Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 12/04/2010 16:54 (GMT+7)

Chăn nuôi trong nông hộ - kỹ thuật nuôi ngan con

Cũng như các loại gia cầm khác, giai đoạn ngan con là giai đoạn quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại, bởi tỷ lệ hao hụt cao, đàn ngan sẽ phát triển kém nếu việc chăm sóc nuôi dưỡng không tốt.

Ngan con rất mẫn cảm với sự mất nước do thận chưa hoàn chỉnh, bởi vậy cần cho ngan uống nước đầy đủ ngay khi mới nở, đặc biệt là cho uống chất lợi tiểu ngay từ khi mới nở đến 18 ngày sau. Sau đây là một số kỹ thuật cụ thể:

1.. Chọn ngan con

Nguyên tắc chọn ngan là chọn những con khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, lông bông, mắt sáng… loại bỏ những con bị dị tật ở chân, hở rốn, khô chân… bết lông.

2. Chuồng nuôi

Khi ngan mới nở, ngan còn bé và yếu ớt vì vậy cần có khoảng thời gian úm ngan để việc nuôi được tập trung dễ chăm sóc.

Những vật tư cần thiết để úm ngan:

- Cót quây:Điều chỉnh độ rộng của cót quây phù hợp với mật độ ngan nuôi.

- Chất độn chuồng:Có thể sử dụng trấu, phoi bào, rơm, cỏ khô để độn chuồng. Chất độn chuồng đảm bảo khô, không được ẩm mốc.

- Bóng điện:Sử dụng bóng đèn nhiệt để sưởi ấm cho ngan, bóng điện sử dụng tối thiểu cũng là 75W hoặc 100W.

Mùa hè: 1 bóng/ quây

Mùa đông: 2 bóng/ quây

Thời gian thắp sáng 24/24 đối với những ngày đầu đặc biệt là vào mùa đông. Trong những ngày sau đó, khi ngan đã cứng cáp, có thể giảm thời gian sử dụng bóng điện. Những ngày khô ráo, ấm áp có thể không cần thắp điện hoặc có thể cho ngan ra ngoài nắng để tận dụng nhiệt năng mặt trời, nhưng cũng cần chú ý phải che chắn một phần cót quây không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào ngan.

- Máng ăn:

Cần có đủ chỗ ăn cho mỗi ngan trong một lần ăn

Khay ăn có thể bằng tôn cao 2cm rộng 40cm, dài 60cm đảm bảo cho 25 – 30 con/ khay

- Máng uống:

Đảm bảo cung cấp nước sạch cho ngan, hàng ngày cần cung cấp đầy đủ đảm bảo 0,3 – 0,4 lít/ con/ ngày.

Sử dụng máng uống phù hợp với giai đoạn ngan con.

3. Các điều kiện nuôi dưỡng

a. Nhiệt độ

Nhiệt độ sưởi trong quây đảm bảo:

Tuần 1: 32 – 35 0C

Tuần 2: 30 - 32 0C

Tuần 3: 28 - 30 0C

Tuần 4: 26 - 28 0C

Cần thường xuyên quan sát nhiệt độ trong quây xem có phù hợp hay không. Sự phân bố đàn ngan trong quây thể hiện nhiệt độ phù hợp của nhiệt độ:

- Nếu nhiệt độ phù hợp: Ngan nằm rải đều trong quây, tư thế thoải mái.

- Nếu thiếu nhiệt: Ngan tập trung chen chúc lên nhau và tập trung ở khu vực có bóng đèn.

- Nếu nhiệt độ quá cao: Ngan nằm rải rác trong quây, dang cánh rộng hơn bình thường, nếu nóng quá chúng có biểu hiện há mồm thở.

Có thể điều chỉnh nhiệt độ trong quây bằng cách tăng giảm nhiệt độ của bóng đèn điện và khoảng cách từ bóng đèn điện đến nền chuồng.

b. Mật độ

Nuôi thâm canh: 500 - 600 con/ đàn

Nuôi bán chăn thả: 50 - 100 con

Giai đoạn 1 - 28 ngày tuổi: 25 con/ m2.

Giai đoạn 29 - 84 ngày tuổi: 7 - 10 con/m2.

c. Thức ăn

Có thể sử dụng các loại thức ăn viên công nghiệp hoặc sử dụng các loại thức ăn có sẵn ở địa phương.

- Nuôi thâm canh: Nên sử dụng thức ăn hỗn hợp công nghiệp hoàn chỉnh và thóc tẻ bỏ trấu.

- Nuôi bán chăn thả: có thể sử dụng các loại thức ăn như nuôi thâm canh, tuy nhiên có thể sử dụng các loại nguyên liệu có sẵn của địa phương như đỗ tương, khô đỗ tương, giun, ốc, thóc tẻ bỏ trấu giai đoạn nhỏ và thóc tẻ ở giai đoạn lớn.

Tỷ lệ phối trộn thức ăn phối trộn có thể tham khảo như sau:

Thóc tẻ                                                55,5%

Đỗ tương rang hay khô đỗ tương       20%

Cám tẻ                                                 15%

Bột cá nhạt                                          7%

Premix khoáng                                   2%

Premix vitamin                                    0,4%

Giun… (bổ sung tự do)

Trong điều kiện nuôi thả, cho ngan ăn tự do vẫn sẽ đạt trọng lượng cơ thể để nuôi giống.

Bảng tiêu chuẩn ăn cho ngan từ 1 - 84 ngày tuổi

Thời kỳ (tuần tuổi)

NLTĐ (Kcal/kg TĂ)

Protein thô

Metionin

Lizin

0 - 3

2800 - 3000

17,7 - 19

0,38 - 0,41

0,90 - 0,96

3 - 6

2800 - 3000

14,9 - 16

0,32 - 0,34

0,73 - 0,78

6 - 12

2800 - 3000

12,3 - 13

0,22 - 0,23

0,51 - 0,55

d. Cách cho ăn

- Từ 1 - 28 ngày: Cho ngan ăn tự do, đảm bảo 5 - 6 bữa/ ngày. Cần chú ý bữa ăn tối trước khi đi ngủ lúc 10 giờ đêm. Từ 29 - 84 ngày cho ngan ăn theo định lượng.

- Bắt đầu từ ngày thứ 3 tập cho ngan ăn các loại rau xanh: cải bắp, xà lách… các thức ăn này được rửa sạch, thái nhỏ, rắc đều vào máng. Chỉ 2 ngày sau ngan rất thích ăn các loại rau xanh, lúc này có thể cho ăn đa dạng hơn như bèo, lá su hào, rau muống…

Định lượng cho ngan con từ 29 - 84 ngày tuổi

Ngày tuổi

Ngan mái (g/ ngày)

Ngan trống (g/ ngày)

29 - 41

60 - 70

80 - 100

42 - 48

70 - 80

120

49 - 55

80 - 100

140

56 - 62

120

140

63 - 69

130

150

70 - 76

145

150

77 - 83

145

150

e. Một số điều cần lưu ý

- Vịt, ngan, ngỗng nói chung đều rất mẫn cảm với thức ăn bị ôi mốc, vì vậy cần thường xuyên kiểm tra thức ăn dự trữ, tránh sử dụng thức ăn bị mốc, hỏng.

- Khi ngan được 1 tuần tuổi có thể cho ngan tiếp xúc với nước để làm quen với môi trường nước.

- Từ tuần tuổi thứ 5 trở đi, ngan bắt đầu mọc lông vai, lông cánh dễ dẫn đến hiện tượng cắn mổ lẫn nhau (do thiếu dinh dưỡng, rau xanh, nuôi chật, độ ẩm quá cao…) nên cần chú ý giai đoạn này để có phương án chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý. Có thể cắt 0,5 cm mỏ trên lúc ngan còn nhỏ (ngay từ 1 tuần tuổi) để hạn chế hiện tượng cắn, mổ lẫn nhau.

- Chú ý cho ngan vận động để tránh bị liệt chân (đối với ngan nuôi công nghiệp).

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.