Cải tiến dụng cụ hút muỗi của WHO
Sử dụng dụng cụ hút muỗi của WHO, kỹ thuật viên (KTV) phảigắn tube hút muỗivào đầu ống cao su, miệng ngậm đầu miệng sáo, tay cầm ống hút cho đầu tube vào buồng thử hoặc ống nghỉ, đưa đầu tube đến từng con muỗi,rồi hút nhẹ nhàng hết số lượng muỗi (từ 10 đến 20 con), rút tubera tay trái bịt đầu tube, cho đầu tube vào buồng thử hoặc ống nghỉ, vỗ nhẹ vào thành ống chờ cho muỗi bay vào, KTVmột tay cầm dụng cụ hút muỗi, tay kiacầm đèn pin soi tìm muỗi. Tuy gọn nhẹ chỉ gồm một ống thuỷ tinh có lưới chắn và một ống cao su, dễ vận chuyển nhưng nhược điểm của dụng cụ này là việc sử dụng phụ thuộc vào lực hút của KTV; thời giancho muỗi tiếp xúc với hoá chất không đồng đều; dễ bị vướng khi thao tác; KTV ngại sử dụng sợ hút phải hoá chất, bụi bẩn; chỉ hút muỗi không được thổi, nếu thổi hơi ẩm sẽ bám vào thành ống, lưới chắn,làm ướt muỗi khi hút muỗi lần tiếp theo. Khi bị ướt cần phải rửa sạch sấy khô và thực hiện lại.Tác giả sử dụng cụ hút muỗi WHO |
Từ dụng cụ hút muỗi của WHO bao gồm: ống thuỷ tinh có lưới chắn đường kính 1cm dài 30cm; ống nối cao su dài 80-100cm đường kính 1 cm và miệng sáo, anh Tình đã bổ sung thêm ống nối PVC đường kính 2,7cm; ống nối PVC (2,7cm , 3.4cm); nắp trong ống PVC (3,4cm) ; nắp ngoài ống PVC (3,4cm); mô tơ (3 vôn); quạt (đường kính 3cm); công tắc đổi chiều; tube (A) plastic dài 15cm, đường kính 1cm; tube (B) plastic dài 10-15 cm đường kính 1cm, bầu chứa muỗi đường kính 3,4cm cao 8cm; lưới chắn; pin tiểu 2 viên; van điều chỉnh gió. Tất cả các thiết bị này đều có giá thành rẻ, dễ mua, dễ lắp ráp.
Nguyên tắc sử dụng dụng cụ hút muỗi cải tiến của anh Đặng Thành Tình là :Gắn tube (A) hút muỗi vào đầu dụng cụ, đưa đầu tube vào ống nghỉ hoặc buồng thử, ấn công tắc cho quạt chạy hút muỗi vào, dùng tay điều chỉnh van gió sao cho lực hút vừa đủ cho muỗi bay vào trong ống, đưa đầu ống đến từng con muỗi đến khi hết số muỗi (từ 10 đến 20 con), rút tube ra, cho đầu tube đến buồng thử hoặc ống nghỉ, ấn công tắc cho quạt chạy ngược đẩy muỗi vào. Khi bắt muỗi:Gắn tube (B) hút muỗi vào đầu dụng cụ. Một tay cầm đèn pin soi tìm muỗi, trên mình gia súc, trên cây bụi, trên tường vách... Tay cầm dụng cụ, ấn công tắc cho quạt chạy, đưa đầu ống đến từng con muỗi hút cho muỗi vào trong tube, muỗi bắt được chứa trong bầu ống hút, khi tạm dừng hút, muỗi không bay ra được (số lượng muỗi chứa trong bầu không hạn chế). Kết thúc buổi điều tra, KTV đưa đầu tube vào lồng đựng muỗi, mở bầu chứa cho muỗi bay vào trong lồng.
Cấu hình dụng cụ hút muỗi cải tiến. |
Dụng cụ hút muỗi cải tiến có ưu diểm nổi trội: sử dụng pin, dễ vận chuyển, dễ thao tác, hút muỗi nhanh, thời gian cho muỗi tiếp xúc với hoá chất đồng đều; không phụ thuộc vào lực hút của KTV; đảm bảo an toàn và vệ sinh cho KTV; tháo rửa nhanh khô sau khi sử dụng; sử dụng được ở tất cả các phương pháp như: thu thập muỗi, hút chuyển muỗi, bắt muỗi trên tường vách, trên cây bụi, trên cơ thể người... Đặc biệt dụng cụ này được sử dụng rất hiệu quả khi bắt muỗi chuồng gia súc; bắt và lưu được nhiều muỗi trong bầu ống hút; muỗi không bay ra được khi quạt dừng; không dùng bông hoặc ngón tay bịt đầu ống; có van điều chỉnh gió.
Khi bắt muỗi chuồng gia súc tại Ia Boòng-Chư Prông, Ia Nan-Đức Cơ, Chư Drăng-Ia Pa, qua 15 lần thực nghiệm (300 phút), dụng cụ hút muỗi cải tiến bắt được 1545 con chiếm 66,77% trong khi dụng cụ hút muỗi của WHO chỉ bắt được 769 con chiếm 33,37%. Dụng cụ hút muỗi cải tiến bắt muỗi nhanh, nhiều, giúp giảm được thời gian điều tra thu thập của KTV. Việc bắt muỗi được nhiều thuận lợi cho việc lựa chọn, đủ số lượng trên cùng một loài Anopheles phục vụ cho kỹ thuật thử nghiệm sinh học Bioassay.
Anh Đặng Thành Tình đã cung cấp dụng cụ hút muỗi cải tiến cho các đơn vị có nhu cầu điều tra giám sát côn trùng truyền bệnh như: Đội vệ sinh phòng dịch sốt rét huyện, Trung tâm phòng chống sốt rét tỉnh, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, Viện sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng TW và khu vực... để điều tra muỗi trưởng thành và thử nghiệm sinh học (Bioassay), từ đó đánh giá chất lượng phun, tẩm, mức độ nhạy, kháng hoá chất của vector (vật truyền bệnh)...