Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 06/10/2010 18:19 (GMT+7)

Biến trấu thành củi

Anh Lai bắt tay thực hiện ý tưởng bằng việc lên mạng mày mò, tìm kiếm các nguyên lý hoạt động của các loại máy ép. Tất cả những thông số kỹ thuật ấy được anh ghi chép lại một cách tỉ mỉ. Anh phác họa sơ đồ thân máy, tìm mua các thiết bị để chế tạo máy. Chiếc máy hoàn thành dựa trên các nguyên lý hoạt động của máy ép dạng trục vít có gia nhiệt cho khuôn ép, với chi phí 62 triệu đồng. “Nhìn những thanh củi trấu thu được tôi như không tin nổi vào mắt mình nữa. Đó chính là niềm hạnh phúc nhất mà tôi đã phải cố gắng rất nhiều để thành công”, anh Lai chia sẻ. 

Quy trình sản xuất củi trấu được tiến hành như sau: Trấu nguyên liệu đưa vào máy ép, bộ phận sấy tự động của máy sẽ làm giảm độ ẩm xuống còn dưới 12%, sau đó ép thành thanh củi cứng, dạng ống dài khoảng 40 cm, đường kính 78 cm. "Cứ 1,05 kg trấu, sẽ cho ra 1 kg củi trấu thành phẩm. Năng suất của loại máy ép này có thể đạt được 150 - 200 kg/giờ. Do trong bản thân phế phẩm nông nghiệp này đã có chứa sẵn chất kết dính (gọi là lignin) nên khi ép, tác dụng của nhiệt ma sát và nhiệt từ khuôn ép đã giúp tạo nên một chất kết dính chắc chắn. Do vậy, củi trấu này còn chắc hơn cả gỗ củi dùng thông thường khác", anh Lai cho hay.

Củi trấu có mùi thơm của hương lúa, ít khói và lâu tàn hơn so với các loại củi bình thường. “Trước kia, mỗi ngày, nhà tôi đun hết 6 - 8 ngàn đồng tiền củi bình thường. Từ ngày dùng củi trấu, mỗi ngày tôi chỉ tốn 2 ngàn đồng. Không chỉ rẻ hơn mà còn rất thuận tiện để tôi làm những công việc khác trong lúc nấu ăn, chứ không chực chờ để thêm củi như các loại củi kia”, bà Phan Thị Thu, một người đã dùng loại củi này nói.

Theo anh Lai, lợi nhuận thu được từ việc kinh doanh củi này cũng rất hấp dẫn. Một kg trấu được anh Lai mua với giá 200 đồng (chủ yếu là công vận chuyển), cộng tiền điện khoảng 100 đồng, rồi tiền bao bì khoảng 150 đồng. Vị chi, để có 1 kg củi trấu, anh Lai tốn 450 đồng tiền vốn. Hiện tại, 1 kg củi trấu được anh Lai bán ra với giá 800 đồng, anh Lai thu lãi ròng 350 đồng/kg củi trấu. Với công suất 150 - 200 kg củi/giờ, mỗi ngày bình quân anh Lai thu về khoảng 500 ngàn đồng.

Việc chế tạo thành công và đưa vào sản xuất máy ép trấu thành củi của anh Lai đã tạo nên một sản phẩm chất đốt có chất lượng cao, vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu phế phẩm nông nghiệp, vừa góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở vùng nông thôn.  

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.