Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 14/06/2010 19:41 (GMT+7)

Biến lúa thường thành lúa thơm

Thành công của nhóm sinh viên không chỉ giúp bảo tồn, nhân những giống lúa hiếm của Việt Nam , mà còn mở ra triển vọng tạo giống lúa thơm mới có năng suất cao hơn, khả năng chống bệnh và sâu hại tốt hơn.

Tìm gen thơm từ lá

Các giống lúa thơm cho gạo thơm ngon nhưng năng suất thấp, chi phí sản xuất cao trong khi lại ít người mua, vì thế nông dân ít trồng giống lúa này. Đó là lý do khiến nhiều giống lúa thơm đang bị thoái hóa, có nguy cơ mất hẳn.

Làm thế nào để có thể bảo tồn các giống lúa thơm. Và nhất là làm thế nào để tạo ra các giống lúa thơm mới có năng suất cao, chất lượng tốt?”. Ba sinh viên Lưu Thị Vân, Trần Bảo Ngọc, Nguyễn Thị Minh Việt (cùng 23 tuổi) lao vào nghiên cứu, tìm câu trả lời.

Được sự tư vấn của các thầy cô giáo trong trường, nhóm quyết định áp dụng kỹ thuật đánh dấu ( marker) phân tửvào công trình nghiên cứu của nhóm.

Kỹ thuật này được tiến hành theo các bước: Bước đầu, tiến hành chiết, tách ADN từ lá non cây mạ. Sau đó kiểm tra độ tinh sạch ADN để loại bỏ những tạp chất trong giống tự nhiên. Cuối cùng, tiến hành phản ứng hóa học nhận biết gen (PCR) để xác định gen thơm. Các gen thơm sẽ xuất hiện vạch băng. Sau đó, cấy ghép gen thơm này vào giống lúa thường.

Năng cao chất lượng gạo

Sau hai tháng nghiên cứu, nhóm thành công với việc phát hiện nguồn gen thơm trên giống lúa thơm nguyên chủng. Đồng thời thực hiện cấy ghép thành công gen thơm vào lúa thường để tạo ra giống lúa thơm mới.

“Các phương pháp thông thường phải mất rất nhiều công đoạn: Chọn lọc từng bông lúa, phơi khô, bảo quản, ngâm, ủ, gieo… mà vẫn chưa có được giống lúa tốt. Còn kỹ thuật marker phân tửtiết kiệm 60% thời gian nhân giống do sử dụng phương pháp cấy ghép gen vào mạ non”, Lưu Thị Vân nói.

Tiến sĩ Phan Hữu Tôn, Khoa Công nghệ sinh học, ĐH Nông nghiệp Hà Nội, cho biết: “Kỹ thuật  marker phân tử có thể phát hiện chính xác 100% loại gen thơm ở lúa. Trong khi các phương pháp truyền thống đều không phát hiện được chính xác”.

Những giống lúa được ghép gen thơm vẫn giữ được năng suất cao, khả năng chống bệnh và sâu hại của lúa thường, đồng thời có hương vị của gạo "đắt tiền".

“Thông thường một sào lúa thơm trung bình cho năng suất từ 1,8 – 2 tạ một sào. Còn việc cấy gen thơm vào các giống lúa thường, có sức đề kháng sâu bệnh cao sẽ cho giống lúa mới cho năng suất từ 6,25 đến 7,29 tấn/ha”, Tiến sĩ Phan Hữu Tôn cho biết.

Hiện nhóm đã soạn thảo tư liệu hướng dẫn về cách thực hiện kỹ thuật này và sẵn sàng giúp các sở, ngành nông nghiệp triển khai để tạo ra các giống lúa thơm cho năng suất và giá trị kinh tế cao.

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.