Cây Hoa bia
![]()
Dây trồng bằng giâm cành. Khi dây trưởng thành thường cắt bỏ bớt các dây đực để tránh thụ phấn với những hoa cái làm giảm mùi thơm của hoa. Người ta lấy hoa cái khô rắc lên lúa mạch trước khi lên mem sản xuất rượu bia để có mùi thơm và vị đắng đặc trưng của bia, đồng thời có tác dụng bảo quản bia lâu hỏng. Để làm thuốc, hái hoa cái cuối mùa hạ, trước khi hoa chín hoàn toàn, phơi ở nhiệt độ 60 0đến khi khô hẳn để dùng dần. Trên lá bắc và nón hoa cái có nhiều lông tiết. Đập phần này, lông tiết sẽ rụng ra có dạng bột màu vàng nhạt. Không phải là bột mịn mà các lông này quện với nhau. Phần này có tên là lupulin, mùi hăng, vị đắng. Bộ phận dùng: hoa cái phơi khô. Tác dụng: trợ tiêu hóa (kiện tỳ), giảm đau, dịu thần kinh, giảm ho, tan đờm, kháng khuẩn và kháng nấm. Được dùng trong các chứng tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, ăn không ngon miệng, đau nhức dây thần kinh, khó ngủ, phế quản viêm, thuốc bổ đắng. Cũng như cây Cáng lò (Betula alnoides), Houblon có tính kháng ung thư (chống ung thư Walker 256 trong thử nghiệm, theo Phạm Hoàng Hộ). Mỗi ngày dùng 16 - 30 g nón của hoa, nấu với 1 lít nước uống trong ngày hoặc cho vào phích chế nước sôi uống khi khát hoặc cho vào ấm tích, chế nước sôi như pha trà. Lông tiết (lupulin) dùng uống có tác dụng như hoa cái, làm cho khó ngủ với người khó ngủ. Muốn ngủ được, vẫn phải đi nằm để dỗ giấc ngủ, nếu ngồi dậy hoặc đi lại thì không buồn ngủ vì lupulin không phải là thuốc ức chế thần kinh. Liều dùng uống mỗi lần 0,2 - 0,5g lupulin. Uống liều cao có thể thấy nhức đàu, buồn nôn. Nón hoa cái còn được bọc trong túi vải kê dưới gối nằm. Mùi thơm tỏa ra phảng phất giúp dễ ngủ ở người khó ngủ, nhưng có thể gây dị ứng tiếp xúc với một số người. Dùng ngoài: Nón hoa cái 100g Lupulin 10g Đinh hương 10g Rượu 40 0 1 lít Dùng xoa giảm đau nhức dây thần kinh, khớp xương. |