Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 18/04/2011 21:06 (GMT+7)

Bình Phước: Một học sinh chế tạo đèn học bằng sức gió

Hoàng kể: “Vào mùa khô năm học trước (2009-2010), khu vực nhà em ở thường xuyên bị cúp điện, ảnh hưởng đến việc học bài vào ban đêm. Nên từ đó, em nung nấu ý tưởng sáng chế đèn học bằng sức gió để phòng bị mỗi lần cúp điện”. Thiết kế của Hoàng rất đơn giản. Vật liệu gồm 4 miếng tôn làm cánh quạt bỏ ngoài trời để lợi dụng sức gió làm quay cần trục.

Trục quay gắn với 2 cái nhông rồi nối vào đầu của dynamo xe đạp (loại hay gắn cà vào bánh xe tạo ra đèn chiếu sáng ban đêm). Khi có gió, cánh quạt quay và cũng làm cho dynamo quay theo, tạo ra dòng điện một chiều (6V) để sạc pin dự trữ với đèn học để trong nhà. Khi cần đèn thắp sáng, có thể gắn trực tiếp với nguồn điện. Trong trường hợp bị cúp điện mà không có gió quay cánh quạt thì chuyển qua dùng pin đã được sạc dự trữ để thắp sáng đèn.

Để chế tạo ra sản phẩm này, dynamo và bộ nhông đôi Hoàng xin từ tiệm sửa xe gắn máy. Hoàng chỉ tốn tiền mua tôn về làm 4 cánh quạt và một ít dây điện cùng với cái đèn học có sạc điện. Hoàng cho biết: “Vì đây là mô hình dự thi nên em không làm hộp để che nắng mưa cho bộ nhông. Nếu đưa sản phẩm này vào thực tế thì cần phải gắn thêm một hộp che, bôi thêm dầu mỡ cho bánh nhông luôn được trơn”.

Ngoài sáng chế trên, trước đây Hoàng còn đoạt giải Nhất và 2 giải Nhì Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên - nhi đồng tỉnh Bình Phước; một giải Nhì cấp quốc gia và huy chương Bạc cuộc thi “ Triển lãm quốc tế sáng tạo khoa học công nghệ trẻ lần thứ 7” từ mô hình sản phẩm máy cắt củ mì, ván ép làm từ thân cây mì, bảng dạy học di động dành cho giáo viên...

Hoàng là con trai duy nhất của anh Nguyễn Tiến Hùng. Năm 2001, anh Hùng bị tai nạn dẫn đến liệt tứ chi, mẹ bỏ đi theo người khác nên mọi công việc đều dồn lên đôi tay của Hoàng. Do hoàn cảnh khó khăn nên 2 cha con phải đi ở nhờ nhà người thân. Sở dĩ Hoàng học được đến ngày hôm nay cũng nhờ trường miễn giảm học phí.

Ngoài sự sáng tạo, Hoàng rất có khiếu vẽ và ước mong sau này làm kiến trúc sư. “Ngay cả số tiền mà em có được để chế tạo sản phẩm đèn học bằng sức gió cũng nhờ những lần vẽ pano tuyên truyền cho thị trấn Thanh Bình và huyện Bù Đốp”, Hoàng khoe.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.