Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 04/06/2007 22:57 (GMT+7)

Biển và muối

Vì sao nước biển có muối?

Biển cả là “quê hương” của muối. Muối ăn (NaCl) chiếm tới 85% các loại muối hoà tan trong nước biển.

Giả sử nếu chúng ta tách được tất cả muối khỏi nước biển rồi rải đều lên lục địa thì lớp muối sẽ cao tới 153m. Còn làm bay hơi toàn bộ nước biển thì đáy biển sẽ có lớp muối dày tới 60m.

Để tìm hiểu nguồn gốc của muối trong nước biển các nhà khoa học đã tốn nhiều công sức từ việc phân tích, so sánh nước biển và nước sông, cho đến nghiên cứu đất đá sau cơn mưa thậm chí còn nghiên cứu hàng loạt núi lửa nữa. Cuối cùng họ đã phát hiện ra bí mật của nước biển. Hoá ra, đại dương trong quá trình lâu dài hình thành, lúc ban đầu đã hoà tan tất cả các loại muối khoáng. Đồng thời nham thạch, thông qua quá trình phong hoá (nham thạch bị tác động lâu ngày của mưa, nắng, gió bão và sinh vật) đã không ngừng bị phân giải và sản sinh ra các loại muối, sau đó theo các dòng sông đổ ra đại dương. Vậy sông ngòi, nham thạch và các núi lửa dưới đáy biển chính là nguồn gốc cung cấp chủ yếu các loại muối cho biển cả.

Thành phần các muối trong nước biển

Thành phần muối

Trong 1 kg nước

Tỷ lệ %

NaCl

27,2

77,8

MgCl 2

3,8

10,9

MgSO 4

1,7

47

CaSO 4

1,2

3,6

K 2SO 4

0,9

2,5

CaCO 3

0,1

» 0,3

MgBr 2và các thành phần khác

0,1

» 0,2

Tổng số

35

100

Biển chết

“Biển chết” nằm giữa biên giới Palestin và Jordan . Gọi là “biển” nhưng thực ra “biển chết” chỉ là cái hồ khá lớn. Mặt Bắc của “Biển chết” có sông Jordanchảy vào, còn mặt Nam là cửa sông Hasa. biển chết không hề có đường thông với bất kỳ đại dương nào. Từ bao đời nay nước hồ chưa bao giờ chảy ngược về hai con sông trên. Nước trong hồ có nồng độ muối ngày càng cao, do nằm trong khu vực có khí hậu cực nóng, nên nước hồ bốc hơi rất nhiều, mà lượng muối không hề giảm đi. Hiện nay hàm lượng muối của biển chết đã đạt từ 23 đến 25%, tức cứ 10 kg nước hồ thì có 2 kg muối. Đây cũng là nước hồ có hàm lượng muối cao nhất thế giới. Do hàm lượng muối cao nên sức đẩy của nước khá lớn đến mức có thể nằm phơi nắng vừa đọc báo trên mặt biển. Vì hàm lượng muối quá cao nên trừ vài loài rong tảo ra chẳng có sinh vật nào có thể tồn tại được. Cây cỏ trên bờ hồ cũng chỉ lơ thơ, thưa thớt còn quanh hồ hiếm khi thấy có bóng người. Vì vậy chẳng có cái tên nào thích hợp hơn cái tên “biển chết”.

Cung điện bằng muối

Sâu hơn 100 m dưới lòng đất trong núi, mỏ muối ở Ba Lan có một cung điện làm bằng muối. Công trình này được tạo dựng từ thế kỷ 17. Các chỉnh thể điêu khắc, giá đèn chùm treo trần và cả đến các gian phòng đều được làm bằng muối.

Dùng muối làm kem que

Nhiệt độ của nước đá là 0 0C. Lợi dụng tính chất này để làm kem que như sau: Cắm que tre vào ô đựng nước trái cây rồi đặt vào khay đá có dựng nước đá hoà tan nhiều muối ăn. Tất cả cho vào làm lạnh. Nước trái cây sẽ nhanh chóng đông lại thành kem que.

Làm con bướm bằng muối kết

Uốn dây thép thành hình con bướm và quấn bông sợi quanh dây thép rồi đặt vào nước muối đậm đăch. Nước muối từ từ bay hơi và đầu các sợi bông xuất hiện các tinh thể muối. Đợi cho tinh thể muối xuất hiện ở khắp các sợi bông, ta lại chuyển sang nước muối đậm đặc khác. Sau khoảng 10 ngày ta có con bướm bằng muối kết tinh, trông rất đẹp.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.