Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 07/03/2006 00:04 (GMT+7)

Bệnh mù màu có thể gây tai họa

Một người vẫn nhìn rõ mọi vật với đường nét kích cỡ bình thường, nhưng không phân biệt được màu sắc được coi là bị rối loạn sắc giác, nói nôm na bệnh mù màu. Chứng này không ảnh hưởng đến khả năng sống của bệnh nhân; nhưng gen bệnh có khả năng lan rộng trong dân cư. Trong một số trường hợp, việc mất khả năng phân biệt màu sắc có thể gây tai họa.

Vào năm 1875, ở Thụy Điển đã xảy ra tai nạn xe lửa đầu tiên làm chết nhiều người, gây chấn động châu Âu. Hai tàu tốc hành, một tàu hàng và một tàu khách, đâm thẳng vào nhau trong lúc đang chạy với tốc độ cao. Rất lâu sau, các chuyên gia không rõ nguyên nhân. Về sau, tình cờ một nhà tâm lý đưa cho người công nhân lái tàu còn sống sót chọn mấy cuộn len có màu khác nhau thì phát hiện ra anh ta bị tật mù màu đỏ. Do không phân biệt rõ đèn tín hiệu cấm tàu với đèn thông xe nên anh vẫn thản nhiên cho tàu phóng nhanh, đâm vào xe lửa đang chạy đúng tuyến đường, gây ra tai nạn khủng khiếp.

Ở Việt Nam, một công nhân đường sắt từng được đề nghị bố trí công việc khác do bệnh rối loạn sắc giác. Tháng 4/1995, ông Huỳnh Văn Đức, công nhân trực ban chạy tàu ở ga Thanh Khê (thuộc Hạt vận chuyển Quảng Nam - Đà Nẵng) đi khám sức khỏe định kỳ. Bác sĩ kết luận bị rối loạn sắc giác, đề nghị không bố trí công việc liên quan đến tín hiệu chạy tàu. Phát hiện này đã ngăn ngừa kịp thời tai nạn đường sắt có thể xảy ra.

Mù màu không ảnh hưởng tới sức khỏe, trí tuệ

Thị lực có khả năng phân biệt màu do tổng hợp 3 cảm giác màu ứng với một bước sóng ánh sáng khác nhau: cam - tím, vàng - lục và đỏ. Ở người, võng mạc có 3 loại tế bào nón, mỗi loại mẫn cảm nhất với một bước sóng nhất định là 430 nm (ứng với tím), 540 nm (ứng với xanh lục) và 575 nm (ứng với đỏ). Việc hòa trộn các màu cơ bản đó với nhau theo một tỷ lệ nhất định sẽ cho ra muôn màu sắc khác nhau.

Mù màu là một tật bẩm sinh. Tuy bệnh đã có từ cổ xưa, nhưng do hạn chế về kiến thức và do người bệnh vẫn có khả năng nhìn nhận sự vật bình thường (chỉ không phân biệt được một số màu) nên hầu như không một bệnh nhân nào biết khuyết tật của mình.

Người đầu tiên phát hiện ra bệnh mù màu là John Dalton (1766-1844), nhà vật lý học đặt nền móng cho lý thuyết nguyên tử. Nhân ngày lễ Noel, John Dalton mua biếu mẹ một đôi tất màu gụ. Không ngờ bà mẹ xem xong rồi cười, bảo: “Tuổi tác như mẹ làm sao có thể đi tất màu đỏ được?”. John Dalton đi hỏi nhiều người, họ đều xác nhận đó là màu đỏ. Cuối cùng, ông phát hiện ra mình là người mù màu đỏ và màu xanh. Cho đến nay, vẫn có nhiều người gọi bệnh mù màu là bệnh Dalton.

Người phương Đông ít bị mù màu hơn người phương Tây. Theo thống kê của nước ngoài, chỉ có 4-5% đàn ông phương Đông bị mù màu, trong khi tỷ lệ này ở người phương Tây là 8-9%. Theo điều tra của khoa mắt, mù màu gặp ở 3-5% nữ giới và 8-10% nam giới trong số những người đến khám mắt.

Mù màu là một bệnh di truyền có liên quan đến cặp nhiễm sắc thể giới tính. Bệnh phát sinh do đột biến hoặc thiếu một gen trên nhiễm sắc thể X, làm rối loạn tế bào cảm thụ ánh sáng cần để phân biệt màu sắc. Gen này là gen lặn. Người con trai nào nhận được ở mẹ loại gen này sẽ không thể phân biệt được màu sắc, vì nhiễm sắc thể Y không có gen màu sắc trội để lấn át gen mù màu. Còn phụ nữ chỉ mắc bệnh này nếu nhận được gen mù màu ở cả bố và mẹ. Điều đó giải đáp vì sao các thống kê đều cho hay nam giới mắc chứng mù màu với tỷ lệ cao hơn nhiều so với nữ.

Một cặp vợ chồng có 2 con trai cùng bị mù màu, nên nghĩ đến khả năng di truyền gen lặn trên nhiễm sắc thể. Còn nếu chỉ có 1 con trai bị mù màu, còn những người khác không mắc thì có thể do đột biến mới phát sinh.

Có những người bị mù màu đỏ, có người bị mù màu xanh, có người bị mù cả màu đỏ và màu xanh. Lại có người bị mù hoàn toàn mọi màu sắc, nhìn trăm hồng nghìn tía chỉ thấy trắng, đen, xám; xem tivi màu cũng chẳng khác gì tivi đen trắng. Có người phân biệt được các màu, nhưng nhìn một màu hoặc một số màu nào đó chỉ thấy mờ nhạt.

Những người có rối loạn sắc giác không nên làm công việc cần đến khả năng phân biệt màu sắc như vẽ trang trí, nhuộm len vải, in ấn; đặc biệt không được lái tàu, lái xe.

Hiện nay y học chưa có cách nào chữa được bệnh mù màu, nhưng có thể chẩn đoán trước sinh. Một số nhà khoa học hy vọng có thể nghiên cứu tìm ra một loại thiết bị quang học đặc biệt dùng đeo như một loại kính mắt có khả năng giúp cho người mù màu có thể phân biệt được màu sắc.

Loài vật có bị mù màu?

Liệu bệnh mù màu có phải là đặc thù riêng của loài người, còn các động vật khác thì không? Mới đây, khi nghiên cứu mới đây về một loài khỉ Guyana (Nam Mỹ), một nhà động vật học người Anh đã phát hiện thấy, hầu hết các con đực của loài khỉ này đều mắc bệnh mù màu. Chúng không thể phân biệt được những quả chín màu đỏ nằm lẫn trong lớp lá cây màu xanh. Vì vậy, khỉ cái phải hái quả giúp, để khỉ đực có cái ăn hằng ngày.

Nguồn: SK&ĐS; vnexpress.net 16/2/2006

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.