Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 11/08/2006 23:23 (GMT+7)

Ca múa - cách khêu gợi của nhện nhảy

Người ta vẫn biết rằng chim thì hót và ong thì múa, nhưng sự bổ sung của loài nhện vào câu chuyện tán tỉnh trong thế giới loài vật thì khá mới. Nó cho thấy nhện có hành vi giao tiếp phức tạp hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây.

Nhà nghiên cứu Damian Elias, chuyên ngành hành vi và sinh học thần kinh tại Đại học Cornell, Mỹ, đã quan sát loài nhện nhảy Habronattus dossenus và ghi lại hành vi thu hút bạn tình của chúng.

Loài nhện này "hát"bằng cách tạo ra các rung động khác nhau từ chiếc bụng của mình. Elias đã ngăn không cho một số con nhện cất tiếng ca bằng cách cố định bụng với đầu của chúng bằng sáp ong.

Ông nhận thấy những con nhện đực nào vừa hát và nhảy sẽ thành công hơn trong việc thu hút các con cái. Còn những anh chàng chỉ nhảy mà không hát thì ít được chú ý hơn. Điều này cho thấy sự cảm nhận giác quan đối với việc ca hát, cùng với sự chứng thực về hành vi nhảy ở con cái, đều là yếu tố quan trọng trong hoạt động giao phối của nhện nhảy.

Elias lý giải rằng nhện không có tai, nhưng thay vào đó lại có những cơ quan tí xíu trên chân cảm nhận được sự rung động.

"Điều tương tự xảy ra với chúng ta khi nghe nhạc lớn có âm bass nặng. Thay vì nghe bằng tai, chúng ta cảm nhận được âm trầm đó qua cơ thể",Elias nói.

Loài nhện nhảy Habronattus dossenus Ông cho biết thậm chí con người cũng có thể nghe được tiếng hát của nhện trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn như khi chúng hát trên một chiếc lá và sự rung động tạo nên âm thanh the thé.

Theo Elias "Điều thú vị về bài ca của chúng là 3 thành phần kết hợp với nhau để tạo nên một giai điệu, ở đó bài hát bắt đầu bằng một loạt tiếng sột soạt, chấm phá bằng vài tiếng đập đơn giản, rồi từ từ mạnh dần lên với một loạt tiếng thịch và vo vo. Toàn bộ điệu hát kéo dài từ 1 phút tới 20 phút".

Do loài nhện săn mồi bằng cách rình rập rồi nhảy vồ lên, giống như cách mèo vồ chuột, Elias phỏng đoán rằng điệu ca múa ấn tượng là cách để con đực nói với con cái rằng chúng là những tên săn mồi khéo léo, có thể lực rất tốt. Ngược lại, các con cái nhìn những vũ công mà không biết hát là những anh chàng kém chất lượng.

Sự đa dạng trong các bài ca rung động này dường như độc nhất ở nhện nhảy Habronattus. Loài cụ thể mà Elias nghiên cứu vẫn chưa hẳn là giỏi nhất. Chẳng hạn, nhện đực Habronattus coecatus còn biết ít nhất 10 điệu ca múa khác nhau cho bài trình diễn của mình, kéo dài trong 45 phút.

Steven Heydon, nhà khoa học tại Bảo tàng côn trùng học Bohart tại Đại học California, không hề ngạc nhiên bởi kết quả tìm kiếm. "Bạn cần phải tưởng tượng mình sống trong không gian 3 chiều của loài nhện. Một con nhện cái ở dưới chiếc lá sẽ không thể nhận ra con đực ở bên trên chiếc lá đó. Cần có một tín hiệu để chàng liên lạc với nàng trong không gian 3 chiều".

Heydon cũng giải thích: "Nhiều loài côn trùng săn mồi không có nhiều não, vì vậy con đực hoặc con cái phải làm thứ gì đó để tránh cho bạn tình ăn thịt mình. Một số con nhện đưa thức ăn làm quà tặng, còn trong trường hợp này, một điệu ca múa sẽ có ích".

Loài nhện nhảy Habronattus dossenus

Nguồn: khoahôc.com.vn 30/6/2006

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.