Chính phủ Anh xin lỗi nhà khoa học Alan Turing
Ông Brown viết: Việc đối xửvới Turing là “kinh khủng” và “cực kỳ bất công”, đất nước chúng ta đã mắc nợ nhà toán học lỗi lạc này quá nhiều;chúng ta đã đối xử vô nhân đạo (vớiTuring), và tôi tự hào vì mình đã có thể chính thức đưa ra lời xin lỗi Alan Turing.
Thủ tướng Brown ca ngợi những cống hiến kiệt xuất của Alan Turing trong thời kỳ Anh Quốc chiến đấu chống sự xâm lược của phát xít Hitler, và nói Turing là “một nhà toán học vô cùng lỗi lạc”.
Trên tờ Telegraph, ông Brown cũng viết: “Tuy rằng ông Turing bị xử theo luật pháp thời ấy và chúng ta không thể quay ngược kim đồng hồ, song dĩ nhiên sự đối xửvới ông là cực kỳ bất công và tôi rất vui lòng có dịp để nói tôi và chúng ta vô cùng lấy làm tiếc trước những gì đã xảy ra với ông.”
Turing rất nổi tiếng ở nước Anh vì đãsáng chế ra máy Turing bombe , một loại máy cơ-điện tử có khả năng phá được khóa mật mã của máy thông tin soạn-giải mã Enigma do quân đội Đức sử dụng trong thời gian thế chiến II, tạo ra bước ngoặt trong chiến tranh, qua đó góp phần cực kỳ quan trọng giúp nước Anh và Đồng minh đánh bại phát xít Đức.
Thành tựu nói trên của các chuyên gia Anh còn góp phần giúp tình báo Mỹ phá được khóa mã của phát xít Nhật. Chính Turing năm 1942 đã sang Washington giúp các đồng nghiệp Mỹ.
Thủ tướng-nhà văn Churchill hài hước nói thêm: “Các chú gà của tôi (tức các chuyên gia phá khóa mật mã) đẻ ra những quả trứng vàng mà chẳng bao giờ kêu cục tác” (My geese that laid the golden eggs and never cackled).
Quả vậy, chiến công vĩ đại của các tài năng phá khóa mã như Turing phải giữ bí mật trong mấy thập niên. Khi chiến tranh kết thúc, theo lệnh của Churchill, toàn bộ các thiết bị từng được chế tạo tại Trung tâm giải mã (Codebreaking centre) đặt trong công viên Bletchley đều bị tháo dỡ hoặc phá hủy; tất cả những người từng tham gia làm việc ở đây (khoảng 12000 người, có lúc 3/4 là nữ) đều phải tuyên thệ giữ bí mật về công việc của họ. Các chuyên gia thừa biết, thiết bị phá mã do Turing và các đồng nghiệp sáng chế trong chiến tranh chính là thế hệ máy tính đầu tiên của loài người. Mãi cho tới năm 1989 khi chính phủ Anh cho phép giải tỏa các hồ sơ mật về thế chiến II, một số thông tin về các sáng chế phát minh của Trung tâm giải mã Bletchley mới được dư luận biết đến.
Trong tuyên bố đăng trên website No 10, Thủ tướng Brown viết: “Nếu không có cống hiến xuất sắc của Turing, lịch sử thế chiến II có thể đã rất khác.”
Quả thật, nếu chiến tranh kéo dài thêm 2 năm thì rất có thể nước Anh đã không đứng vững được trước sự tấn công ào ạt của không quân và hải quân Đức; mặt khác thời gian đó đủ để nước Đức phát xít làm được bom nguyên tử ... và khi đó ai mà biết được điều gì sẽ xảy ra ?
Năm 1952 do thừa nhận mình có quan hệtình dụcđồng giới mà Turing bị tòa án kết tội “có hành vi bỉ ổi nghiêm trọng” (acts of gross indecency)—vì ngày ấy luyến ái đồng giới bị coi là phạm pháp. Tòa cho phép ông được lựa chọn một trong hai hình phạt:hoặc ngồi tù, hoặc quản thúc tại gia nhưng buộc phải chịu sự “điều trị” bằng hóa chất. Ông đã chọn cách thứ hai.quản thúc tại gia và buộc phải tiêm hormone nữ—một phương pháp điều trị nhằm ức chế khát khao tình dục (libido), thực chất là một hình thức thiến hoạn bằng hóa chất (chemical castration). Hormone nữ đã làm hai vú ông phát triển không bình thường và chưa biết đã gây ra những biến đổi tâm lý nào.
Tai họa nói trênđã khiến Turing không thể tiếp tục phục vụ tổ quốc mình, gây ra phản ứng tâm lý và dẫn đến vụ tự tử của ông năm 1954 khimới 41 tuổi — cái “tuổi vàng” của những người làm khoa học kỹ thuật. Thiên tài được coi là cha đẻ của tin học và khoa học trí tuệ nhân tạo này đã chết trong một thảm kịch hoàn toàn do sự ấu trĩ của loài người gây ra. Mãi đến năm 1967, nước Anh mới không còn coi luyến ái đồng giới là bất hợp pháp.
Năm 1999, tạp chí Time Mỹ đưa Alan Turing vào danh sách 100 người quan trọng nhất của thế kỷ XX.
Bà Kelsey Griffin Giám đốc Viện Bảo tàng Công viên Bletchley đánh giá Alan Turing “đứng ngang hàng với Winston Churchill như một trong những người Anh vĩ đại của chúng ta (stands alongside Winston Churchill as one of our great Britons).
Trước nỗi oan khuất kéo dài của Turing, nhà khoa học máy tínhJohn Graham-Cumming nêu sáng kiếnviết bản thỉnh nguyện đề nghị Chính phủ Anh khôi phục thanh danh cho Alan Turing sau hơn nửa thế kỷ bị đối xử bất công.Graham-Cumming nói “Turing xứng đáng là người anh hùng của Thế chiến II và là một nhà toán học lớn, cha đẻ của khoa học máy tính”. Ông còn đề nghị Nữ Hoàng Anh truy phong tước hiệu cho Alan Turing.
Cho tới nay đã có 30805 người ký vào bản thỉnh nguyện nói trên. Trong số đó có nhà văn Ian McEwan, nhà khoa học Richard Dawkins và nhân vật đấu tranh bảo vệ quyền của người luyến ái đồng giới Peter Tatchell.
Việc Thủ tướng Gordon Brown đứng ra xin lỗi công dân Alan Turing rất đáng được ca ngợi. Chính phủ Anh xưa nay rất hiếm có hành động xin lỗi như vậy. Trước đây Thủ tướng Tony Blair chỉ nói “rất lấy làm tiếc” về nạn buôn bán nô lệ da đen châu Phi từng được chính quyền Anh ngày xưa ủng hộ, nhưng ông Blair chưa dám nói câu “xin lỗi”./.