Bệnh lý sinh dục bìu ở bé trai & ở người lớn xoắn thừng tinh
Hình thể của trẻ mới sinh là một thực thể lâm sàng riêng biệt.
Sinh lý bệnh
Nguyên nhân gây xoắn
Tinh hoàn bình thường được gắn dính tại 3 điểm: phía trên, thừng tinh; phía dưới, dây chằng bìu; phía sau và ở trong, mặt sau mào tinh không có tinh mạc. Xoắn xảy ra do khiếm khuyết ở các gắn dính này, quá lỏng lẻo hay quá gần nhau. Khiếm khuyết giải phẫu thường ở các đôi bên và giải thích nguy cơ có thể xảy ra ở tinh hoàn đối bên. Không có nguyên nhân đặc thù gây xoắn.
![]() |
Các kiểu giải phẫu xoắn thừng tinh
- Xoắn trong tinh mạclà thể thường gặp nhất (95%), đặc biệt ở tuổi thanh niên. Xoắn xảy ra ở đoạn trong tinh mạc của thừng tinh bên cạnh tinh hoàn.
- Xoắn trên tinh mạclà đặc thù ở trẻ mới sinh và trẻ ở giai đoạn tiền sinh. Tinh hoàn thường chưa hoàn tất việc di chuyển đi xuống, nên ở tư thế bị treo: cực trên do thừng tinh, cực dưới do dây chằng bìu dài. Chuyển động quay giữa hai điểm cố định đó lôi cuốn theo vừa tinh hoàn, vừa tinh mạc của nó.
Hậu quả
Xoắn gây đầu tiên nhồi máu tĩnh mạch tinh hoàn, kế tiếp thiếu máu cục bộ động mạch; các thương tổn càng nặng và nhanh khi xoắn càng siết chặt. Trung bình thời gian coi như còn đảo lộn được các thương tổn thiếu máu cục bộ là 6 giờ. Dòng sinh tinh trùng nhạy nhất với thiếu máu cục bộ: từ 6 đến 12 giờ, chức năng giảm đi phân nửa; từ 12 đến 24 giờ, bị tiêu huỷ và chức năng nội tiết bị hư hỏng.
Tinh hoàn đối bên thường cũng mang khiếm khuyết giải phẫu tại nơi gắn chặt, tức có cùng nguy cơ xoắn. Hơn thế nữa, chức năng sinh sản của tinh hoàn đối bên có thể bị thương tổn do cơ chế miễn dịch từ tinh hoàn bị xoắn. Do đó, có thể giải thích trường hợp vô sinh ở bệnh nhân có tiền sử xoắn tinh hoàn một bên.
Dịch tễ học
![]() |
Tần số xuất hiện (ở Pháp) được ước tính khoảng 1/4.000 phái nam dưới 25 tuổi; với 2 lứa tuổi có tần số cao nhất: thanh niên và mới sinh.
Chẩn đoán
Hình thể điển hình ở thanh niên
Có xảy ra:
- Đau đột ngột ở bìu với lan toả đến vùng bẹn, hoặc cả đến hố chậu;
- Buồn nôn và đôi khi có mửa;
- Bìu bị viêm, rất đau, to… Sờ nhẹ, rất đau, ghi nhận tinh hoàn rút lên và lồi ra phía trước. Mất phản xạ đùi – bìu ở phía bị thương tổn.
Thân nhiệt bình thường hoặc cao nhẹ (38 0C) không có dấu hiệu đường niệu. Khám lâm sàng toàn bộ: bình thường.
Hình thể lâm sàng ở thanh niên
Đây là những hình thể đưa đến thường nhất, chẩn đoán sai lầm:
![]() |
- Các hình thể bán cấp: khởi đầu tuần tiến kéo dài nhiều giờ, cả đến nhiều ngày; các dấu hiệu tại chỗ ít rõ nét do các vòng xoắn ít siết chặt.
- Xoắn trên tinh hoàn lạc chỗ: tuỳ vị trí tinh hoàn mà triệu chứng có thể đội lốt cơn viêm ruột thừa cấp, thoát vị nghẹt hoặc viêm hạch cấp. Được khuyên khám tinh hoàn trong hội chứng bụng cấp khi khám lâm sàng.
- Xoắn tái lại: bé đau đột ngột ở bìu, tự nhiên hết và có thể do xoắn tự nhiên tháo nắn ra lại.
Hình thể ở bé mới sinh
Xoắn trước khi sinh hay vừa mới sinh ra có hai dạng như sau:
- Một tinh hoàn to không đau, cứng, đều đặn. Bìu màu tim tím; ngần ngại chẩn đoán với khối u, đặc biệt u quái. Giải phẫu bắt gặp một tinh hoàn to, bị nhồi máu và biến thành xác khô, không thể giữ lại được.
- Thiếu tinh hoàn: bé mới sinh có bìu trống trơn hay có một hòn nhỏ còn lại. Chẩn đoán lâm sàng có khó khăn giữa tinh hoàn ẩn trong bụng và thiếu tinh hoàn thứ phát sau xoắn lúc trước khi sinh. Thường thăm dò ngoại khoa trước 2 tuổi bắt gặp ở đầu thừng tinh một hòn nhỏ còn lại xơ hoá hay canxi hoá.
Cận lâm sàng
Không có chỉ định lâm sàng. Can thiệp ngoại khoa càng sớm càng tốt.
Các biến chứng tiến triển
Tinh hoàn làm mủ, bìu loét, mô tinh hoàn hoại tử tự loại trừ. Tinh hoàn teo nhỏ. Vô sinh. Suy nội tiết: ít gặp.