Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 07/01/2023 12:21 (GMT+7)

Cần hiểu, tôn trọng, tôn vinh giới trí thức khoa học công nghệ hơn nữa

Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là một trong các đột phá chiến lược được nhấn mạnh trong nhiều chính sách chiến lược của đất nước. Chúng ta đang đứng trước những thời cơ lớn nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với những thách thức lớn trong giai đoạn mới.

Đảng và Nhà nước cũng như xã hội đang tập trung đầu tư cho lĩnh vực khoa học công nghệ rất mạnh mẽ, đổi mới mạnh mẽ nhất là trong các cơ chế và pháp luật để thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ, gần đây thực hiện cơ chế đặt hàng cơ chế khoán đến sản phẩm cuối cùng, cơ chế bồi dưỡng các nhân tài đặc biệt là các nhân tài xuất sắc và trọng dụng họ. Như vậy, chính sách của Nhà nước đã đề cập khá toàn diện, tuy nhiên từ pháp luật đi vào thực tiễn vẫn còn có những sự khác biệt và nó chưa thực sự hiệu quả. Ngay cả trong những văn kiện của Trung ương cũng nhận định rất rõ nhiều chủ trương đúng đắn phát triển khoa học và công nghệ chậm được triển khai thể chế hóa và chậm đi vào cuộc sống.

tm-img-alt

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tôn vinh các trí thức KHCN của LHHVN (T5/2022)

Điều gì đã khiến cho hiện nay các cơ chế chính sách vẫn có một độ trễ nhất định so với những yêu cầu từ thực tiễn cuộc sống như vậy và trong thời gian tới chúng ta làm như thế nào để độ trễ đấy được thu hẹp nhất một cách có thể?

Có một thực tế là sau khi ban hành luật lại phải ban hành các nghị định của Chính phủ, các bộ ngành ban hành các thông tư. Ngay thực tế đó đã làm trễ mất một vài năm, và bản thân những quy định của Luật là do Quốc hội - cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất quyết định có những lĩnh vực Chính phủ chưa đủ thẩm quyền hướng dẫn hoặc giải thích Luật cũng gây nên những khó khăn. Sự thiếu đồng bộ trong quản lý Nhà nước ví dụ như giữa Bộ quản lý ngành là Bộ Khoa học công nghệ, Bộ quản lý nguồn lực đầu tư là Bộ Kế hoạch Đầu tư hay quản lý tài chính là Bộ Tài chính sẽ có những độ vênh nhất định và đôi khi vì những cái vênh không đáng có mà để trễ hàng năm. Một trong những khâu cần đột phá đó là vấn đề thể chế và pháp luật phải làm kĩ để đưa cuộc sống vào pháp luật và từ đó pháp luật mới đi vào cuộc sống.

Doanh nghiệp là trung tâm của đổi mới sáng tạo

Doanh nghiệp của nước ta đa phần là nhỏ và siêu nhỏ, những doanh nghiệp lớn thì không nhiều, trong suốt quá trình phát triển sau thời kỳ đổi mới hơn 35 năm qua cho thấy các doanh nghiệp chủ yếu là dựa vào những vấn đề vận dụng các chính sách ưu tiên, ưu đãi sử dụng các tài nguyên, khiến họ trở nên giàu có chứ họ chưa thực sự dựa vào khoa học và công nghệ để phát triển. Gần đây có một cụm từ “dư địa”: dư địa về tài khóa, dư địa về tài nguyên, dư địa về nguồn lực lao động rẻ không còn nữa, cho nên giờ phải dựa vào khoa học và công nghệ để phát triển.

Hiện nay, một số doanh nghiệp lớn đã nhận ra, chỉ có dựa vào khoa học và công nghệ thì mới phát triển bền vững trong thế giới cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Nhờ có nhận thức như vậy. doanh nghiệp sẽ chủ động tích cực hơn trong vấn đề đầu tư và thực tế họ đã hình thành những trung tâm thu hút được các nhà khoa học trong nước cũng như nước ngoài đặc biệt là những nhà khoa học Việt Nam ưu tú quay về phục vụ cho sự nghiệp phát triển của doanh nghiệp…

Nhân lực khoa học và công nghệ hay những nhân lực xuất sắc không phải chỉ có những người nghiên cứu sáng tạo trong lĩnh vực khoa học và công nghệ mà nó còn là những người hoạt động trong lĩnh vực khoa học về kinh tế, khoa học về phát triển, quy hoạch, thị trường, sản xuất cho nên đội ngũ nhân lực về khoa học công nghệ rất rộng kể cả những người quản lý khoa học và công nghệ cũng là lực lượng vô cùng quan trọng cho nên thời đại ngày nay người ta nói rằng ai nắm được nhân tài xuất sắc là nắm được vũ khí sắc bén trong quá trình cạnh tranh toàn cầu. Cho nên chính sách của chúng ta đối với các nhà khoa học về mặt nguyên lý thì cơ bản rất tốt nhưng trên thực tế triển khai thì chưa đạt được yêu cầu.

Để đầu tư cho khoa học và công nghệ có hiệu quả, người đặt hàng nếu là ngân sách nhà nước thì cơ quan quản lý nhà nước, nếu như là doanh nghiệp thì là chủ doanh nghiệp phải hình dung cái đích mình đến, chứ nhà khoa học không có lỗi nhiều trong việc để tài liệu nằm trong ngăn kéo quá lâu, vì khoán theo sản phẩm, các nhà khoa học làm đến đây đã nỗ lực, muốn làm thêm phải có kinh phí, nếu như không có kinh phí nhà nước thì doanh nghiệp phải tạo điều kiện, khâu đặt hàng, đặt nhiệm vụ là vô cùng quan trọng. Bởi doanh nghiệp là trung tâm của đổi mới sáng tạo chính là đến một giai đoạn nào đó, nhất là giai đoạn bắt đầu khi đến thử nhiệm và thương mại hóa là phải gắn với doanh nghiệp. Đương nhiên phải có rủi ro. người ta mới gọi là đầu tư cho khoa học và công nghệ là đầu tư mạo hiểm có nghĩa là tỉ lệ thành công không cao nhưng nhưng đã thành công thì sẽ mang lại lợi ích rất lớn.

Phải hiểu trí thức hơn nữa

Từ thực tế trên, cần phải hiểu trí thức hơn nữa, làm khoa học họ muốn được cống hiến thì phải có môi trường để họ sáng tạo và có những phát minh cống hiến khoa học và công nghệ, thứ hai là họ phải được tôn trọng, tuy cá nhân họ không quan trọng lắm yếu tố giàu có nhưng họ cần được đánh giá, được xã hội tôn vinh thứ ba là cơ chế đãi ngộ họ để họ có một cuộc sống yên tâm lao động sáng tạo. Tôi cho rằng tài sản quý nhất có được hôm nay trong lĩnh vực khoa học công nghệ đó là nguồn nhân lực.

Để có được chính sách thu hút được nguồn nhân lực tốt thì bản thân những người làm cơ chế chính sách phải là những người hiểu được tâm lý cũng như có thái độ cầu thị và tôn trọng giới trí thức. Có như vậy mới có được những chính sách thực sự sát sườn và gần gũi với những nhà khoa học đặc biệt là những nguồn nhân lực chất lượng cao. Những nhà lãnh đạo khoa học và công nghệ dù là cấp nào hay một chức vụ nào đó cũng phải dấn thân và hi sinh, phải đi đòi hỏi quyền lợi cho các nhà khoa học.

tm-img-alt

Các nhà khoa học LHHVN tham gia góp ý Dự thảo Quy hoạch tổng thể Quốc gia thời kì 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 (tháng 8/2022)

Trong Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ 13, khi nói về chiến lược phát triển khoa học công nghệ có tới gần 40 lần nhắc đến cụm từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Chưa bao giờ văn kiện của Đảng lại có hàm lượng nói về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo như văn kiện của Nghị quyết lần thứ 13, điều đó mở ra niềm hy vọng niềm vui, giới trí thức không chỉ chờ đợi những chính sách đó mà phải cùng với cơ quan quản lý nhà nước hiện thực hóa bằng được những chủ trương lớn của Đảng và nhà nước.

Tại Việt Nam chưa có một chương trình nào, chương trình quốc gia lớn tạo dựng tầm vóc khoa học công nghệ quốc gia so với khu vực và thế giới. Để thúc đẩy khoa học và công nghệ đất nước về lâu dài phải tạo ra một môi trường hoạt động khoa học và công nghệ, không phải chỉ riêng cho các nhà khoa học hay nhà công nghệ mà cho các doanh nghiệp các nhà quản lý về khoa học công nghệ, cho người dân chúng ta có một tinh thần tôn vinh khoa học và luôn luôn ủng hộ đổi với sáng tạo.

Vì vậy, thiết nghĩ trong thời gian tới cần tiếp tục đổi mới tư duy phát hiện các nút thắt và gỡ bỏ các rào cản để từ đó hoàn thiện cơ chế chính sách về khoa học và công nghệ tạo môi trường thực sự thuận lợi và giải phóng tiềm năng sáng tạo của các nhà khoa học, có như vậy thì khoa học và công nghệ mới thực sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Xem Thêm

Hải Dương: Cụm Thi đua số 2 tổng kết hoạt động năm 2024
Sáng ngày 03/12, tại Hải Dương đã diễn ra hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024 của Cụm Thi đua số 2 Liên hiệp Hội Việt Nam gồm 08 Liên hiệp Hội tỉnh: Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Phú Thọ: Hội nghị giao ban Cụm thi đua số 3
Ngày 09/10, tại Hội trường Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, Cụm thi đua số 3 tổ chức hội nghị giao ban công tác 9 tháng đầu năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác quý IV năm 2024.

Tin mới

Cần chế tạo, khai thác, sử dụng sản phẩm cơ khí theo tiêu chuẩn
Phương pháp tổ chức chế tạo và khai thác sử dụng sản phẩm cơ khí theo tiêu chuẩn giúp đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì vậy, rất cần cách thức tổ chức và triển khai thiết kế chế tạo sản phẩm cơ khí được coi là điển hình và tiêu chuẩn hóa để áp dụng chung cho các ngành công nghiệp.
Bình Định: Tuyên truyền Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh lần thứ XIV
Trong tháng 11/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã đến làm việc tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh nhằm tuyên truyền sâu rộng về Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bình Định lần thứ XIV(2024-2025), Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh lần thứ XII, năm 2025 và một số hoạt động KHCN.
Phát triển kinh tế báo chí trong chuyển đổi số
Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, đặc biệt là sự thay đổi mạnh mẽ trong hệ sinh thái truyền thông, chuyển đổi số là một trong những giải pháp cấp thiết và quan trọng hàng đầu nhằm đạt mục tiêu “hiện đại hóa” hoạt động báo chí theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”.