Các biện pháp phát triển giao thông đô thị bền vững
1. Giới thiệu
Quy hoạch giao thông đô thị (GTĐT) truyền thống nhằm mục đích cải thiện các điều kiện cho phương tiện giao thông, đặc biệt là xe cơ giới, dù là phương tiện tư nhân, xe tải hoặc phương tiện vận tải công cộng. Việc này đã tạo ra ngày càng nhiều kết cấu hạ tầng (đường bộ và bãi đỗ xe) và các thiết bị (đèn tín hiệu giao thông và các thiết bị an toàn) nhằm thoả mãn nhu cầu cơ giới hoá. Nó đã kích thích sự gia tăng sở hữu và sử dụng phương tiện tư nhân cũng như mang lại sự tắc nghẽn giao thông ngày càng lớn, kinh tế kém hiệu quả, dân số và các hình thức khác của sự suy giảm môi trường. Nó cũng tạo nên sự phát triển của các vùng ngoại ô ở nhiều nơi trên thế giới. Ngày nay nó được xác nhận là không bền vững, thế còn các giải pháp thay thế thì thế nào?
Từ năm 1963 trước đây, trong Báo cáo " Giao thông ở thành phố", Colin Buchanan đã đưa ra hai ý kiến về quy hoạch GTĐT. Một là, giao thông chính nên được kiểm soát vào thành một "mạng lưới đường chính". Ở đây giao thông được ưu tiên. Hai là, các đô thị, thành phố nên tổ chức thành " các khu vực môi trường". Ở đây chất lượng cuộc sống được đặt lên hàng đầu. Một số thành phố bắt đầu áp dụng nhưng phải đợi đến thế kỷ 21 thì các khái niệm này mới được áp dụng một cách nghiêm chỉnh.
Năm 2007, Uỷ ban châu Âu đã đưa ra một chính sách dự thảo về GTĐT (đây là tài liệu chính sách hoàn thiện đầu tiên giải quyết các vấn đề về GTĐT theo một cách mới kể từ Báo cáo Buchanan năm 1963). Sự thay đổi được thể hiện như sau:
Các thành phố ở châu Âu đang gặp phải những vấn đề (ách tắc giao thông, an toàn đường bộ, an ninh, ô nhiễm, thay đổi khí hậu do khí thải CO 2v.v…) và những vấn đề này đang không ngừng tăng lên. Thiếu hành động sẽ dẫn đến việc châu Âu phải trả giá thậm chí cao hơn cho cả vấn đề kinh tế lẫn môi trường, cũng như vấn đề sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của các công dân châu Âu. Nhằm đáp lại các thách thức này, Cộng đồng châu Âu đã đưa ra gợi ý là đã đến lúc phải sang số và thoát khỏi việc xây dựng kết cấu hạ tầng đường bộ nhằm thay đổi cách mà người dân sử dụng kết cấu hạ tầng đường bộ. Điều này có nghĩa là tập trung vào GTĐT - việc di chuyển của người và hàng hóa hơn (hơn là việc di chuyển phương tiện) - và tham vấn với các công dân về làm sao có thể làm điều này. Đã đến lúc phải đặt vấn đề GTĐT vào chương trình nghị sự của châu Âu và mở ra một chương trình mới trong chính sách GTVT châu Âu. Đây là lý do vì sao Uỷ ban mong muốn mở ra sự tranh luận với các công dân và tất cả các bên có liên quan ở tất cả các cấp địa phương, khu vực, quốc gia và châu Âu. Điều này sẽ mang lại những đề xuất cụ thể để đạt được mục tiêu phát triển giao thông bền vững ở châu Âu.
GTĐT có nghĩa là làm thay đổi cơ bản trong cách nghĩ thoát khỏi cách quy hoạch GTĐT truyền thống hướng tới thay đổi thái độ, hành vi. Cần thiết phải tạo ra một văn hóa GTĐT mới ở châu Âu. Các công dân và các nhà ra quyết định phải suy nghĩ về thay đổi hành vi. Các chính sách và kế hoạch GTĐT nhằm phát triển các hệ thống GTVT làm mạnh hơn về tác động của chúng đối với môi trường, như các phương tiện phi cơ giới (đi bộ và đi xe đạp) và GTCC, cũng như làm giảm việc sử dụng xe ôtô cá nhân. Các biện pháp được thực hiện là sự kết hợp giữa sự thay đổi thực tế và sử dụng hệ thống thông tin được thiết kế nhằm giảm khối lượng giao thông và khí thải giao thông, tăng khả năng tiếp cận và cải thiện sự an toàn, thay đổi thói quen đi lại cũng như tạo ra một chất lượng cuộc sống cho tất cả người dân.
Mục tiêu của quy hoạch GTĐT là giúp cho các hoạt động cá nhân của người dân và hàng hóa tham gia vào trong một dây chuyền cung ứng. Đồng thời việc sử dụng các nguồn lực và các tác động tiêu cực phải được giảm thiểu. Mục đích là đạt được sự di chuyển cao nhất với khối lượng giao thông và sự nỗ lực ít nhất.
2. Các chính sách giao thông đô thị
GTĐT hiệu quả và hữu hiệu có thể đóng góp một cách có ý nghĩa đối với các mục tiêu kinh tế xã hội chung, sư phụ thuộc vào năng lượng hoặc mối quan tâm về sự thay đổi khí hậu. Các chính sách GTĐT được thiết kế nhằm đạt được sự bền vững và đã được thực hiện tại một số nước ở cấp độ quốc gia nhưng thường xuyên hơn ở cấp độ thành phố. Trong trường hợp châu Âu, Uỷ ban châu Âu đã thiết lập một chính sách và kế hoạch hành động toàn châu Âu nhằm thực hiện các biện pháp GTĐT ở tất cả các nước thành viên của cộng đồng châu Âu.
Ở Châu Âu:Những đề xuất chính sách đầu tiên của Uỷ ban Châu Âu trong lĩnh vực GTĐT - " Mạng lưới của công dân" có từ năm 1995 và 1998. Với việc phát động một loạt các sáng kiến dựa trên " cách tiếp cận thực tiễn tốt nhất". Từ 2002, thông qua sáng kiế CIV - ITAS, Cộng đồng châu Âu đã giành 180 triệu EURO cho các đô thị trên toàn châu Âu để thực hiện và đánh giá một cách rộng rãi các biện pháp kỹ thuật mới nhằm xúc tiến GTĐT bền vững. Kết quả của sáng kiến này là Uỷ ban Châu Âu đã thông qua Tài liệu Xanh " Tiến tới một văn hóa mới về GTĐT" vào ngày 25/9/2007. Tài liệu tham vấn này đã mở ra một sự tranh biện rộng rãi về các vấn đề chính yếu của GTĐT: di chuyển thoáng và các thành phố, đô thị xanh hơn, GTĐT và vận tải đô thị thông minh hơn, nó dễ dàng tiếp cận, an toàn và bảo đảm cho tất cả các công dân châu Âu. Dựa trên kết quả của tham vấn, Uỷ ban châu Âu đã thông qua Chương trình hành động về GTĐT vào ngày 30/9/2009. Chương trình hành động đề xuất 20 biện pháp nhằm khuyến khích và giúp đỡ các nhà chức trách địa phương, khu vực và quốc gia trong việc đạt được các mục tiêu của mình về GTĐT bền vững. Với Chương trình Hành động này, Uỷ ban châu Âu lần đầu tiên đưa ra một giải pháp cả gói hỗ trợ hoàn chỉnh trong lĩnh vực GTĐT. Các hành động bao gồm:
- Phát triển các chính sách đồng bộ để giải quyết vấn đề phức tạp của các hệ thống vận tải đô thị.
- Tập trung vào những nhu cầu của người dân thành phố thông qua việc phổ biến các thông tin đi lại tin cậy và bảo vệ các quyền lợi của hành khách ở mức độ cao.
- Hỗ trợ vận tải đô thị xanh bằng việc đưa ra những công nghệ phương tiện và nguyên liệu thay thế sạch mới; phát triển việc thu phí thông minh nhằm khuyến khích người sử dụng vận tải thay đổi hành vi đi lại.
- Giải quyết vấn đề vốn qua việc tìm các cơ hội cung cấp vốn hiện có, thực hiện sáng kiến công - tư hợp tác và các giải pháp cung cấp vốn mới.
- Ủng hộ việc chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức nhằm giúp tiếp cận tốt hơn với thông tin này và giúp các bên tham gia giao thông có được các kinh nghiệm và các dữ liệu cũng như các con số thống kê.
- Tối ưu hoá GTĐT nhằm khuyến khích sự kết hợp có hiệu quả hoạt động giữa các mạng lưới vận tải khác nhau.
- Cải thiện an toàn đường bộ nhằm đạt được mức độ an toàn đường bộ cao, đặc biệt cho những người tham gia giao thông dễ bị tai nạn, như trẻ em và người già.
Ở Brazil
Chính sách quốc gia về GTĐT bền vững yêu cầu mỗi thành phố có hơn 500.000 người dân phải có Quy hoạch về Giao thông và Vận tải (PlanMob). Các khái niệm cơ bản về kế hoạch giao thông bao gồm:
- GTVT phải là một bộ phận của phạm trù rộng hơn GTĐT xem xét từ chất lượng cuộc sống, sự bao hàm xã hội và sự tiếp cận các cơ hội của đô thị.
- Chính sách giao thông phải ngày càng gắn liền hơn với các chính sách đô thị và tuỳ thuộc vào các chỉ thị của quy hoạch đô thị như đã nêu rõ trong các quy hoạch.
- Quy hoạch giao thông, được đối xử với một nghĩa rộng hơn và đặc điểm xem xét về tính bền vững của các đô thị, phải dành sự quan tâm đặc biệt tới giao thông chuyên chở nhanh và các loại hình phi cơ giới cũng như đưa ra được khả năng tiếp cận cho mọi người.
- Quy hoạch giao thông phải được thực hiện với sự tham gia tối đa của xã hội trong sự phát triển của các kế hoạch và dự án chi tiết của nó, nhằm đảm bảo sự hỗ trợ và tính pháp lý chính trị trong quá trình thực hiện và sự tiếp tục của nó. Khái niệm mới này của quy hoạch giao thông với nghĩa rộng cần được các nhà lãnh đạo thành phố áp dụng.
Ở Pháp
Chính sách GTĐT quốc gia của Pháp nhằm mục đích phối hợp các sáng kiến của cơ quan khác nhau liên quan tới việc vận tải công cộng, đường bộ, bãi đỗ xe và quy hoạch đô thị trong sự phối hợp với ngành thương mại và các ngành phục vụ công cộng. Mục tiêu là phối hợp một cách rõ ràng các yêu cầu về đảm bảo giao thông và sự tiếp cận cho tất cả mọi người trong khi phải bảo vệ môi trường và thoả mãn các nhu cầu con người nhưng không phải bằng chi phí của cộng đồng hoặc của các thế hệ hôm nay và ngày mai. Về lĩnh vực này, chính sách GTĐT được thiết kế để đạt được sự bền vững. Vì giao thông là một nhân tố của sự thực hiện cá nhân và gắn kết với xã hội lớn hơn, cho nên không phải là câu chuyện về giảm thời gian đi lại hơn mà là câu chuyện về khuyến khích sự thay đổi sự lựa chọn đối với xe con, sự lựa chọn dùng ít nhiên liệu và ít ô nhiễm hơn - như là GTCC, đi bộ và đi bằng xe đạp.
Mỗi thành phố ở Pháp được yêu cầu có một kế hoạch đi lại đô thị phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững quốc gia (ảnh hưởng đối với chất lượng không khí, tiếng ồn, khí hậu, phong cảnh và sức khoẻ con người). Việc chuẩn bị Kế hoạch đi lại đô thị bao gồm việc đánh giá tình hình và phát triển một số kịch bản và quyết định một chiến lược dẫn tới các hành động cụ thể mà có thể được cung cấp tài chính lâu dài. Các hành động này được trình lên để được chấp thuận cho các hội đồng khu vực, tỉnh và thành phố có liên quan. Mỗi kế hoạch xác định ra chính sách đi lại nhằm cải thiện GTĐT trong bối cảnh an toàn, sức khoẻ, sự kết dính xã hội và phát triển đô thị, chỗ đậu xe, giao hàng hoá, giá vé v.v… Cứ 5 năm một lần Kế hoạch này được xem xét lại. Các đô thị thông qua kế hoạch đô thị được phép thu phí GTCC từ các công ty (Versement Transport).
Kế hoạch phải được thiết kế làm sao công chúng biết được tầm quan trọng của các vấn đề liên quan (đi lại, lối sống, không gian chung, quy hoạch đô thị, quy hoạch địa phương và sự phát triển). Nó phải thay đổi cách nghĩ - một tiền đề trọng yếu nếu hành vi được cải thiện. Với ý nghĩa này, nó là một công cụ trọng yếu của chính sách giao thông bền vững của Pháp.
Ở Ấn Độ
Mục tiêu của Chính sách GTĐT quốc gia (NUTP) của Ấn Độ là đảm bảo sự tiếp cận an toàn, sẵn sàng, nhanh chóng, thoải mái, tin cậy và bền vững cho một số dân cư thành phố đang phát triển đối với việc làm, giáo dục và vui chơi giải trí. Những đặc trưng nổi bật của chính sách này bao gồm việc đưa GTVT đô thị vào như là một thông số quan trọng trong giai đoạn quy hoạch đô thị thay vì chỉ là một yêu cầu hệ quả.
Bên cạnh đó, NUTP sẽ khuyến khích việc sử dụng đất một cách đồng bộ và quy hoạch GTVT ở tất cả các thành phố, do đó khoảng cách đi lại giảm tối thiểu nhất và việc tiếp cận các nhu cầu cuộc sống, giáo dục và các yêu cầu xã hội khác, đặc biệt là đối với các bộ phận nhỏ của dân số đô thị được cải thiện.
Chính sách quốc gia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đòi hỏi ý kiến dân chúng. Các chính sách GTVT đầy đủ nhất của mọi người dân thành phố. Việc hợp tác này có thể được đảm bảo tốt nhất nếu mục tiêu của bất kỳ sáng kiến nào đưa ra cũng được họ hiểu biết rõ ràng. Do đó, cần thiết phải tiến hành các chiến dịch nâng cao sự hiểu biết một cách rộng rãi để giáo dục người dân về những tác động xấu của vấn đề GTVT trong các khu đô thị đang gia tăng, đặc biệt về vấn đề sức khoẻ và dân sinh của họ. Các chiến dịch cần phải có được sự ủng hộ của họ đối với các sáng kiến, như sử dụng tốt hơn vận tải công cộng và các phương tiện phi cơ giới, việc bảo dưỡng tốt các phương tiện của họ, thực hành lái xe v.v… Các chiến dịch như vậy cũng sẽ khuyến khích các cá nhân, gia đình và cộng đồng tham gia "Các tập quán đi lại Xanh", qua đó sẽ làm cho việc đi lại ít ô nhiễm và ít bị thiệt hại hơn.
Ngoài ra nó nhấn mạnh nhu cầu đòi hỏi thông qua thực hiện các dự án thử nghiệm.
Nhằm thể hiện các lợi ích tiềm năng từ các biện pháp chính sách được gợi ý trong đó, Chính phủ Trung ương sẽ thực hiện các dự án thử nghiệm ở một số thành phố mẫu chọn ra từ các khu vực khác nhau và loại đô thị khác nhau, do đó các mô hình thử nghiệm với thực hành tốt nhất có thể được hình thành cho việc áp dụng lại ở các thành phố khác.
3. Kế hoạch giao thông đô thị
Xuất phát từ luật pháp và các chính sách trong khuôn khổ quốc gia, việc thông qua các kế hoạch GTĐT đã nổi lên trong 10 năm qua như là một lộ trình hoàn chỉnh cho việc xây dựng các giải pháp giao thông bền vững trong các đô thị nhằm hỗ trợ hoạt động kinh tế và gia cố sự gắn kết xã hội. Các Kế hoạch GTĐT cũng đã nổi lên như là một sự đáp lại cục bộ đối với các mức độ ô nhiễm và ách tắc giao thông tới mức không thể chấp nhận được. Nó cũng là sự đáp lại đối với sự thiếu hiệu quả về mặt xã hội và kinh tế giữa các cơ quan chịu trách nhiệm về GTVT (cơ quan chuyên trách về vận tải công cộng, cơ quan công chính, cảnh sát giao thông v.v…).
Việc xây dựng Kế hoạch GTĐT là một quá trình, nó bao gồm các công dân và các thành phần có liên quan ở tất cả các giai đoạn, nó tận dụng các kiến thức và thực tiễn tốt hiện hữu. Việc xây dựng và thực hiện nhằm đạt được sự thống nhất và phối hợp hành động với chính sách của các ngành khác nhau với sự tham gia của tất cả các nhà chức trách có liên quan. Hầu hết các kế hoạch GTĐT thành công là do đã kết hợp được một tầm nhìn rõ ràng và sự lãnh đạo chính trị cùng với việc thực hiện có hiệu quả.
Ở Boóc Đô (Pháp), Kế hoạch GTĐT được thực hiện đã tạo ra một mạng lưới rộng lớn các phố mua bán cho người đi bộ và một khu vực hạn chế ôtô con cùng với việc xây dựng một mạng lưới xe điện mặt đất hiện đại phục vụ cho các khu vực cư dân và các khu trung tâm phố. Thành phố đã phát triển một mạng lưới đường vòng tròn hoàn thiện trong suốt thành phố và nó thực hiện với các dịch vụ "xe con theo yêu cầu" để nối các khu vực dân cư vòng ngoài với các ga xe điện.
Ở Lyon, vào năm 1997, Cộng đồng Lyonđã thông qua Quy hoạch GTĐT của khu vực mình. Mục tiêu của quy hoạch là hài hoà lại việc phân bố phương tiện đi lại, tạo điều kiện cho một thành phố thú vị, chứa đựng sự đoàn kết và theo đó sẽ có được giao thông bền vững. Các nhà lập kế hoạch nhận ra rằng việc sử dụng phương tiện tư nhân cao không tương xứng tốt với việc phát triển đô thị bền vững. Để giải quyết các vấn đề sẽ xảy ra liên quan tới GTVT, Thành phố đã đưa ra một kế hoạch tổng thể nhằm giải quyết vấn đề giao thông một cách toàn diện:
Chiến lược GTĐT Lyon:Quy hoạch GTĐT (UMMP) liên kết một loạt các mục tiêu, bao gồm việc giảm giao thông cơ giới, phát triển vận tải công cộng, đi bằng xe đạp, đi bộ, giảm số lượng tai nạn, giảm ô nhiễm và phiền toái, xúc tiến sự công bằng xã hội và thu xếp lại không gian đô thị.
4. Các biện pháp
Không áp dụng cách tiếp cận "một kích cỡ phù hợp với tất cả", quy hoạch GTĐT dựa vào một tập hợp các biện pháp mà chúng sẽ thay đổi phù hợp với các mục tiêu cụ thể của đô thị. Bảng dưới đây chỉ ra sự phân bố của các biện pháp GTĐT được áp dụng để đáp ứng các mục tiêu với chương trình CIVITAS do EU tài trợ.
Sáng kiến VIVITAS - Ma trận các Mục tiêu/Biện pháp
Các mục tiêu Các biện pháp | Giảm ách tắc | Giảm nhiên liệu và khí thải | Giảm gánh nặng nơi đỗ xe | Cải thiện phương tiện sạch | Gia tăng phương tiện sạch | Cải thiện hiệu quả của hệ thống | Cải thiện GTCC |
Hạn chế tiếp cận | X | X | X | X | |||
Chia sẻ ôtô | X | X | X | X | X | ||
Phương tiện và nhiên liệu sạch | X | X | |||||
Đi xe đạp và đi bộ | X | X | X | ||||
Phân phối hàng hóa | X | X | X | ||||
Quản lý giao thông | X | X | X | X | X | ||
Trao đổi giữa các phương thức | X | X | |||||
Quản lý bãi đỗ xe | X | X | X | X | |||
Phát triển vận tải công | X | X | X | X | |||
Thông tin và quản lý | X | X | |||||
Thu phí GTĐT | X | X | X |
Các biện pháp CIVITAS liên quan đến các mục tiêu giao thông cụ thể
Bằng chứng và kinh nghiệm hiện hữu của chương trình CIVITAS và các sáng kiến khác ở châu Âu cũng như ở các nơi khác cho thấy rằng, trong hầu hết các trường hợp cần thiết phải có một bộ các biện pháp nhất quán "đẩy" và "kéo" từ 10 nhóm sau đây:
- Phối hợp việc sử dụng đất với quy hoạch GTVT;
- Phát triển và cải thiện vận tải công cộng;
- Khuyến khích việc đi bằng xe đạp và đi bộ;
- Quản lý hàng hóa đô thị;
- Quản lý bãi đỗ xe;
- Thu phí đường bộ đô thị;
- Sự bình yên cho giao thông và sắp xếp lại không gian đường bộ đối với phương tiện thân thiện môi trường và các phương tiện vận tải;
- Hạn chế sự tiếp cận đối với các phương tiện đường bộ gây ô nhiễm nhất (các khu vực khí thải thấp);
- Thúc đẩy việc sử dụng các phương tiện đường bộ sạch hơn, yên lặng hơn và nồng độ CO 2thấp;
- Các biện pháp mềm mỏng và thông minh (rửa xe, các kế hoạch đi lại kinh doanh và trường học, các trung tâm quản lý giao thông, các chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức).
5. Các kết quả và tác động
Hầu hết các thành phố thực hiện các kế hoạch và biện pháp GTĐT đã đạt được các lợi ích sau:
- Giảm ùn tắc giao thông và theo đó là giảm tiếng ồn, ô nhiễm không khí, đóng góp vào giảm hiệu ứng nhà kính và giảm tai nạn giao thông.
- Giảm tiêu thụ nhiên liệu.
- Giảm thời gian đi lại
- Cải thiện dịch vụ GTCC
- Có nhiều không gian công cộng hơn
- Cải thiện khả năng tiếp cận, kể cả cho người khuyết tật.
- Giảm chi phí ngoại hàm.
- Nâng cao sức khoẻ trong cư dân vì ít bị ô nhiễm và tăng cường việc sử dụng xe đạp và đi bộ.
- Nâng cao chất lượng của môi trường đô thị và chất lượng cuộc sống của công dân.
Một nhân tố quan trọng trong việc quy hoạch giao thông bền vững là sự mong muốn, quyết tâm của các thành phố đưa ra những ý tưởng mới và học tập lẫn nhau. Không kém phần quan trọng là sự mong muốn của người dân về các vấn đề, các giải pháp và lôi cuốn họ tham gia về việc thiết kế, thực hiện và giám sát kết quả. Cuối cùng, phát triển GTĐT bền vững cần có sự chia sẻ kiến thức (các kinh nghiệm tốt hoặc chưa tốt) và mong muốn thú nhận rằng "tôi không biết…" rồi đề nghị giúp đỡ.