Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 20/06/2012 22:28 (GMT+7)

Cây râu mèo

Râu mèo còn có tên É mùi, Bông bạc, thuộc loài thân thảo, mọc thành bụi, cao khoảng 0,4 – 0,8m, có thể sống lâu năm. Thân vuông, khi òn non màu tía, phần thân già ngả dần sang màu xám nhạt. Lá mọc đối chéo chữ thập, cuống ngắn, phiến lá hình trứng, thuôn nhọn ở đầu, dài 2 – 5cm, rộng 1,5 – 2,5cm, mép lá có răng cưa to, mặt trên xanh bóng, mặt dưới màu nhạt hơn. Hoa mọc thành chùm xim, cánh hoa lúc đầu màu trắng sau đó ngả tím nhạt, chỉ nhị dài gấp 2 đến 3 lần cánh hoa, thò ra ngoài và tua ra giống như ria con mèo nên được đạt tên Râu mèo là vì vậy.

Râu mèo là một cây nhiệt đới, được trồng và mọc hoang ở Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam,… Trước đây, ở khu vực Thủ Đức, dọc xa lộ Hà Nội có trồng rất nhiều cây này, nhưng gần đây, khi đi qua khu vực này, tôi không còn thấy những biển rao bán dược liệu này nữa.

Kinh nghiệm dân gian dùng Râu mèo để làm thuốc lợi tiểu trong điều trị các bệnh viêm thận, sỏi thận, phù thũng. Liều dùng từ 5 – 12g lá dưới dạng thuốc sắc, hãm như trà. Tại Ấn Độ, cây Râu mèo được coi là thuốc điều trị đặc hiệu các bênh thận, bàng quang.

Được cô giáo hướng dẫn, đầu tiên tôi tham khảo, tìm tòi các tài liệu viết về cây này. Vẫn biết, đây là dược liệu được dân gian ta dùng từ rất lâu đời, nhưng tôi thật bất ngờ khi biết cây Râu mèo đã được Perinelle nghiên cứu về dược lực từ rất sớm (năm 1887). Năm 1927, cây Râu mèo được Gruber nghiên cứu về mặt hóa học với kết quả rất khiêm tốn: trong cao chiết từ lá của cây này có 1 glycosid là orthosiphonin và rất nhiều muối kali. Từ đó đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về dược liệu này trên cả hai lĩnh vực, hóa thực vật và dược lực. Trong lá Râu mèo chứa saponin, flavonoid, tanin, axit hữu cơ, tinh dầu, dầu béo và đặc biệt có một lượng kali khá cao (600 – 700mg/100g lá tươi). Năm 1992, J. Englet và Harnis đã có công trình cho thấy: trong nước tiểu thu thử nghiệm cho uống cao Râu mèo, hàm lượng các ion natri, chlor, axit uric, urê tăng cao, trong khi lượng ion kali tăng không đáng kể, có thể đó chính là lượng ion kali từ dược liệu đưa vào và sau đó bị đào thải ra. Như vậy, Râu mèo có thể dùng phối hợp trong điều trị bệnh gút; mặt khác, dược liệu này không làm tăng sự đào thải ion kali của cơ thể như một số thuốc lợi tiểu khác, nên có thể dùng cho bệnh nhân có vấn đề về tim mà không sợ ảnh hưởng đến bệnh nhân.

Thành phần saponin được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu trước tiên vì cho rằng nó tạo ra tác dụng lợi tiểu, khi thủy phân saponin cho ra sapogenin và đường arabinose, glucose (hoặc fructose). Flavonoid mới được nghiên cứu sau này, chiếm 33% trong thành phần phenolic của cây, trong đó đáng chú ý là sinensetin và 3-hydroxy-3,6,7,4; ngoài ra, trong cây còn có coumarin, axit cafeic và các dẫn chất.

Cho đến thời điểm 1993, trong số các tài liệu mà tôi thu thập được, vẫn chưa có tác giả nào khẳng định tác dụng lợi tiểu của cây Râu mèo là do thành phần nào quyết định, có ý kiến cho rằng do saponin, có ý kiến lại kết luận chính nhờ flavonoid. Sau khi hoàn thành gần xong kế hoạch đã đưa ra, chiết tách và định danh được một số đơn chất thuộc thành phần flavonoid trong đó có sinensetin, tôi suy nghĩ mãi và xin cô giáo hướng dẫn cho phép tôi thử sơ bộ, tìm xem thành phần nào trong cây, saponin hay flavonoid gây tác dụng lợi tiểu trên thú thử nghiệm là chuột nhắt trắng. Được sự đồng ý của cô giáo, tôi hào hứng bắt tay vào việc. Tôi cho thú thử nghiệm dùng cùng một liều cao toàn phần chiết bằng nước nóng, cao chỉ chứa saponin và cao chỉ có flavonoid rồi đo lượng nước tiểu của ba nhóm. Kết quả thật hết sức bất ngờ, cao toàn phần của Râu mèo lại cho tác dụng lợi tiểu mạnh nhất, hơn hẳn cao flavonoid lẫn cao saponin. Tôi thử đi thử lại mấy lần, kết quả đều giống nhau. Thế mới thấy thiên nhiên thật kỳ diệu biết bao, cũng chính vì lẽ đó mà những bài thuốc Nam, thuốc Bắc với chiếc ấm sắc thuốc còn tồn tại và lưu truyền cho đến ngày hôm nay, nếu có khác chỉ là phương tiện sắc thuốc bây giờ được hiện đại hóa hơn thôi. Trong khuôn khổ phòng thí nghiệm cùng sự non nớt trong nghiên cứu, hy vọng những kết quả mà tôi thu được có thể sẽ là một điểm lưu ý cho những bạn làm tiếp sau tôi về cây này.

Cây Râu mèo cũng là cơ duyên đã gắn bó tôi với tạp chí Thuốc & SứcKhỏecho đến ngày hôm nay.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.