Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 11/01/2013 21:11 (GMT+7)

Biến đổi khí hậu có thể khiến Việt Nam thiệt hại 30 tỷ USD

Chương trình Sáng kiến về Tính dễ Tổn thương do Khí hậu do Tổ chức Quốc tế DARA International và Diễn đàn các Nước Dễ bị Tổn thương vì Biến đổi Khí hậu CVF (Climate Vulnerable Forum) tại Việt Nam, biến đổi khí hậu ước tính đã làm thiệt hại 5% GDP, tương đương với 15 tỉ USD (tương đương khoảng 3.000.000 tỷ đồng) mỗi năm. 

 Trên cơ sởđánh giá giám sát, nhóm nghiên cứu ước tính tác độngcủa biến đổi khí hậu đãlàm giảm đáng kể tăng trưởng kinh tế của Việt Nam - một nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng. Các tác động được ước tính ở đây sẽ tăng mạnh về mức độ nghiêm trọng trong vòng 20 năm tới.

 Nếu không có những biện pháp giải quyết hiệu quả, những tác động của biến đổi khí hậu sẽ khiến Việt Nam tổn thất nhiều hơn (11% GDP vào năm 2030).

 Nước biển dâng làm Việt Nam thiệt hại ước tính 4 tỉ USD. Hàng năm, biến đổi khí hậu làm chi phí năng suất lao động thiệt hại 8 tỉ USD, ngành ngư nghiệp 1.5 tỉ USD, ngành nông nghiệp 0.5 tỉ USD, lũ lụt và lở đất 200 triệu USD và 150 triệu USD chi phí hạ nhiệt phát sinh khi nhiệt độ tăng lên. 

 Năm 2010, Việt Nam đã nhận được lượng tài chính quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu lớn thứ sáu trong các nước đang phát triển, với 500 triệu USD, sau Brazil, Ai Cập, Kenya, Ấn Độ, và Indonesia.

 Báo cáo nhận mạnh đặc điểm địa lý miền núi và đường bờ biển dài kết hợp với xoáy thuận nhiệt đới (bão) và bão hình thành ở Tây Thái Bình Dương khiến Việt Nam dễ bị lũ lụt nặng nề, sạt lở đất, mưa lớn và gió mạnh.

 Theo Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP), Việt Nam xếp thứ sáu trong số các nước trên thế giới có tỷ lệ dân số cao sống ở các vùng đất thấp ven biển. Ngập lụt có thể đẩy người dân dễ tổn thương di cư tạm thời hoặc vĩnh viễn, để tìm cuộc sống ổn định và an toàn hơn, gây ra tình trạng di dời tiềm tàng của hàng triệu người. Nhiều người nghèo sống ở dải ven biển sẽ bị ảnh hưởng bởi ngập lụt. Phụ nữ, trẻ em, người già đặc biệt dễ tổn thương trước ngập lụt. Các thành phố và các khu công nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng. Người dân đô thị nghèo hơn, thường sống ở các khu vực có cơ sở hạ tầng thoát nước và chống ngập lụt chất lượng kém, trong khi đó các dịch vụ cực kỳ quan trọng như cấp nước sạch lại bị gián đoạn nghiêm trọng trong ngập lụt.

 Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam, vựa lúa của cả nước, là vùng dân cư đông đúc, đóng góp một nửa lượng gạo của cả nước và thậm chí hơn một nửa thuỷ sản và sản phẩm trái cây. Đến 2030, mực nước biển dâng ở đồng bằng này – nơi có 4 triệu người sống trong đói nghèo –sẽ làm cho 45% diện tích đất của vùng này bị tổn thương trước mặn hoá cực đoan và thiệt hại cây trồng, với năng suất lúa giảm 9%. Các dự báo cho thấy, những kết quả đạt được về giảm đói nghèo của Việt Nam trong 15 năm qua cũng như tiến bộ vững chắc hướng tới các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

  Theo báo cáo, Việt Nam có nguy cơ kinh tế vĩ mô bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu tương đối cao so với các nền kinh tế phát triển hơn, vì ngành nông nghiệp chiếm 20% GDP và sử dụng hơn một nửa lực lượng lao động.

 Tác động đầy đủ của biến đổi khí hậu đang làm tổn hại thành tựu đạt được trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo. Chính phủ đã nhận thức rõ lợi ích của các biện pháp ứng phó mạnh mẽ với biến đổi khí hậu và chấp nhận bắt đầu chuyển đổi sang phát thải carbon thấp như là một phương tiện để tăng tính cạnh tranh.

 Phát triển chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam trong nhiều năm qua rất nghiêm túc và tích cực. ‘Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với Biến đổi Khí hậu2007/8’ đã đưa rakhungchính sách quốc gialớnđầutiênvà cam kếthơn50triệu USDtừ cácnguồn lực trong nướcđểgiải quyết vấn đềbiến đổi khí hậu, đặc biệt là để ứng phó vớicác tác độngcủa biến đổi khí hậu. Năm 2012,Việt Namđãcông bố‘Chiến lược Quốc gia về Biến đổi Khí hậu’, trong đó đề cập một loạt cácvấnđềvề tình trạng dễ bị tổn thương và phát thải cacbon thấp(Chiến lược Quốc gia về Biến đổi Khí hậu, 2011). Chiến lượcvềcơbảnkhácvớiChương trình Mục tiêuQuốc giatrước đó, trong đó đưara chỉ thị yêu cầu tất cả cáccơquanchính phủ có liên quanchịu trách nhiệmthực hiện. Chiến lượcxác địnhmườinhiệm vụưu tiênthực hiện, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc vàhữu ích vềcơ sở nền tảng ứng phó với biến đổi khí hậucủaViệtNam.

 Các nhiệm vụ như chủđộng ứng phó với thiên tai và giám sát khí hậu; đảm bảo an ninh lương thực và tài nguyên nước; Ứng phó tích cực với nước biển dâng phù hợp với các vùng dễbịtổn thương; Bảo vệ, phát triển bền vững rừng, tăng cường hấp thụkhí nhà kính và bảo tồn đa dạng sinh học; Giảm nhẹphát thải khí nhà kính góp phần bảo vệhệthống khí hậu trái đất; Tăng cường vai trò chủđạo của Nhà nước trong ứng phó với biến đổi khí hậu; Xây dựng cộng đồng ứng phó hiệu quảvới biến đổi khí hậu; Phát triển khoa học –công nghệtiên tiến trong ứng phó với biến đổi khí hậu; Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tếnâng cao vịthếquốc gia trong các vấn đềvềbiến đổi khí hậu; Đa dạng hóa các nguồn lực tài chính và tập trung đầu tưcó hiệu quả.

Nhóm nghiên cứu giám sát đã tổ chức một hội thảo chính sách quốc gia tại thủ đô Hà Nội-Việt Nam và nghiên cứu thực địa tại hai tỉnh: tỉnh Bến Tre ở cực nam của đất nước, tại một trong các cửa sông vùng đồng bằng sông Cửu Long, và tỉnh Yên Bái, vùng cao nguyên tây bắc của Hà Nội, miền bắc Việt Nam.


Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.