Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 09/09/2011 20:46 (GMT+7)

Bộ Luật “Lê Triều Hình Luật” và ý nghĩa của nó đối với nước ta hiện nay

Tính hiệu quả của hệ thống pháp luật, do đó, trở thành thước đo của sự ổn định quốc gia, bởi lẽ nếu pháp luật nghiêm minh, thưởng phạt đúng người đúng việc, xuất phát từ lợi ích chung, hay đảm bảo “chính danh” đối với tất cả các mối quan hệ, các thứ bậc xã hội, thì sẽ góp phần làm cho guồng máy nhà nước vận hành tốt, trên dưới đồng lòng. Trong trường hợp đó, lợi ích của lực lượng thống trị xã hội đồng nhất với lợi ích quốc gia, dân tộc. Sự đồng thuận này có ý nghĩa tích cực ở chỗ, chẳng hạn, nếu diễn ra những sự kiện ảnh hưởng đến toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia thì các lực lượng xã hội sẽ được huy động tối đa, trở thành sức mạnh không thể ngăn nổi, xuất phát từ sự nhận thức về mục tiêu chung.

Thời Trần, bắt đầu từ tinh thần pháp trị của Trần Thủ Độ, với sự nghiêm minh và công bằng, lấy kỷ cương phép nước và khoan dung văn hóa làm cơ sở, đã tập hợp các tầng lớp nhân dân trong ba lần đánh thắng quân xâm lược phương Bắc. Ngược lại, sự buông lỏng kỷ cương, coi thường phép nước, hoặc xây dựng một hệ thống pháp luật cố tâm bảo vệ lợi ích của một tông tộc, một nhóm cầm quyền mà xem nhẹ lợi ích quốc gia, dân tộc, sẽ là mầm mống của bất ổn và khủng hoảng xã hội, thậm chí dẫn đến nguy cơ mất nước. Lịch sử dân tộc suốt ngàn năm qua không dưới một lần đã để lại thêm một bài học kinh nghiệm xương máu, đó là: đôi khi một hệ thống pháp luật hết sức chặt chẽ, nghiêm minh, nhưng không dựa trên sự hiểu biết bản chất con người, không tìm được sự “trung hòa” với yếu tố tâm lý, đạo lý dân tộc, thì cũng không phát huy tác dụng tích cực, nghĩa là thiếu tính hiệu quả xét ở bình diện thu phục nhân tâm. Hồ Quý Ly là một ví dụ điển hình. Đặt sang bên cách thức đi đến quyền lực không được “hợp pháp”, vốn không xa lạ trong lịch sử Việt Nam, có thể nhận thấy ở ông một vị vua có đầu óc cải cách, tha thiết đổi mới hệ thống quyền lực, ra sức củng cố sức mạnh quốc phòng, lấy ổn định xã tắc giang sơn và chủ quyền dân tộc làm mục tiêu của chính sách đối nội và đối ngoại. Tuy nhiên, cuối cùng binh hùng tướng mạnh của cha con Hồ Quý Ly không đủ sức bảo vệ đất nước trước quân xâm lược nhà Minh chỉ vì hai chữ nhân tâm. Từ trường hợp đau lòng này, những người lãnh đạo và nhân dân ta rút ra bài học lớn trong suốt hơn 500 năm qua, đó là: một bộ luật dù nghiêm túc đến đâu, thì cũng phải tính đến khả năng hiện thực hóa nó trong cuộc sống, và biết “lắng nghe” sự phản biện từ các tầng lớp nhân dân, thì mới có thể gọi là một bộ luật hợp lòng người. Hơn nữa, để có hệ thống pháp chế nghiêm minh, thì bản thân người đứng đầu cũng phải chấp hành một cách triệt để, làm gương cho thiên hạ về tư cách, đức độ. Tìm hiểu lịch sử thăng trầm của dân tộc, chúng ta càng nhận thấy ý nghĩa to lớn của luật Hồng Đức, một kiệt tác của lịch sử, vượt ra khỏi khuôn khổ của những điều luật khô khan.

Lê triều hình luật, hay Quốc triều hình luật được biên soạn dưới triều Lê Thánh Tông (năm 1483), niên hiệu Hồng Đức, nên được gọi là Luật Hồng Đức. Bộ luật này, với những nội dung cụ thể, liên quan đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đã trở thành cơ sở pháp lý chủ yếu của xã hội Việt Nam thời phong kiến trong nhiều thế kỷ. Trải qua bao thăng trầm, đến nay bộ luật này hầu như còn nguyên vẹn, trong đó có cả các bình chú và hướng dẫn. Lê triều hình luậtthể hiện quan điểm kế thừa của vua Lê Thánh Tông, dựa trên những luật lệ trước đó như các Hình Thư thời Lý, Trần; các quy định của pháp luật đã ban bố và thi hành trong các triều vua luật đã ban bố và thi hành trong các triều vua thời Lê sơ, như Luật Thư (6 quyển) của Nguyễn Trãi và Quốc Triều Luật Lệnh của Phan Phu Tiên (6 quyển), cả hai đều được làm vào khoảng thời gian từ 1440 - 1442.

Lê triều hình luậtgồm 6 quyển, trong đó 5 quyển có 2 chương và 1 quyển có 6 chương, cả thảy là 16 chương, 722 điều. Ngoài ra, trước khi đi vào các chương và điều thì Lê triều hình luậtcòn có các biểu đồ quy định về các hạng để tang và tang phục (bản đồ để tang chín hàng họ trong họ nội), kích thước và các hình cụ (roi, trượng, gông, dây sắt…). Các quy định trong luật không chỉ đề cập đến yếu tố hình sự, mà thông qua đó, thể hiện tư tưởng nhân văn của Lê Thánh Tông được thể hiện trong Lê triều hình luật (cho thấy sự khác biệt giữa luật hiện thực và khoa học kỹ thuật làm luật, được xác lập trên cơ sở bản chất, đặc trưng của người Việt).

Lê triều hình luậtcó tham khảo luật nhà Đường (Trung Quốc). Tuy nhiên, đó không phải là sự sao chép thuần túy các quy định của pháp luật thời Đường, mà thể hiện rất rõ nét đặc thù của pháp luật Đại Việt, phản ánh chân thực và sâu sắc hiện thực xã hội nước ta thế kỷ XV. Luật của nhà Đường lấy tính cách và tinh thần người Trung Quốc làm khuôn mẫu, do đó, trong rất nhiều quy định đã xuất phát từ điều kiện sinh hoạt của người Trung Quốc, với những ràng buộc mà khi áp dụng cho các quốc gia khác, trong đó có nước ta, sẽ trở nên không phù hợp. Hơn thế nữa, các hình phạt của luật nhà Đường hướng đến mục đích củng cố vương quyền, còn các quy định của Lê Thánh Tông trong Luật Hồng Đứckhông chỉ giới hạn trong yếu tố bảo vệ chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc Nghiên cứu bộ Lê triều hình luậtcho thấy, những quy định trong bộ luật này có rất nhiều điểm tiến bộ so với các bộ luật đương thời trong khu vực châu Á. Chẳng hạn trong bộ Luật Hồng Đứccó nhiều điều quy định rõ trách nhiệm bảo vệ đường biên, vùng biển, cửa quan. Các hành vi xâm phạm an ninh và toàn vẹn lãnh thổ bị trừng trị nghiêm khắc. Trong bộ Luật Hồng Đứccó nhiều điều quy định rõ về việc xử phạt đối với các hành vi ấy. Ví dụ: “Người trốn qua cửa quan ra khỏi bên giới đi sang nước khác thì bị chém” (Điều 71: Những ai trốn cửa ải, vượt biên giới ra nước ngoài thì bị xử chém). Người giữ cửa ải (coi xét cửa biển cũng vậy) không biết thì bị lưu đày châu xa” hoặc “Những người bán ruộng đất ở bờ cõi cho người nước ngoài thì bị chém” (Điều 74: Ai bán nô tì và voi ngựa cho người nước ngoài thì bị chém. Quan phường xã biết mà không tố giác thì giảm một bực tội. Quan lộ, huyện trấn dung túng thì tội giống việc kẻ bán kia. Vô tình không biết thì xử tội biếm, phạt)… Đối với nhà Lê, và không chỉ nhà Lê, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là điều thiêng liêng, sống còn. Cho nên tội phản quốc là tội không tha, cho dù kẻ đó là người của hoàng tộc.

Vua Lê Thánh Tông còn ban hành các đạo dụ, những sắc chỉ quy định việc kê khai, kiểm tra dân số của toàn vương quốc, đặt ra luật lệ về chế độ binh dịch mà ngày nay chúng ta gọi là nghĩa vụ quân sự; Đặt ra phép quân điền cùng với việc xây dựng quân đội chính quy, thiện chiến làm cho đất nước luôn ở trong tình trạng đầy đủ sức mạnh để đập tan mọi mưu toan xâm lược ví như “Khi đánh giặc mà tướng hiệu bất hòa, và tiết lộ quân cơ, làm lính ngã lòng, tất cả đều bị chém”.

Dưới chế độ phong kiến, nông nghiệp là nền tảng của xã hội. Quả là đúng, khi vua Lê Thánh Tông ngay từ ngày đầu lên trị vì đã lấy việc mở mang nông nghiệp làm trọng. Trong chương điền sản (đất, ruộng) có đoạn “Những nhà quyền thế chiếm đoạt nhà cửa ruộng đất, ao đảm của lương dân từ 1 mẫu trở lên thì xử phạt”, hoặc “Trong hạt mình cai quản có cọp, sói, heo rừng… làm hại dân, phá hại hoa mầu mà không lập mưu bắt chúng thì xử tội biếm”.

Trước hết, trong việc cải cách hành chính, Nhà vua đã đặt ra các cơ quan chuyên trách về việc chấn hưng nông nghiệp như đặt ra bốn cơ quan mới: Sở tầm tang chuyên chăm lo khuyến khích việc trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa; Sở thực thái chuyên lo việc trồng rau; Sở điền mục chuyên lo việc chăn nuôi gia súc, gia cầm và Sở đồn điền chuyên lo việc ruộng đất. Ông còn đặt thêm chức quan mới: Quan Hà đê để chăm lo việc đắp đê, hộ đê, phòng chống bão lụt.

Vua Lê Thánh Tông đặc biệt coi trọng việc đắp đập, tu sửa đê điều đề phòng bão lụt. Trong bộ Luật Hồng Đứccó hai điều quy định khá tỉ mỉ về vấn đề này: “Việc sửa đê những sông lớn bắt đầu từ ngày mồng 10 tháng giêng, người xã nào ở trong đường đê phải đến nhận phần đắp đê, hạn trong hai tháng đến ngày mồng 10 tháng 3 thì làm xong. Những đường đê mới đắp hạn trong 3 tháng phải đắp xong. Quan lộ phải năng đến xem xét, quan coi đê phải đốc thúc hàng ngày. Nếu không cố gắng làm để quá hạn mà không xong thì quan lộ bị phạt, quan giám bị hiếm. Quân lính và dân binh không theo thời hạn đến làm và không chăm chỉ sửa đê, để quá hạn không xong thì bị trượng hoặc biếm”.

Vua Lê Thánh Tông trong ý thức và hành động của mình luôn lấy dân làm gốc, coi trọng sức dân. Ông chăm lo rất chu đáo đến ự ấm no cho dân. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là bằng cách cải cách pháp luật, bảo vệ quyền sở hữu ruộng đất, là cái quyền gốc cho việc thực hiện các quyền tiếp theo đảm bảo quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc cho người nông dân.

Trong bộ Luật Hồng Đứcđã có những điều luật quy định việc trừng phạt những hành vi vi phạm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và định đoạt ruộng đất của người nông dân. Bộ luật đã liệt kê những tội trạng đáng bị trừng phạt như: Tranh giành đất đai trái với chúc thư, nhận bừa ruộng đất của người khác, hà hiếp, bức hại để mua ruộng đất của người khác, tá điền cấy nhờ ruộng nhà kẻ khác mà trở mặt nói là của mình, xâm lấn bờ cõi ruộng đất, nhổ bỏ giới mốc, chặt cây trong khu mộ địa của người khác, cấy trộm vào phần đất, phần mộ của người khác, chôn cất trộm vào ruộng của người khác, ruộng đất đang tranh chấp mà đánh người để gặt lấy lúa má, cấy rẽ ruộng công hay tư, không báo cho chủ mà tự tiện đến gặt. Bảo vệ người dân, Bộ luật cũng đồng thời định ra khung hình phạt thích đáng đối với kẻ giàu như: “Các nhà quyền quý chiếm đoạt ruộng đất ao đầm của nhân dân, từ một mẫu trở lên thì xử tội phạt, từ năm mẫu trở lên thì xử tội biếm; quan tâm trở xuống thì xử tăng thêm hai bậc và phải bồi thường như luật định”.

Bộ Luật Hồng Đứccòn có cả những điều quy định nhằm bảo vệ quyền sở hữu ruộng đất cho trẻ em và người già như: “Chồng chết con còn nhỏ, vợ tái giá mà bán điền sản của con, cha mẹ còn sống mà bán trộm điền sản thì con trai bị đánh 60 trượng, người trong họ tự tiện bán ruộng của đứa cháu mồ côi đều bị xử phạt”.

Quốc Triều Hình Luậtlà bộ luật có những thành tựu to lớn, có những nét riêng biệt, thể hiện độc đáo bản sắc dân tộc và tính độc lập của một quốc gia có chủ quyền. Đây là bộ luật đã khẳng định được giá trị và vị thế của mình trong lịch sử hệ thống pháp luật của dân tộc bởi những giá trị tiến bộ của nó vượt trước thời đại, và mang tính nhân văn sâu sắc của người Việt. Những giá trị trong Lê triều hình luật thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, bao trùm lên tất cả các lĩnh vực kinh tế và xã hội. Sự ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo được in đậm trong nhiều quy phạm pháp luật đã được ghi nhận trong Quốc Triều Hình Luật, không chỉ dưới khía cạnh như gia đình và xã hội, mà nó còn được trải rộng ra dưới khía cạnh kinh tế bằng những chính sách về nông nghiệp, quân điền, an dân và chính sách ổn định sản xuất nông nghiệp. Việc nghiên cứu những ảnh hưởng của Nho giáo trong Luật Hồng Đứckhông những giúp ta lý giải một cách sâu sắc nhiều lĩnh vực pháp luật, chế định pháp luật, quy phạm pháp luật mà còn góp phần quan trọng để bổ sung những cơ sở pháp luật và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay. Trong thiên “Hình luật chí” của bộ sách Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, sử gia lỗi lạc Phan Huy Chú đã dành một vị trí xứng đáng cho việc giới thiệu bộ Quốc triều hình luật, ông nhận xét: “Hình của nhà Lý thì lỗi ở khoan rộng, hình của nhà Trần thì lỗi ở nghiêm khắc”, khi nói về pháp luật thời Lê, ông đã phải khen ngợi “thật là cái mẫu mực để trị nước, cái khuôn phép để buộc dân”.

Quan điểm “dân là gốc nước”, được thể hiện trong Luật Hồng Đức, cho thấy truyền thống này được Lê Thánh Tông kế thừa, thể chế hóa bảo vệ quyền lợi của người dân, Lê Thánh Tông đưa vào luật những hình phạt đối với những kẻ được giao trọng trách quản lý xã hội nhưng sách nhiễu dân, hành dân. Trong Điều 370 và 371 chỉ rõ: “Những nhà quyền thế chiếm đoạt nhà cửa ruộng đất, ao đầm của lương dân từ 1 mẫu trở lên thì xử phạt, 5 mẫu trở lên thì xử biếm, quan tam phẩm trở xuống thì xử thêm 2 bực tội, bồi thường như luật định. Đã tâu rồi thì xử khác”, và “Trong hạt mình cai quản có cọp, sói, heo rừng… làm hại dân, phá hoại hoa màu mà không lập mưu bắt chúng thì xử tội biếm. Ai giỏi bắt được thì thưởng theo việc nặng, nhẹ”. Luật pháp của triều đình đòi hỏi người ra làm quan phải công tâm, khách quan trong xử phạt, không o ép, bức cung người khác. Tại điều 683 qui định: “Quan xử án, trong bản bán, chỗ luận tội phải dẫn đủ chánh văn và cách thức của luật định. Làm trái thì xử phạt. Xét xử theo riêng ý mình thì bị biếm một tư. Nếu có thêm bớt thì xử phạt theo luật thêm bớt tội cho người”.

Luật Hồng Đức, với ý thức bảo dân và an dân, định ra nhiều điều khoản cụ thể chống hàng gian, hàng giả, đảm bảo tôn ti, trật tự, với những quy định như: “Trong các chợ ở kinh thành hay thôn quê mà người bán không theo đúng cân thước, thăng đấu nhà nước đưa ra, mà cải đổi riêng để mua bán thì xử biếm hoặc đồ”, hoặc: “Ai làm những vật dụng giả (hàng giả) và vải lụa ngắn, khổ hẹp đem bán thì bị đánh 50 roi, biếm một tư, hàng hóa bị sung công. Quan giám sát và người đứng đầu cố ý dung túng thợ làm giả thì phạt tiền biếm hay bãi chức. Tiền phạt thưởng cho kẻ tố cáo. Căn cứ việc nặng nhẹ mà phạt, nếu là việc công thì thêm một bực tội”.

Bên cạnh đó, bộ luật cũng đề cập chủ trương khoan dung, nhưng cương quyết xử phạt những kẻ phản bội, đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc như: “Ai phạm tội chưa bị phát hiện mà tự thú trước thì được tha tội. Ai phạm tội thập ác và giết người thì không áp dụng luật này”, hay: “Làm việc công có sai lầm, biết mà tự thú thì tha tội. Chuyện liên can đến nhiều người, nhưng một người biết ra thú tội thì mọi người (khác) đều được giảm tội một bực”.

Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu tiếp thu, vận dụng, kế thừa những tư tưởng tiến bộ của Quốc triều hình luật vào thực tiễn công tác xây dựng và hoàn thiện bộ luật hình sự, bộ luật dân sự, luật phòng chống tham nhũng, luật phòng chống lãng phí… Giáo sư Phan Huy Lê (Hội Sử học Việt Nam ) cho rằng: Quốc triều hình luật là một nguồn tài nguyên vô cùng rộng lớn, là mảnh đất màu mỡ cho các nhà sử học, luật học… tiếp tục khai thác, nghiên cứu. Ông viết: “Chế độ quân chủ chuyên chế quan liêu có mặt hạn chế của nó và sau này đã gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho đất nước, nhưng điều cần nhấn mạnh là trong hoàn cảnh thế kỷ XV, nhất là dưới triều Lê Thánh Tông, vẫn còn phát huy vai trò tích cực của nó. Với ý thức dân tộc và tinh thần tự cường cao, Lê Thánh Tông nêu cao Nho giáo, tiếp nhận mô hình chế độ quân chủ Nho giáo, nhưng luôn luôn xuất phát từ những đặc điểm của đất nước và lợi ích dân tộc”. Giáo sư Oliver Oldman, chủ nhiệm khoa Luật Đông Á, thuộc trường Luật Đại học Harward, đã đánh giá: “Bộ luật thời Lê của nước Việt Nam truyền thống là một công trình bất hủ vùng đại Đông Á truyền thống. Chúng ta thấy triều Lê vào những thế kỷ đặc sắc của mình đã nỗ lực xây dựng một quốc gia vững mạnh như thế nào để bảo vệ những quyền hợp pháp của con người thông qua một hệ thống pháp luật tiến bộ, trong đó, có nhiều điều đã có thể so sánh ngang về mặt chức năng với những quan điểm pháp luật phương Tây cận hiện đại”.

Đối với quá trình đổi mới đất nước việc bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống, trong đó có truyền thống thượng tôn pháp luật, lấy dân làm gốc, xuất phát từ ngàn năm dựng nước và giữ nước của cha ông, luôn luôn là điều cần thiết và bổ ích. Nhà nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam không tự nhiên sinh ra mà có sự kế thừa giá trị truyền thống của dân tộc. Nhà nước ấy là sáng tạo của Đảng Cộng sản trong suốt quá trình đổi mới, vượt qua tình thế khủng hoảng, rút ra những bài học lớn từ sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội hành chính quan liêu, để từng bước tìm kiếm và thể nghiệm con đường phát triển phù hợp với xu thế chung của thế giới và đặc thù của dân tộc.

Xét từ quy luật kế thừa tư tưởng nhà nước pháp quyền của chúng ta, trong quá trình hình thành, có mối liên hệ lịch sử với những yếu tố pháp trị trong tư tưởng phương Đông cổ đại, những bài học trị nước bằng pháp luật kết hợp với văn hóa khoan dung, tinh thần nhân văn của người Việt Nam, trong đó, không thể không nói đến Luật Hồng Đức; những tư tưởng pháp quyền phương tây cận đại, nhất là tư tưởng của các nhà khai sáng Pháp thế kỷ XVIII, quan điểm chính trị của chủ nghĩa Mác - Lênin như tư tưởng định hướng cho chúng ta hôm nay.

Để đạt được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định “tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, “tích cực phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí”, đồng thời “thực hiện đồng bộ các chính sách và luật pháp của Nhà nước nhằm phát huy dân chủ” (dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp và chế độ tự quản của cộng đồng dân cư) và “giữ vững kỷ cương trong xã hội”. Như vậy, điểm chung của truyền thống yêu nước Việt Nam , được thể hiện trong lịch sử cũng như hiện tại là đảm bảo ổn định xã hội vì lợi ích của đất nước, của nhân dân.

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Huế: Hội nghị về Nội tiết và Đái tháo đường năm 2025
Ngày 29/3, Hội Nội tiết và Đái tháo đường thành phố Huế phối hợp với Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 8 về bệnh nội tiết, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa năm 2025.

Tin mới

Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.
Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Khai mạc Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III
Ngày 26/4, tại Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc và vòng loại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025.
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.