹ thuật giữ đất trống, loại hết cỏ (clean weeding) giữa hàng cà phê ngày càng bị loại bỏ, chỉ còn tồn tại ở những nước có lượng mưa ít (Brésil). Tại những vùng có chế độ mưa dồi dào, người ta thường dùng một loại cây che phủ từ khi cây cà phê còn nhỏ. Sau khi chặt cây rừng, trên mặt đất còn lại một lớp thực vật. Khi cây cà phê giao tán, việc bảo vệ đất giữa các hàng đã đầy đủ. Tuy nhiên, cần áp dụng những biện pháp bảo vệ đất khác trên đất dốc để tránh nước chảy mạnh.

Người ta thường trồng phủ đất bằng các loại cây họ Đậu. Tiếp theo sau một số thử nghiệm, nhiều loại cây dùng cách đây 10 - 20 năm đã bị loại bỏ. Từ lâu, các cây này đã đáp ứng được nhu cầu về chất lượng: dễ trồng, mọc mạnh, sức chống chịu cao, tán rộng, lớp phủ dày, nhưng công tác nghiên cứu đòi hỏi những đặc tính khác: rễ sâu, không tranh chấp nước và chất dinh dưỡng với cây cà phê.

Những cây họ Đậu được dùng nhiều nhất trên thế giới là: Indigofera endecaphyllaJacq, Pueraria javanicaBenth, Centrosema pubescensBenth, Desmodium ovalifoliumGrill, Flemingiasp., Stylosanthes gracilis,Tithonia diversifolia, Vigna oligosperma, Mimosa invisav.v...

Ở vùng đồng bằng Bờ biển Ngà (Côte d"Ivoire) nhiều thử nghiệm của Viện Cà phê - ca cao Pháp (I.F.C.C) đối với cây cà phê Canephora cho thấy cây Flemingiaưu việt hơn cả.

Cây Flemingia không tranh chấp với cây cà phê và lá chứa nhiều chất đạm và Ca. Cây thường được cắt giữa hàng cà phê và tủ xung quanh gốc cà phê.

1- Boyer đặc biệt nghiên cứu về ảnh hưởng của cây phủ đất đối với nước trong đất theo mùa. Ông đã đi đến kết luận là cần chọn những loại cây có rễ cọc dài có khả năng hút nước từ lớp đất sâu và trải đều lên lớp đất mặt, nơi hệ thống rễ hoạt động mạnh nhất. Ông cho rằng cây Flemingiađáp ứng các điều kiện này, trong khi các cây khác ( Stylosanthes, Pueraria, Tithonia, v.v..) không nên trồng ở những vùng có lượng mưa không nhiều để tái lập nhanh chóng nguồn dự trữ nước trong đất. Trái lại, các loại cây này cung cấp một lượng lớn phân xanh có thể sử dụng ở những vùng rất ẩm có mùa khô ngắn. Ở Trung Phi, nhiều thử nghiệm cho thấy giá trị của cây Mimosa invisa(trinh nữ không gai) và Pueraria. Hai loại cây này đã được duy trì từ 10 năm qua trong vườn thử nghiệm với ít công chăm sóc, đất lại không bị xói mòn và mọc thêm các loại hòa thảo tự nhiên, nhất là cây Paspalum. Ở Madagascar, cây Vigna oligospermamang lại nhiều kết quả tốt đẹp trong những thử nghiệm đầu tiên.

Kết quả đa dạng kể trên cho phép nhấn mạnh rằng không có loại cây phủ đất nào lý tưởng có khả năng thích ứng với tất cả các loại đất trồng cà phê khác nhau. Việc chọn loài cây thích hợp tùy thuộc vào lời khuyên của các chuyên gia hay những thử nghiệm so sánh một số loại cây phổ biến nhất.

TỦ RƠM

Tủ rơm (mulching) là phủ đất bằng một lớp rơm cỏ dày. Biện pháp này đã được các nước Kenya, Kivu... áp dụng từ lâu trên đất trồng cà phê. Kết quả tốt đẹp thu được làm cho biện pháp này càng được phổ biến, nhất là ở những vùng trồng cà phê Arabica,

Ngoài tác dụng chống xói mòn, lớp phủ khô còn nhiều lợi ích khác. Nó mang đến chất hữu cơ, tạo một lớp màng bảo vệ làm giảm sự mất nước do thoát hơi nước và ngăn cản không cho các loại cỏ dại phát triển.

Ở Đông Phi, tủ rơm đã trở thành một biện pháp thông thường trong những vườn cà phê Arabica; nhiều vườn cà phê bị thoái hóa được phục hồi nhờ tủ rơm.

Ở Tanganyika, R. A. Bull nghiên cứu về ảnh hưởng của tủ rơm đối với sự phát triển của rễ cà phê Arabica trưởng thành đã nhận thấy rơm có tác dụng trên rễ cây cà phê ở tầng lớp đất trên; trọng lượng khô của rễ tơ tăng gấp đôi và trọng lượng khô của rễ nhánh tăng 40%.

Nhiều người trồng cà phê đã xác nhận ảnh hưởng của tủ rơm đối với năng suất.

CÁCH THỨC CANH TÁC

Tại vùng nhiệt đới, nhất là những vùng đất dốc cần áp dụng một số biện pháp canh tác để bảo vệ đất. Tránh cày, cuốc (dù nhẹ) trong mùa mưa ở những vùng đất nhẹ.

Chú ý chăm sóc trên khoảng cách giữa hàng cà phê. Như trên đã trình bày, trong một số điều kiện, trồng cây phân xanh, tủ rơm giúp bảo vệ lớp đất mặt và tránh cỏ dại. Một biện pháp hỗn hợp là tăng cường lớp phủ mặt đất bằng cách gieo hạt một số cây họ Đậu có thân bò trên mặt đất.

Điều thiết yếu là duy trì một lớp phủ thường xuyên mặt đất.

TRỒNG TRÊN ĐƯỜNG ĐỒNG MỨC

Nếu đất nghiêng quá 3 - 5%, cần vạch đường đồng mức và trồng cà phê trên các đường này.

Vạch đường đồng mức không quá khó khăn. Có thể dùng các dụng cụ trắc địa hay thước hình tam giác với dây chì. Có thể dùng thước thợ nề (niveau) có bọt không khí.

HỐ VÀ MÔ ĐẤT, HÀNG RÀO CHỐNG XÓI MÒN

Để hạn chế những tổn thất do xói mòn trên đất dốc, người ta đào đây đó những hố sâu thẳng góc với đường dốc lớn nhất. Hố rộng từ 0,30 đến 0,40m, sâu từ 0,50 đến 0,60m và dài nhiều mét.

Cuối mùa mưa, hố bị đất lấp được đào lên. Sau đó, hố được dùng để ủ phân hay để trống.

Tất nhiên, biện pháp này không loại trừ biện pháp phủ đất.

Hàng rào chống xói mòn được thực hiện trên đường đồng mức, khoảng cách thay đổi tùy độ dốc của địa hình. Cây họ Đậu Leucoena glaucarất thích hợp vì sức chống chịu cao với điều kiện cây trồng sát nhau. Cần cắt ngắn cây để hàng rào được thấp và ngăn chặn cây phát triển theo chiều ngang. Cần chăm sóc để cây không kết trái, tránh lan rộng ra khắp vườn cà phê. Nhiều loại cây họ Đậu khác cũng có thể thích hợp, ví dụ: Cassia sophoraL., Indigofera suffruticosaMill., Tephrosia candidaT., Cajanus cajanv.v...

TRỒNG TRÊN BẢNG XEN KẼ

Có thể hạn chế đất bị mưa làm xói mòn bằng biện pháp trồng băng xen kẽ (strip cropping): tiếp theo sau 3, 4, 5 hàng trồng cà phê là 1 hàng trồng cây che phủ hay cỏ mọc tự nhiên.

Băng được vạch theo đường đồng mức. Chiều rộng băng thay đổi theo độ dốc, cấu trúc đất, lượng mưa v.v...

Sau một số năm, băng được trồng luân phiên.

CẢI TẠO ĐỊA HÌNH

Nếu đất quá dốc, cải tạo địa hình trở nên cần thiết. Giá thành cải tạo điạ hình khá cao nên công việc này dù bằng cơ giới chỉ nên được thực hiện trong những điều kiện rất đặc biệt và trên những diện tích rất giới hạn.  

KS. NGUYỄN HỮU TRANH

Sở khoa học, công nghệ & môi trường Lâm Đồng

(Lược dịch theo Le caféier của R. Coste)  

Nguồn: Thông tin khoa học, công nghệ Lâm Đồng, số 3.1996

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.