Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 12/08/2013 22:02 (GMT+7)

Cây Dâu tằm với y học cổ truyền

Thời trước, những bậc cha mẹ, khi có con trai thường lấy cành dâu làm cung, cỏ bồng làm tên, bắn đi khắp bốn phương tám hướng, có ý cầu mong khi con khôn lớn sẽ trở thành một đấng nam nhi đại trượng phu, có chí vẫy vùng bốn biển (tang bồng). Trong dân gian cây dâu tằm cũng đã trở thành vật linh thiêng khi người ta dùng cành dâu (tang chi) làm roi để xua đuổi ma quỷ quấy phá cuộc sống yên lành.

Có thể nói dâu tằm là loại cây gắn bó thân thiết với đời sống của người nông dân Việt Nam từ thuở dựng nước đến nay. Tơ tằm Việt Nam và các sản phẩm làm từ tơ tằm hiện đang là những mặt hàng có giá trị trên thị trường trong nước và thế giới. Những tấm vải lụa, sự kết hợp tuyệt vời của dâu và tằm, không chỉ là phương tiện đáp ứng nhu cầu ăn mặc mà còn là phương tiện thể hiện và truyền bá văn hóa từ rất lâu đời.

Đặc biệt cây dâu tằm là một loại thảo quý dùng trong y học cổ truyền.

Các bộ phận của cây dâu dùng làm thuốc gồm có:

- Lá dâu(tang diệp): có vị đắng, ngọt. Tính hàn, vào hai kinh can và phế. Tác dụng tán phong, thanh nhiệt. Dùng chữa cảm sốt, phong nhiệt, ho, nhức đầu, hoa mắt, mắt đỏ, chảy nước mắt, cao huyết áp. Liều dùng: 6 - 18g/ngày.

(Ảnh chú thích Tang diệp)

- Cành dâu(tang chi): vị đắng, ngọt.Tính bình, vào kinh can. Tác dụng trừ phong thấp. Thông lợi các khớp xương. Dùng chữa phong thấp, đau nhức, tay chân co quắp.

- Vỏ rễ cây dâu(tang bạch bì): vị ngọt, tính hàn, vào kinh phế. Tác dụng tả phế hành thủy, làm hết ho và định được cơn suyễn, Dùng chữa ho do phế nhiệt, ho ra máu, thủy thũng, bụng trướng, còn được dùng để chữa cao huyết áp, băng huyết. Liều dùng: 18g/ngày.

- Cây mọc ký sinh trên cây dâu, tức là tầm gửi cây dâu(tang ký sinh): vị đắng, tính bình, vào hai kinh can, thận. Tác dụng bổ can, thận, mạnh gân cốt, an thai, làm xuống sữa sau khi sinh. Dùng chữa gân cốt đau nhức, động thai, sau khi sinh không có sữa. Liều dùng: 12 – 20g/ngày.

- Quả dâu( tang thầm): vị ngọt, chua, tính ôn, vào hai kinh Can, Thận. Tác dụng bổ can, thận, dưỡng huyết trừ phong. Dùng chữa can, thận yếu, thiếu máu, suy nhược cơ thể, tiêu khát, táo bón, mất ngủ, tóc bạc sớm. Liều dùng: 12 – 20g/ngày. Người thường đi tiểu lỏng không nên dùng.

- Tổ bọ ngựa trên cây dâu(tang phiêu tiêu): vị ngọt, mặn, tính bình vào hai kinh can, thận. Tác dụng ích thận, cố tinh. Dùng chữa thận suy, di tinh, tiểu nhiều lần, tiểu són, kinh nguyệt bế. Liều dùng: 6 – 12g/ngày.

Ngoài những bộ phận chính kể trên, các bộ phận khác cũng được dùng làm thuốc như: Hoa, nhựa, nước(ép từ cành lá dâu), bướu ở thân cây, sâu dâu, con tằm chết khô, phân tằm. Trong sách Nam dược thần hiện của Tuệ Tĩnh có bài thuốc “Phù tang chí bảo” được lưu truyền đến nay.

- Lá dâu non(2 phần) hái lúc mặt trời chưa mọc, mang đến hồ nước chảy, rửa cho thật sạch bụi đất, phơi nắng cho khô. Mè đen(1 phần) cho vào nước xát tróc vỏ rồi đồ chín phơi khô nhiều lần. Hai thứ này tán bột mịn, hòa với mật làm viên bằng hạt đậu xanh. Ngày uống 100 viên với nước ấm vào lúc đói bụng. Theo Tuệ Tĩnh, bài thuốc này khi uống liên tục khoảng 3 tháng thì có thể thấy thân thể nổi mụn nhọt do sức thuốc đẩy ra, không nên lo ngại. Uống nửa năm trở lên sẽ làm cho khí huyết dồi dào, gân cốt khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, mịn màng. Tai tỏ mắt sáng, tinh thần thư thái, kéo dài được tuổi thọ. Sách Lĩnh Nam bản thảo của Hải Thượng Lãn Ông khi nói về quả dâu có viết:

“Tang thầm tục gọi quả cây dâu

Cam hàn, không độc, tả phế hầu

Lợi thủy, yên thần, hòa ngũ tạng

Sườn đau, thông khớp, khát dùng mau”

Người ta thường chế quả dâu dưới các dạng sau:

- Cao quả dâu(tang thầm cao): lấy quả dâu chín cho vào bao vải ép cho ra hết nước, đổ vào nồi nấu thành cao, cất vào lọ sạch để dùng dần. Ngày uống từ 1 – 2 lần, liều dùng 6 – 10g hòa với rượu hoặc với nước chín.

- Rượu dâu: chọn quả dâu chín, rửa thật sạch đất cát, cho vào lọ thủy tinh, cứ một lớp dâu, một lớp đường trắng (2kg dâu – 1kg đường). Đưa bình ra phơi nắng, thời gian sau nước dâu chảy ra và lên men, uống rất ngon. Ngày dùng từ 20 – 30ml, trước bữa ăn. Ngoài ra còn chế xi rô dâu, kẹo dâu để dùng quanh năm. Tuy nhiên, khi sắc quả dâu để uống thì không nên dùng quá 20g/ngày.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.