Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 21/09/2006 22:01 (GMT+7)

Cá heo ngủ như thế nào?

Loài cá heo có rất nhiều kiểu ngủ, cho phép chúng khoẻ mạnh vượt quađược những vùng biển lớn, dài tới vài nghìn km. Vì sự linh động ở các kiểu ngủ này mà nhiều khi người ta cứ nghĩ rằng, chúng không ngủ, những con bơi lập lờ trên mặt nước là những con đã yếu hoặc đã chết. Thực chất đó lại là khi con vật ngủ khá say, cá hoặc nằm nghiêng cứng đờ trên mặt nước hoặc vừa ngủ vừa bơi lặn.

Cá heo ngủ ngon nhất vào đêm và thường nổi lơlửng, nhưcác khúc gỗ mục, hay còn gọi là kiểu ngủ say nhưchết. Ban ngày thì chúng ngủ ít hơn, lơmơkiểu mèo ngủ. Cá con vừa bú mẹ vừa ngủ trong khi cá mẹ bơi, luồng hơi ở phía sau cá mẹ sẽ kéo chúng theo. Cá mẹ thậm chí cũng ngủ, song nó vẫn bơi, đặc biệt là trong vài tuần đầu tiên sinh con vì nếu nó ngừng cá con sẽ chìm ngay, con non chưa đủ lượng mỡ và bong bóng để có thể nổi dễ dàng nhưcá lớn.

Để giúp đỡ nhau và tránh bị tấn công, cá heo đực trưởng thành sẽ bơi chậm thành đôi khi ngủ; cá cái hay cá con bơi giữa đàn và ngủ theo cặp. Khi ngủ, cá heo mũi to chỉ nghỉ nửa não, còn một nửa tỉnh táo để xác định mồi, bạn, kẻ thù và các vật cản, cứ 2 giờ chúng lại giở não một lần. Mặc dù, ngủ nhiều vào đêm, song cá heo cũng hay thức muộn săn mực (cá heo mũi to dành tới 33,4% ngày để ngủ). Cá heo cũng ngủ mơ, qua thử nghiệm một đặc tính thường thấy ở ngủ mơlà máy mắt thì người ta thấy một đêm cá heo cũng có 6 phút mơ.

ở cá heo, hệ hô hấp hoàn toàn tự giác, nên một phần não vẫn tỉnh táo để kiểm soát thở. Cá heo có thể nhịn thởđược rất lâu. Phổi chúng lớn hơn tất cả các động vật khác nên hítđược nhiều khí nhất và trao đổiđượcđược nhiều khí qua mỗi lần hít vào thở ra nhất. Máu cá lại mangđược nhiều oxy hơn và một điều đáng ngạc nhiên là, khi lặn máu chỉ đi qua các cơquan cần oxy, nhưtim, não và các cơbơi, còn hệ tiêu hoá và các hệ khác phải chờ đợi. Cá còn có sức chịu đựng CO 2ghê gớm. Não sẽ không kích thở nếu nhưlượng CO 2không đủ lớn bằng vài lần người.

Hiếm khi nào thấy cá heo chết đuối song chúng vẫn có thể chết ngạt nếu thiếu khí. Cá con dễ gặp nguy hiểm. Khi vừa đẻ nhất thiết cá con phải ngoi lên để thở song đôi khi nó không ngoi lênđược. Khi bị mắc lưới, do không lên mặt nước thởđược, lại trong cơn hoảng loạn chúng sẽ lặn sâu và bị chết ngạt.

Nguồn: KH&ĐS Số 58 Thứ Sáu 21/7/2006

Xem Thêm

Thanh Hoá: Tìm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao
Chiều ngày 26/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) đã tổ chức Hội thảo đóng góp ý kiến cho báo cáo tham vấn về chủ đề: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh.
Bình Thuận: Giải pháp xây dựng công trình bảo vệ bờ biển
Sáng ngày 22/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức hội thảo “Giải pháp đầu tư xây dựng công trình bảo vệ bờ biển tại các khu du lịch trên địa bàn tỉnh”.
Phú Thọ: Đề xuất giải pháp phát huy tiềm năng Vườn Quốc gia Xuân Sơn
Ngày 20/8, Liên Hiệp Hội tỉnh Phú Thọ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp tỉnh, Vườn Quốc gia Xuân Sơn tổ chức hội thảo tư vấn phản biện và giám định xã hội về: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát huy tiềm năng, lợi thế Vườn Quốc gia Xuân Sơn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Tin mới

Thông báo lấy ý kiến nhân dân đối với cá nhân đề nghị khen thưởng cấp nhà nước
Theo thông báo số 639/TB-LHHVN, ngày 02/10/2024 của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Về việc lấy ý kiến nhân dân đối với ông Đinh Văn Nhã Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Đào tạo OMEGA được đề nghị khen thưởng cấp nhà nước vì có những thành tích hoạt động nghiên cứu KH&CN trong giai đoạn 2020 - 2024 được Bộ KH&CN công nhận.
Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng tham dự ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024
Sự kiện có sự tham dự của Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính; Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Nguyễn Xuân Thắng; TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA); lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương; các đại sứ, đại diện các tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chuyên gia, nhà khoa học.
Sơn La: Phát triển nghề cây cảnh gắn với du lịch trên địa bàn
Ngày 30/9, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Hội Ngành nghề nông nghiệp nông thôn tỉnh tổ chức hội thảo tư vấn phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh gắn với du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La. Chủ tịch Liên hiệp hội Phạm Thị Hà và Phó Chủ tịch Hội Ngành nghề nông nghiệp nông thôn Nguyễn Thế Luận chủ trì hội thảo.
Hà Giang: Góp ý dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn
Ngày 26/9, Liên hiệp hội tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn. Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các Hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh và các chuyên gia TVPB ở trung ương, ở tỉnh.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Bản đồ nhân sự trong phát triển doanh nghiệp
Đây là chủ đề năm trong chuỗi hoạt động phổ biến kiến thức năm 2024 của Viện Chính sách, Pháp luật và Quản lý (Liên hiệp Hội Việt Nam) vừa được tổ chức ngày 28/9 tại Khu công nghiệp Phố Nối – Hưng Yên với gần 70 lãnh đạo doanh nghiệp tham dự.