Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 05/03/2008 18:12 (GMT+7)

Biết sức khỏe từ ADN

Cũng ngay tại Việt Nam , vào năm 2008 này, không ít nhà khoa học sẽ ứng dụng công nghệ phân tích ADN để tư vấn sức khoẻ, khả năng nghề nghiệp trong tương lai, làm thẻ cá nhân cho “khách hàng”.

Thẻ ADN cá nhân

Trung tâm phân tích ADN và Công nghệ di truyền thuộc Liên hiệp hội Việt Nam (E3, P108, Khu Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội) hằng ngày vẫn tiếp khá nhiều “khách hàng” khá đặc biệt đến nhờ xét nghiệm huyết thống.

Có vô vàn những nghi ngờ sự thật về huyết thống đã được xác định. Người bố đi bộ đội ở chiến trường thấy vợ ở nhà đột nhiên sinh con. Một ông giám đốc rất giàu có bị bồ nhí loan tin có bầu, rồi đem con đến nhà đòi chia tài sản...

Có rất nhiều trường hợp như vậy đã được “liều thuốc ADN” hóa giải. Nhưng tất cả sẽ không dừng lại ở đó. Công hiệu và giá trị củaADN trong tương lai với nhiều vấn đề phức tạp vượt xa rất nhiều sự tưởng tượng của loài người 10 năm về trước.

Trước mắt, trong năm 2008, ngay tại Việt Nam, các nhà khoa học sẽ tạo một dịch vụ mới từ ADN để cung cấp cho khách hàng, đó là thẻ ADN cá nhân. Thẻ ADN được cọi là một trong những “bệnh án” tinh vi, là “lá số tử vi” để các nhà khoa học mách bảo cho con người những nguy cơ về sức khoẻ.

Để biết được tiện ích của thẻ ADN cá nhân để làm gì chỉ cần hiểu về ADN. Theo GS.TS Lê Đình Lương,Giám đốc Trung tâm, người đang cùng các cộng sự tiếp tục theo đuổi công trình tạo thẻ ADN cá nhân, thì thẻ ADN là sản phẩm của quá trình giải mã bộ gen người nó đặc biệt quan trọng đối với con người nếu xét từ góc nhìn di truyền cũng như bệnh học. ADN mang nhiều thông tin di truyền của con người, nó được phát hiện năm 1953.

Trước đó, người ta gọi ADN là Deoxyribonucleic acid. Mỗi phân tử ADN chỉ có 4 thành phần được gắn kết với nhau, mà người ta thườnggọi tắt bằng 4 chữ cái đại diện cho các thành phần đó: A, C, G, T. Sự kết hợp của 4 chữ cái này luôn mang một thông tin nhất định.

Vì ADN mang thông tin, nên nếu ADN bị bệnh, hoặc biến dị thì cơ thể người cũng bị bệnh tương ứng. Do đó phương pháp chữa bệnh cho con người khỏi tuyệt đối mà không bị tác dụng phụ thì đó phải là phương pháp chữa từ ADN. Những năm gần đây, sự khám phá ra công năng của gen (một đoạn ADN mang thông tin) càng trở nên rõ ràng hơn.

Các nhà khoa học đã chứng minh được khả năng can thiệp đến cấp độ gen để chữa bệnh là sáng rõ, thậm chí biết rất rõ sự vận động, vai trò của từng gen trong toàn bộ gen người. Những bước tiến này là cơ sở quan trọng để thẻ ADN cá nhân sớm hoàn thành và các dịch vụ tư vấn phòng và chữa trị bệnh từ gen hứa hẹn sẽ phát triển.

Thẻ ADN cảnh báo gì về sức khoẻ?

Chức năng thứ nhất của thẻ ADN (xác định người này khác người kia, ai có cùng huyết thống với ai...) gần như không còn bất kỳ người nào nghi ngờ nữa. Các dịch vụ xét nghiệm này cũng đang được thí nghiệm ở rất nhiều nơi tại Việt Nam .

Thẻ ADN sẽ là tấm phim chụp hình (giống như các bản phim chụp tim, phổi, xương...) những đoạn gen cần thiết. Cầm bản phim này, các bác sỹ, nhà khoa học chuyên về sinh học phân tử có thể đọc, tư vấn cho người nào đó những khả năng họ sẽ bị mắc bệnh gì trong tương lai.

Cơ sở để đưa ra những tư vấn này là cho đến năm 2003, sau khi thế giới công bố toàn bộ bộ gen người thì người ta cũng dần chỉ ra hàng nghìn gen là thủ phạm gây bệnh. Ví dụ đến nay, các nhà khoa học đã tìm được gen gây ung thư như: gen E2F3 gây ung thư bàng quang; gen Aurora 2 gây ung thư vú, gen gây ung thư ruột...

Trong cơ thể con người các nhà khoa học cũng xác định được gen áp chế ung thư (P53). Nếu thẻ ADN cho biết gen P53 hoạt động yếu vàgen E2F3, hay Aurora2... hoạt động mạnh, trong khi cá nhân này lại bị tiền sử béo phì, quen ăn uống không hợp vệ sinh thì chắc chắn người đó sẽ bị một trong hai loại ung thư nói trên.

Bên cạnh những phân tích này, các nhà khoa học xem xét thêm một số bệnh khả năng di truyền bệnh tật của “bệnh nhân” và sẽ đưa ra lời tư vấn cụ thể nên tránh cái gì, khám chữa bệnh ra sao để gene có khả năng gây bệnh không biểu hiện ra bên ngoài.

Hiện GS Lê Đình Lương và PGS.TS Cung Đình Trung đã chọn ra 10 căn bệnh thường gặp ở Việt Nam . Năm 2008, Trung tâm có thể tư vấn cho những người làm thẻ ADN cách phòng, chống 10 căn bệnh nếu thẻ ADN cá nhân cho biết họ có khả năng nhiễm. Hiện thế giới đã xác định nguyên nhân của 50 bệnh là do gen.

Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện chưa có đủ điều kiện về kỹ thuật xác định được điều đó. GS Lương cho biết, trong tương lai các nhà khoa học Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp cận xác định được cơ chế gen hoạt động sai gây nên nhiều loại bệnh khác, từ đó có thể tư vấn phòng chữa được nhiều bệnh hơn.

Thẻ ADN bên cạnh cung cấp thông tin về bệnh tật, còn dự báo được chính xác người nào đó có năng khiếu gì để lựa chọn công việc thích hợp, thiên hướng học ngoại ngữ ra sao, giảm được chi phí cơ hội lựa chọn nghề, từ đó mà khả năng thành danh trong cuộc sống của họ cũng dễ bề suy đoán được... Giá một thẻ ADN dự kiến hơn 1.000 USD.

10.000 USD sẽ chữa một bệnh hiểm nghèo?

Trên báo Tiền phong Tết Đinh Hợi, GS Lê Đình Lương dự báo: Trong tương lai, người ta có thể chủ động tạo các gen mới, gây đột biến những điểm định trước trên phân tử ADN để tạo sinh vật thông minh, khoẻ mạnh, có sắc đẹp như mong muốn...

Không phải đợi lâu, tháng 10/2007, 3 nhà khoa học người Mỹ đã công bố công nghệ đánh sập gen bị bệnh trong cơ thể chuột và thay vào đó một đoạn gen mới sạch bệnh. Với công trình này, họ đã vinh dự nhận giải Nobel Y sinh năm 2007.

Những nghiên cứu này làm tiền đề cho các nghiên cứu quan trọng trong lĩnh vực y học để chữa các bệnh: ung thư, tim mạch, alzheimer...

Điều này cũng đồng nghĩa với việc khi có thẻ ADN, bệnh nhân không những được tư vấn phòng bệnh khoa học nhất mà trong tương lai không xa, thẻ ADN còn là cơ sở để giúp con người có thể chọn cách chữa bệnh đến cấp độ ADN: đánh sập gene gây bệnh ung thư, tim mạch, loạn óc... để thay thế đoạn ADN khoẻ mạnh hơn, từ đó bệnh sẽ khỏi.

Tất nhiên chi phí cho một ca chữa bệnh tận gốc này (nếu được thực hiện trên người sớm) cũng hoàn toàn không rẻ, bởi hiện nay mỗi lần đánh sập một gen chuột được thực hiện tại Mỹ, chi phí khoảng 10.000 USD. Với chi phí còn quá cao này, có lẽ trong năm 2008, nhân loại cũng mới chỉ có thể dừng lại ở việc tư vấn sức khỏe từ ADN.

Dù sao đó cũng là điều hạnh phúc so với hiện trạng chữa bệnh dùng kháng sinh vô tội vạ can thiệp thô bạo vào nội tạng thông qua cấy ghép như hiện nay.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.