Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 19/10/2009 18:57 (GMT+7)

Chính Alfred Nobel cũng là nhà phát minh có tài

Alfred Nobel sinh ngày 21, tháng Mười, năm 1833 tại Stockholm, Thụy Điển. Ông là người con thứ ba trong gia đình có truyền thống về kỹ thuật và hóa học. 

Cha ông, Immanuel Nobel, người đã phát minh ra công nghệ ép gỗ hiện đại và có những cải tiến thủy lôi, giúp cho Nga có những lợi thế trên biển trong cuộc Chiến tranh Crimean. Anh trai ông, Lugvic Nobel, trùm dầu mỏ ở Baku, chế tạo thành công thùng chứa và đường ống dẫn dầu. 

Gia đình ông còn sở hữu một nhà máy lớn sản xuất khí tài cho quân đội Nga tại Helenborg, Stockholm. Tuy vậy, sau thất bại của Đế quốc Nga trong cuộc chiến tranh Crimean, Sa hoàng Aleksandr II đã quyết định cắt giảm ngân sách dành cho quân đội và điều này đã làm cho nhà máy của cha Nobel điêu đứng.

Một thời gian sau đó, Immanuel Nobel bắt đầu nghiên cứu chế tạo nitroglycerin, một loại chất hóa học mới có sức công phá lớn. Ông thường nghiên cứu cùng với các con trai mình tại nhà máy. Mặc dù vậy, nitroglycerin là hợp chất hóa học ở dạng lỏng, nhạy nổ và rất nguy hiểm. Chính điều này đã dẫn đến cái chết của em trai Nobel, Emil Oskar Nobel, trong một vụ nổ tại nhà máy khi Emil đang cố gắng điều chế nitroglycerin. 

Điều này đã thôi thúc Alfred Nobel tìm ra cách chế tạo hợp chất hóa học này một cách an toàn hơn. Và sau những cố gắng không biết mệt mỏi cùng những hiểm nguy trong quá trình thí nghiệm, cuối cùng Alfred Nobel đã tìm ra phương pháp chế tạo an toàn nitroglycerin. 

Dù vậy, nitroglycerin nguyên chất vẫn rất nguy hiểm. Một lần nữa, bài toán này lại thôi thúc Nobel tìm ra cách chế tạo một loại thuốc nổ mới từ nitroglycerin ở dạng an toàn hơn nữa. Cuối cùng, vào năm 1866, ông đã chế tạo thành công Dynamite, một loại thuốc nổ nitroglycerin an toàn. Sau khi công bố phát minh vĩ đại này, Nobel nhận được bằng sáng chế tại Anh vào 7/5/1867 và tại Thụy Điển vào 19/10/1867. Bằng công nhận sáng chế nitroglycerin của Nobel, năm 1864. 

Phòng thí nghiệm hóa học
Phòng thí nghiệm hóa học

Dynamite được bán ra thị trường đầu tiên là hỗn hợp dẻo của nitroglycerin và nitrocellulose. Loại thuốc nổ này được bán ở dạng gậy dài 20cm, đường kính 2.5cm hoặc một số kích cỡ khác, được kích nổ bằng ngòi dẫn. Đến năm 1868, Alfred Nobel đã thay nitrocellulose bằng đất tảo cát (tên khác: bọt biển) làm chất bán dẫn. Cải tiến này đã làm cho Dynamite trở nên ổn định hơn và được sử dụng một cách rộng rãi trong xây dựng và khai thác hầm mỏ. Sau này, ông còn phát minh ra một số loại thuốc súng nitroglycerin, nổi bật trong số đó là ballistite, một loại thuốc súng không khói.


Những phát minh này cộng với việc khai thác các giếng dầu ở Baku của anh em ông đã đem lại cho ông những khoản lợi nhuận kếch xù.


Năm 1888, một tờ báo của Pháp đã nhầm lẫn Nobel với cái chết của anh trai ông, Lugvic Nobel. Bản cáo phó “Nhà buôn cái chết đã chết” viết rằng: “Tiến sĩ Alfred Nobel, người đã trở nên giàu có sau khi phát minh ra cách thức giết chết con người nhanh hơn bao giờ hết đã qua đời ngày hôm qua”. Đây được cho là cho là lý do chính cho sự phiền muộn của Nobel trong những năm cuối đời và khiến ông quyết định hiến tặng 94% tài sản của mình (khoảng 4,22 triệu USD khi đó) để sáng lập ra “Giải thưởng Nobel” nhằm tôn vinh những sáng tạo cống hiến cho loài người.


Alfred Nobel qua đời ngày 10, tháng 12, 1896 tại Sanremo, Ý, do một cơn đột quỵ. Nhiều năm sau cái chết của ông, người ta vẫn còn tranh cãi về công dụng của thuốc nổ dynamite cũng như sức tàn phá của nó trong chiến tranh. Nhưng một điều không thể phủ nhận rằng thuốc nổ dynamite của Nobel đã giải phóng sức lao động cho con người, tạo ra các bước tiến vượt bậc trong xây dựng đường xá cũng như việc khai thác hầm mỏ.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.