Cây Dớn đen
Là một loại dương xỉ sống lâu năm trên cạn. Thân, rễ mọc bò trên mặt đất, trên đá, hốc đá, trên rong rêu. Cuống lá trông như những dây sắt, màu đen mọc từ thân rễ thẳng lên trên (Dớn đen), cao độ 20 – 25cm, đường kính 0,5mmm nên có tên Thiết tuyến thảo. Bên trên mỗi cuống này có 3 – 4 lá chét. Bào tử sinh ra ở các lá, khi khô tung đi khắp nơi. Do đó có thể thấy cây này trên các hòn non bộ trên chậu cây cảnh. Cây Dớn đen có những loài có hình dáng chung giống nhau nhưng các phiến lá có khác nhau vẫn được dùng làm thuốc với tác dụng tương tự.
Bộ phận dùng: lá, cuống lá, thân rễ.
Liều dùng: 20 – 40g.
Tính vị: chát nhẹ, đắng nhẹ, cay nhẹ, tính bình.
Tác dụng: giảm đau, hạ sốt, lợi thấp nhiệt, khu phong thấp.
Điều trị:
Cảm mạo
Dớn đen 30g
Lá tre 50g
Cây Lức 30g
Rau dệu 30g
Nấu sắc uống.
Viêm gan vàng da
Dớn đen 30g
Rau má 20g
Cam thảo đất 30g
Cây chó đẻ 30g
Nấu sắc uống.
Viêm đường tiết liệu
Dớn đen 30g
Kim ngân hoa 10g
Rau Diếp cá 20g
Nấu sắc uống.
Phong thấp
Dớn đen 100g
Hạt Gấc 15 hạt
Rượu 1lit
Mỗi lần uống 30ml, mỗi ngày 2 lần.