Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 09/04/2011 22:17 (GMT+7)

Cha Rồng mẹ Tiên đã gặp gỡ và chia tay ở đâu?

Nơi gặp gỡ của mối tình Rồng Tiên

Về nơi gặp gỡ, một số sách chép Lạc Long Quân gặp Âu Cơ ở hồ Động Đình (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc) sau đó đưa nhau về sống ở núi Nghĩa Lĩnh (nay thuộc huyện Phong Châu, Phú Thọ). “Ngọc phả xã An Đồng” (huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) viết: “Lạc Long Quân kết duyên với tiên nữ ở hồ Động Đình. Định cư ở Nghĩa Lĩnh, trên đỉnh núi có mây lành năm sắc rực rỡ. Âu Cơ mang thai sinh ra cái bọc trăm trứng, sau nở ra một trăm người con trai đều là anh hùng cái thế, đức độ hơn người”.

“Thần tích xã Vi Cương” (Phú Thọ) thì cho biết: “Hiền Vương (tức Lạc Long Quân) lấy con gái thứ của Âu Lạc vương Đế Lai tên là Âu Cơ, trở về ở núi Nghĩa Lĩnh, sinh một bọc trăm trứng, nở ra điềm tốt trăm người con trai, lập nước Văn Lang, làm thủy tổ của Bách Việt, tạo dựng cơ đồ sơ khai cho nhà Hùng”.

Theo chú giải trong sách “Tân đính Lĩnh Nam chích quái” thì Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp gỡ kết duyên ở vùng đất sau này đặt tên là Ái Châu (tức Thanh Hóa ngày nay) rồi đưa nhau về sống ở Long Đại Nham (tức núi Hàm Rồng), khi Lạc Long Quân lên ngôi mới đưa vợ về ở tại núi Nghĩa Lĩnh. Sách “Lĩnh Nam chích quái liệt truyện” thì viết là Long Quân rước Âu Cơ về ở núi Long Trang, có lẽ đây là tên gọi khác của núi Hàm Rồng.

Theo một truyền thuyết khác lưu truyền trong dân gian từ lâu ở Phú Thọ thì Lạc Long Quân một lần đi thuyền dọc theo sông Đà. Khi vua đi đến vùng động Lăng Xương (nay là xã Trung Nghĩa, huyện Tam Thanh, Phú Thọ) thì gặp một cô gái xinh đẹp tên là Âu Cơ đang hái dâu ven sông. Vua thấy nàng vô cùng diễm lệ, thông minh khác người thì rất yêu mến và liền lấy làm vợ rồi đưa về núi Nghĩa (tức núi Nghĩa Lĩnh hay còn gọi là núi Hùng, núi Nghĩa Cương, thuộc xã Hy Cương, huyện Phong Châu).

Bản “Ngọc phả đền Hùng” (tức “Ngọc phả cổ truyền về 18 chi đời Thánh vương triều Hùng”) cũng có chép về địa điểm cuộc gặp gỡ giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ như sau: “Bấy giờ con gái của Đế Lai tên là Âu Cơ về sống ở quê mẹ tại động Lăng Xương, huyện Thanh Nguyên, châu Đà Bắc; nay đổi là sách Lăng Xương, huyện Bất Bạt. Một hôm Âu Cơ ra chơi ở bãi cát Trường Sa xem vua tuần thú sông Đà. Vua thấy Âu Cơ phong tư đẹp đẽ, yêu thích lấy làm vợ, lập làm Hoàng phi”.

Chia ly xuống biển lên rừng

Sách “Lĩnh Nam chích quái” viết về cuộc chia ly như sau: “Long Quân ở lâu dưới Thủy Quốc vợ con thường muốn về đất Bắc. Về tới biên giới, Hoàng Đế nghe nói rất sợ hãi cho binh ra giữ cửa ải, mẹ con Âu Cơ không thể về được bèn quay về nước Nam mà gọi Long Quân rằng:
- Bố ở nơi nào mà để mẹ con thiếp cô độc, ngày đêm buồn khổ thế này!
Long Quân bỗng trở về, gặp nhau ở đất Tương. Âu Cơ nói:
-  Thiếp vốn là người nước Bắc, ở với vua, sinh hạ được trăm con trai, vua bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi con, làm người vô phu vô phụ, chỉ biết thương mình.
Long Quân nói:
- Ta là nòi rồng, đứng đầu thủy tộc, nàng là giống tiên, sống ở trên đất, tuy khí âm dương hợp lại mà sinh ra con, nhưng thủy hỏa tương khắc, giòng giống bất đồng, khó ở lâu với nhau được, nay phải chia lá. Ta đem năm mươi con về Thủy phủ chia trị các xứ, năm mươi con theo nàng về ở trên đất, chia nước mà trị. Lên núi, xuống bể, hữu sự báo cho nhau biết, đừng quên.

Trăm con vâng theo, sau đó từ biệt mà đi. Âu Cơ và năm mươi con lên ở đất Phong Châu suy phục lẫn nhau, cùng tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang…”.

Như vậy Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay nhau ở đất Tương. Một số sử liệu, thần tích dân gian cũng cho biết như vậy nhưng chép là Đồng Tương hoặc Tương Dã. Vậy địa danh này ở đâu? Có sách chú thích rằng Đồng Tương hay Tương Dã chính là huyện Tương nằm ở bờ bắc hồ Động Đình (tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc) nơi sông Tương có nhánh chảy vào sông Trường Giang. Tuy nhiên điều này không đúng vì mẹ con Âu Cơ chưa về phương Bắc, như trong đoạn chép trên của sách “Lĩnh Nam chích quái”: “…Về tới biên giới, Hoàng Đế nghe nói rất sợ hãi cho binh ra giữ cửa ải, mẹ con Âu Cơ không thể về được bèn quay về nước Nam…”.

Có ý kiến thì cho rằng Lạc Long Quân và Âu Cơ đôi bên gặp nhau ở Tương Dã thực ra là đọc chệch của từ Tương Dạ, nghĩa là tận đáy lòng mình, một nơi một thời điểm không thuộc về thời gian không gian của khả năng con người. Tức là không xác định được chính xác nơi hai người chia tay.

Bên cạnh đó có cách giải thích hợp lý hơn khi cho rằng ở đất Tương không phải nằm ở phía bắc hồ Động Đình mà có thể là cánh đồng Tiêu Tương, gần khu vực sông Tiêu Tương (nay sông này không còn) chảy vào sông Đuống, thuộc địa phận xứ Kinh Bắc xưa (Bắc Ninh ngày nay, nơi còn huyền tích về thời Hùng Vương như lăng mộ Kinh Dương Vương, đền thờ Lạc Long Quân và Âu Cơ...). Do vậy mà có thi nhân đã viết rằng:

Bố về gặp Mẹ bến sông Tương
Giọt lệ sầu đong nghĩa vợ chồng
Ngàn năm tự thuở chia ly ấy
Huyền sử Rồng Tiên giống Lạc Hồng.

Bộ sử đồ sộ, nổi tiếng và được nhiều người biết đến nhất là “Đại Việt sử ký toàn thư”, khi viết về thời Hồng Bàng trong mục Lạc Long Quân có chép như sau: “… Vua lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ, sinh ra trăm con trai là tổ của Bách Việt…” (“Ngoại kỷ, quyển I, kỷ Hồng Bàng thị”). Sử thần nhà Trần là Lê Văn Hưu cũng có lời bàn rằng: “Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai mà sinh trăm con trai. Chẳng phải cơ đồ nước Việt ta là gây nên như thế”.

Trong “Việt giám thông khảo tổng luận” (năm 1514) của Lễ bộ thượng thư triều Hậu Lê là Lê Tung viết: “Lạc Long Quân nối đời Hồng Bàng, lấy con gái họ Âu Lạc mà có điềm lành sinh trăm con trai, tổ người Bách Việt thực bắt đầu từ đấy, hưởng nước trải nhiều năm rất là lâu dài, đã phú thọ lại nhiều con trai, từ xưa đến nay chưa từng có vậy”.

Có thể thấy huyền thoại Lạc Long Quân - Âu Cơ lung linh màu sắc mà thấm đượm ý nghĩa từ bao đời nay đã in đậm trong tâm thức dân tộc Việt. Đó là một trong những phản ánh về thời đại Hùng Vương, thời đại mở đầu lịch sử dân tộc, thời kỳ đỉnh cao của một nền văn minh cổ xưa của cha ông mà các thế hệ  con cháu chúng ta phải đời đời biết ơn, ghi khắc.

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Huế: Hội nghị về Nội tiết và Đái tháo đường năm 2025
Ngày 29/3, Hội Nội tiết và Đái tháo đường thành phố Huế phối hợp với Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 8 về bệnh nội tiết, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa năm 2025.

Tin mới

Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.
Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Khai mạc Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III
Ngày 26/4, tại Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc và vòng loại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025.
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.