Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 31/12/2008 00:26 (GMT+7)

Các dạng thuốc y học cổ truyền và cách dùng

Dạng thuốc thang (sắc)

Cho dược liệu vào siêu, đổ nước vừa đủ rồi sắc cho đến khi được lượng thuốc mong muốn, lược bỏ xác, uống nước còn lại lúc còn nóng. Đây là dạng thuốc phổ biến nhất vì hấp thu dễ dàng, đạt hiệu quả nhanh chóng do hoạt chất được hòa tan phần lớn vào nước dưới tác dụng của nhiệt và các vị thuốc có thể được gia giảm linh hoạt theo từng giai đoạn bệnh. Nhược điểm duy nhất là phải đun sắc lâu và khó uống đối với trẻ em.

Dạng thuốc cao

Là dạng thuốc được bào chế bằng cách cô đặc dịch chiết dược liệu (có chứa hoạt chất) đến một mức theo qui định. Y học cổ truyền chia cao thuốc ra hai loại là uống trong và dùng ngoài. Dạngcao uống có cao lỏng và cao dẻo (cao đặc). Cao uống thường là thuốc bổ hoặc trị bệnh mạn tính, có ưu điểm là sử dụng được nhiều dược liệu cùng lúc, dễ uống hơn thuốc thang, hấp thu nhanh, nhưng khóbảo quản. Dạng cao dùng ngoài có cao dán (thường dùng để dán trị các loại mụn nhọt ngoài da) và dầu cao để xoa bóp điều trị các chấn thương đụng dập phần mềm.

Dược liệu dùng nấu cao thuốc thường là thuốc phiến (thảo mộc) hoặc xương, sừng động vật đã được sơ chế đúng cách. Nấu cao thuốc phức tạp hơn sắc thuốc thang, phải qua nhiều giai đoạn.

Giai đoạn 1:Nấu thuốc và chiết lấy dung dịch nước thuốc. Thời gian nấu cho từng loại dược liệu khác nhau: thân rễ cứng nấu từ 6 - 8 giờ (2 lần), loại lá, hoa, cành nhỏ… nấu 4 - 6 giờ (2 lần), xương và sừng động vật nấu 12 - 36 giờ (3 lần).

Giai đoạn 2:cô cao thuốc. Thường cô bằng chưng cách thủy hoặc cát nóng. Trộn các nước thuốc lại với nhau rồi mới tiến hành cô.

Giai đoạn 3:thêm chất bảo quản. Chất bảo quản thường dùng cho thêm vào thuốc là đường, mật ong, cồn axit benzoic hoặc cồn 95 0C. Sau khi đóng chai, đem hấp nước sôi khoảng 30 phút là được.

Dạng thuốc hoàn

Thuốc được làm dưới dạng viên tròn với nhiều cỡ khác nhau. Dược liệu phần lớn đã được tán bột mịn hoặc có khi làm từ cao mềm các loại, sau đó thêm vào các chất tá dược để làm thành dạng viên.Mỗi chất liệu thuốc khác nhau cần dùng tá dược thích hợp: nếu thuốc tán bột thì dùng mật hoặc dung dịch hồ nếp, nếu thuốc cao mềm thì dùng tá dược khô như bột mì, bột gạo, bột Camthảo…

Sau khi làm xong viên, có thể bao viên thuốc bằng đường, sáp, các loại bột màu tự nhiên và thực phẩm, sấy nhẹ cho khô. Mục đích bao viên thuốc là để thuốc không dính vào nhau, che bớt mùi vị khó chịu của thuốc, dễ bảo quản, và làm cho viên thuốc có hình thức đẹp hơn.

Các ưu điểm của thuốc hoàn:

- Dễ bảo quản và vận chuyển.

- Tiện sử dụng bằng đường uống.

- Những dược liệu có tính cay thơm (nhiều tinh dầu) không thể sắc được như Xạ hương, Băng phiến, có thể chuyển sang bào chế dạng hoàn…

- Thuốc tan chậm nên có tác dụng ngầm dần, thường dùng chữa các bệnh mạn tính,

Nhược điểm:

Sinh khả dụng của thuốc kém. Thuốc thường bao gồm cả bã thuốc nên có tác dụng chậm và phải uống lượng nhiều.

Dạng thuốc tán bột

Là dạng thuốc mà dược liệu được tán thành bột để uống trong hay dùng ngoài. Loại uống trong thường uống với nước ấm hoặc cho vào bao vải cột kỹ bỏ vào sắc chung với thuốc thang. Loại thuốcbột dùng ngoài phải được sấy thật khô và tán thật mịn, dùng rắc lên vết thương hay thổi vào lỗ tai, lỗ mũi.

Thuốc tán bột được chia làm 2 loại:

- Bột đơn:thành phần chỉ có một vị thuốc duy nhất như bột Hoạt thạch, bột Camthảo, bột Tam thất…

- Bột kép:thành phần có 2 vị thuốc trở lên. Ví dụ Lục nhất tán ( Camthảo + Hoạt thạch), Ngũ linh tán, Ngân kiều tán…

Các ưu điểm của thuốc tán và chỉ định điều trị cũng tương tự thuốc hoàn, nhưng thuốc tán khó bảo quản hơn so với thuốc hoàn vì rất dễ hút ẩm và mốc.

Lưu ý khi bảo quản thuốc tán phải bỏ vào lọ dậy kín. Nếu cần có thể cho thêm gói hút ẩm vào trong lọ thuốc. Hoặc có thể phân liều sẵn, đóng vào từng túi nhựa hàn kín miệng để tiện sử dụng.

Dạng thuốc tễ

Là dạng thuốc dẻo, thành phần gồm có bột dược liệu sấy khô trộn thật kỹ với mật ong theo tỉ lệ nhất định rồi phân thành viên tròn hay vuông.

Phần lớn những thuốc có tác dụng bổ dưỡng cho cơ thể đều làm dưới dạng thuốc tễ. Thành phần mật ong có trong thuốc tễ vừa làm chất phụ gia kết dính, vừa tăng tác dụng bổ dưỡng và còn có tác dụng dẫn thuốc Tỳ vị (vị ngọt vào Tỳ vị). Mật ong dùng làm thuốc tễ phải là mật ong đã được luyện bằng cách thêm nước, nấu sôi, hớt bỏ bọt trên mặt, rồi tiếp tục nấu lửa nhỏ cho sôi đều đến khi lấy 1 giọt nhỏ vào chén nước lạnh thấy mật không tan ngay mà chìm xuống đáy là được. Y học cổ truyền gọi đó là mật đã thành châu.

Do có độ ngọt cao nên thuốc tễ để lâu hư, nhưng lưu ý vì viên thuốc rất ẩm nên dễ bị mốc nếu không bảo quản đúng cách. Khi bảo quản nên cho thuốc vào giấy bóng kính gói lại từng viên. Có thể cho vào trong các quả nhựa sau khi bôi một lớp dầu ăn mỏng để chống dính.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.