Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 25/05/2011 21:00 (GMT+7)

Chân dung “chúa đảo”

Một kỳ tích

Từ cầu cảng Vân Đồn (Vân Đồn – Quảng Ninh), xuồng chúng tôi phải mất 2 tiếng đồng hồ mới tới được đảo Bánh Sữa (một đảo nhỏ thuộc xã Bàn Sen). Nhìn từ xa, đảo Bánh Sữa hiện ra đẹp như một bức tranh thủy mặc giữa sóng biển xanh biếc vỗ về, trên đảo là những ngôi nhà được xây theo kiểu biệt thự nằm ẩn mình trong những rặng cây xanh. Đây vừa là dinh cơ, vừa là khu nuôi trồng thủy sản của Công ty TNHH Đỗ Tờ...

Trước mắt tôi là một người đàn ông trung niên, nước da đỏ au với ánh mắt cương nghị, mái tóc muối tiêu khẽ bay loăn xoăn trước gió. Khác với hình dung của tôi, ông rất thân mật, chan hòa và bảo chẳng thích ai gọi mình là “chúa đảo”, là “vua” này “vua” nọ.

Trước khi nhập ngũ, ông học hết trung học phổ thông. Dù rèn luyện trong môi trường vô cùng vất vả, song ông vẫn cố gắng học xong phần đại cương Khoa Quản trị kinh doanh, lấy được chứng chỉ tiếng Trung, tiếng Anh. Vì thế, ông được đơn vị giữ lại để đào tạo sĩ quan chuyên nghiệp. Chặng đường công danh rộng mở đang ở ngay trước mắt, ấy thế mà ông lại có một quyết định ngược đời: xuất ngũ về quê.

Xã Liên Vị (Yên Hưng - Quảng Ninh), quê ông Tờ, chỉ thấy những cánh đồng chiêm trũng với những con đường đất gồ ghề, đầy ổ gà, ổ voi. Ông về quê (năm 1984) và được lãnh đạo địa phương giao làm kế toán ngân sách xã và kế toán hợp tác xã. Đến năm 1987, ông là Phó chủ nhiệm hợp tác xã mua bán. Từ năm 1990, cơ chế có nhiều thay đổi, Liên Vị có gần 2.000ha đầm nuôi trồng thủy sản nhưng nguồn nguyên liệu thì phân tán, ông Tờ quyết định đóng một chiếc tàu nhỏ để thu mua toàn bộ tôm, cá của bà con rồi bán lại cho các nhà máy chế biến thủy sản ở Quảng Ninh và Hải Phòng.

Cuối năm 1995, xã Liên Vị mua lại đầm nuôi trồng thủy sản của Xí nghiệp cá Tiền Phòng rồi cho đấu thầu với mức giá 300 triệu đồng/năm, nộp trước 10%. Ông Tờ mạnh dạn nộp đơn. Khi xã tổ chức mở thầu, không có ai tham gia, thế là ông trúng thầu. “Sau khi đầu tư gia cố bờ bao, cải tạo đầm nuôi, chuẩn bị cơ sở hạ tầng kỹ càng, tôi vào miền Trung học cách nuôi tôm sú và quyết định nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến. Thật bất ngờ, ngay vụ nuôi đầu tiên, tôi đã thành công. Chỉ với 24 vạn con tôm giống, chi phí hết 30 triệu đồng, cuối vụ tôi thu về trên 6 tấn tôm, lãi tới 800 triệu đồng”, ông Tờ kể.

Cầm những đồng tiền lãi trong tay từ việc nuôi thành công con tôm sú, ông Tờ vui mừng báo cáo với lãnh đạo địa phương, rồi mời tất cả lãnh đạo các xã có đầm và bà con nuôi trồng thủy sản quanh vùng đến tham quan, chia sẻ về mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến. Cuối năm 1996, toàn bộ các vùng đầm lầy trong khu vực và vùng phụ cận đều được đưa ra đấu thầu, cả vùng đều nuôi tôm theo kiểu... Đỗ Hữu Tờ. Liên tục từ năm 1997 – 2004, gia đình ông Tờ thu lãi hàng tỷ đồng/năm. Ngoài ra, ông còn cho anh em, bạn bè vay gần 5 tỷ đồng không lấy lãi để họ có tiền thầu đầm, từ đó thoát nghèo, trở thành triệu phú, tỷ phú, góp phần làm thay đổi vùng quê Liên Vị.

Tỷ phú tu hài

Sau nhiều năm gặt hái thành công với con tôm sú, từ năm 2004 đến nay là một giai đoạn mới trong cuộc đời ông Tờ. Trước đó, ông đã nhận thấy phong trào nuôi tôm chẳng sớm thì muộn cũng sẽ bão hòa, chưa kể việc cả làng, cả xã nuôi tôm sẽ khiến hệ sinh thái mất cân bằng, ô nhiễm môi trường. Qua báo đài, ông nhận thấy vùng biển Vân Đồn có tiềm năng thủy, hải sản vô cùng lớn nhưng chưa được đầu tư nuôi trồng và khai thác hiệu quả, nhất là một số loài nhuyễn thể quý hiếm như tu hài, ốc nhảy, hàu, điệp...

Ông Tờ nhận ra rằng, mình phải học, cũng giống như thời nuôi tôm, phải nắm bắt kỹ thuật nuôi một cách cặn kẽ mới thành công được. Thế là sau khi khảo sát, tìm hiểu kỹ lưỡng, nắm được kỹ thuật nuôi và nhân giống nhuyễn thể, ông Tờ rời quê hương ra vùng biển Vân Đồn, thành lập Công ty TNHH Đỗ Tờ và bước vào một thử thách mới.

Chỉ tay vào những chiếc lồng bằng nhựa, cao khoảng 40 – 50cm, bên trong lót một lớp cát, ông Tờ bảo, mỗi chiếc lồng có thể nuôi được 40 – 50 con tu hài. Đây là loài nhuyễn thể nuôi khá đơn giản, thức ăn của chúng là mùn bã hữu cơ, có thể nuôi trong lồng hoặc trên bãi, nhưng nuôi ở đâu cũng phải đảm bảo kỹ thuật nuôi, quản lý tốt môi trường nước và chăm sóc cẩn thận. Ông cho biết: “Cát để trong lồng không phải là cát bình thường mà là vỏ trai, vỏ ốc, san hô đã được rửa sạch rồi bào vụn. Tu hài là giống nhuyễn thể rất sạch sẽ, chỉ cần nhiễm bẩn một chút là chúng chết ngay”.

Hiện trung bình mỗi ngày ông Tờ thu hoạch khoảng 5 - 7 tạ tu hài, bán ra thị trường với giá bình quân 170.000 đồng/kg. Nhưng ít ai biết, để có vài tạ tu hài bán mỗi ngày, 5 năm trước ông Tờ từng thất bại thảm hại. Hồi đó, do trong nước chưa có nơi cung cấp giống tu hài nên ông đã nhập lô tu hài của Trung Quốc trị giá 300 triệu đồng, tuy nhiên, vì không hợp với môi trường nuôi ở biển Vân Đồn nên chỉ sau 3 tháng, tu hài chết hết. Sau đó, nghe tin Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nhân giống thành công tu hài, ông tìm đến tận nơi mua giống bố mẹ và học hỏi kỹ thuật nuôi. Lần này, ông đã thành công. Không những thế, ông còn tìm ra cách nuôi mới là lồng đặt sát bãi, thả giống đúng mật độ với lớp cát phù hợp, do đó tỷ lệ sống của tu hài đạt tới 95%; sau 18 tháng nuôi, trọng lượng trung bình đạt 90 – 100g/con, mở ra một nghề mới cho cả vùng đảo.

Không dừng lại ở đó, ông Tờ trăn trở tìm cách tự nhân giống tu hài để chủ động nguồn giống và mở rộng quy mô sản xuất. Năm 2006, trại sản xuất giống đầu tiên ra đời trên đảo Bánh Sữa. Sang năm 2007, Công ty TNHH Đỗ Tờ chính thức tham gia sản xuất giống tu hài với quy mô lớn, mỗi năm sản xuất khoảng 5 triệu con giống, không chỉ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp mà còn cung cấp con giống đảm bảo chất lượng cho bà con.

Điều đáng khâm phục ở người đàn ông này là khi thành công, ông không giấu nghề, ngược lại, ông còn cùng lãnh đạo huyện và Phòng Kinh tế huyện Vân Đồn tổ chức hội nghị đầu bờ để phổ biến kỹ thuật nuôi cho bà con. Ông còn tự đứng ra thành lập Câu lạc bộ khuyến nông Đỗ Tờ, với mong muốn chuyển giao kỹ thuật nuôi và nhân giống cho bà con. Vì thế mà từ năm 2007 đến nay, toàn bộ 6 xã đảo của Vân Đồn có khoảng 600 hộ cùng tham gia nuôi tu hài, thu nhập bình quân 20 – 100 triệu đồng/hộ/năm. Riêng Công ty Đỗ Tờ, hàng năm sản xuất từ 5 – 10 triệu con giống chất lượng cao, nuôi 4ha tu hài thương phẩm với trên 50.000 lồng. Năm 2010, Công ty thu hoạch 150 tấn tu hài, tạo việc làm thường xuyên cho 50 lao động với mức lương 3 triệu đồng/người/tháng và hàng trăm nhân công thời vụ.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.