Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 16/03/2009 16:03 (GMT+7)

Bệnh đau mắt hột

Bệnh mắt hột (hay Trachoma - nguồn gốc từ chữ Hy Lạp, có nghĩa là xù xì và sưng phồng). Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa bệnh mắt hột là viêm mạn tính của kết mạc và giác mạc, do Chlamydia trachomatisgây ra, đây là một vi sinh vật có những tính chất vừa giống vi khuẩn vừa giống virus, thuộc họ Chlamydiaceae. Trong giai đoạn viêm nhiễm, có sự hiện diện của các hạt hay hột, kèm the thâm nhiễm lan toả mạnh, phì đại nhú ở kết mạc và có nhiều mạch máu trên giác mạc. Bệnh sẽ kéo dài nếu không được điều trị hoặc bội nhiễm.

Bệnh mắt hột là do tái nhiễm Chlamydia trachomatisnhiều lần, trong các cộng đồng bị bệnh mắt hột nặng, đa số trẻ mắc bệnh từ tuổi rất nhỏ 1 - 2 tuổi và là nguồn lây trong cộng đồng.

Bệnh mắt hột có thể gây mù loà hoàn toàn hay không hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự tác động qua lại của ba yếu tố: con người, môi trường và tác nhân gây bệnh. Tại nơi có điều kiện vệ sinh môi trường tốt thì bệnh nhẹ, ít lây lan, có thể tự khỏi. Tại nơi vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân kém thì bệnh lây lan nhiều và tiến triển mạnh gây biến chứng mù loà.

Các tổn thương trên kết mạc

Tổn thương TS: sẹo tạo thành dải hình mạng lưới
Tổn thương TS: sẹo tạo thành dải hình mạng lưới
- Thân nhiễmlàm cho kết mạc dày đỏ.

- Hộtthường xuất hiện ở kết mạc sụn mi trên, kích thước từ 0,5 - 1mm. Hột tiến triển qua các giai đoạn: hột non, hột phát triển, hột chín dễ vỡ tạo thành sẹo.

- Sẹotrên kết mạc gây co kéo làm mi và lông mi cụp vào.

- Nhúlà khối đa giác có ranh giới rõ, xuất hiện trong thời kỳ viêm hay có sự kích thích liên tục kết mạc.

Các tổn thương trên giác mạc

- Thân nhiễm:các tế bào viêm xâm nhập vào lớp trên cùng của giác mạc, sau thâm nhiễm giác mạc có màu xám.

- Hột:xuất hiện ở giai đoạn toàn phát của bệnh và có giá trị xác định chuẩn đoán, có từ 2 - 5 hột ở vùng rìa cực trên, khi hột thoái hoá tạo thành lõm gọi là lõm herbert.

- Mạch máu mớitừ hệ mạch ở vùng rìa xâm nhập vào giác mạc, cũng ở cực trên.

- Màng máuđược tạo bởi thâm nhiễm, hột hay lõm hột và mạch máu mới; là tổn thương đặc hiệu của bệnh, khu trú ở lớp nông và phần trên của giác mạc. Màng máu luôn luôn để lại di chứng gây giảm thị lực.

Bệnh mắt hột được chia làm 4 giai đoạn

Tổn thương TT: các lông xiêu cọ vào mắt.
Tổn thương TT: các lông xiêu cọ vào mắt.
- Giai đoạn bắt đầu(Tr I): tổn thương là hột non, hột phát triển; giai đoạn này kéo dài từ 3 tháng đến 2 năm, thường gặp ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi.

- Giai đoạn toàn phát(Tr II): kéo dài từ 1 - 3 năm, trên kết mạc có nhiều hột phát triển và hột chín cùng với sự thâm nhiễm làm kết mạc dày đỏ. Trên giác mạc có thể thấy hột và màng máu.

- Giai đoạn thoái triển(Tr III): kéo dài nhiều năm, hột còn ít hay hết, thâm nhiễm lan toả hay khu trú, nhiều sẹo, gây nhiều biến chứng.

- Giai đoạn khỏi bệnh(Tr IV): chỉ còn sẹo trên kết mạc.

Tổ chức Y tế thế giới đánh giá tổn thất theo 5 dấu hiệu:

- TF (Trachomatous inflamation - Follicular) viêm mắt hột có hột: ít nhất 5 hột ở vùng giữa, kích thước hột lớn hơn 0,5 mm.

- TI (Trachomatous inflamation - Intense) viêm mắt hột nặng, kết mạc dày và đỏ thâm nhiễm tế bào viêm.

- TS (Trachomatous Scarring) sẹo kết mạc tạo thành dải, hình sao, mạng lưới.

- TT (Trachomatous Trichiasis) có hơn một lông xiêu cọ vào nhãn cầu hoặc bệnh nhân mới vừa nhổ lông xiêu.

- CO (Corneal Opacity): sẹp đục giác mạc che mờ hoặc che lấp đồng tử.

Dựa vào các dấu hiệu trên, Tổ chức Y tế Thế giới chia bệnh mắt hột thành 2 loại:

Tổn thương CO: sẹo mờ giác mạc che lấp đồng tử.
Tổn thương CO: sẹo mờ giác mạc che lấp đồng tử.
-Mắt hột hoạt tính gồm hai dấu hiệu TF và TI, TF là bệnh nhẹ và vừa, TI là bệnh nặng.

- Mắt hột có biến chứng hoặc di chứng: dấu TS là bệnh đã làm sẹo, TT là bệnh có biến chứng, CO là có nguy cơ mù loà.

Bệnh lây từ người này qua người khác do:

- Ngoài cộng đồng: Ruồi lây truyền tác nhân gây bệnh bằng cách đậu lên những vật dụng có ghèn (dử) mắt người bệnh rồi bay đậu lên tay người lành và vật dụng khác.

- Lây truyền trong gia đình do dùng chung khăn mặt, chậu thau rửa mặt, vải bọc gối, nệm…

- Lây từ mắt này sang mắt kia do dụi tay lên mắt bệnh rồi đưa sang mắt bên kia.

Các yếu tố làm cho bệnh mắt hột phát triển nhanh

- Thiếu nước sạch để rửa tay rửa mặt và giặt giũ quần áo khăn… bẩn

- Môi trường bẩn (nhiều phân súc vật, rác thải…): ruồi sinh sản nhiều và lây truyền bệnh rộng rãi.

- Nhiều bụi: làm mắt bị kích thích tiết nhiều ghèn.

- Điều kiện sống chật chội làm tăng sự tiếp xúc và lây nhiễm giữa người bệnh và người lành.

Tiến triển

Nếu bệnh nhẹ có thể tự khỏi, cần giữ vệ sinh mắt và chống bội nhiễm. Nếu mắt hột bội nhiễm: thân nhiễm sâu và nhiều biến chứng, bệnh có thể tiến triển theo hai cách: một là tiến triển tuần tự qua các giai đoạn từ I đến IV, hai là dao động ở giai đoạn III bị tái nhiễm nên không sang giai đoạn khỏi bệnh mà kéo dài và gây nhiều biến chứng.

Biến chứngcủa bệnh mắt hột gồm có:

- Viêm kết mạc, viêm bờ mi làm cho kết mạc và bờ mi dày đỏ, nứt kẽ mắt nên gọi là mắt toét.

-Lông xiêu là lông mi cọ vào nhãn cầu. Lông quặmlà sụn mi mắt cuộn hình lòng máng, bờ mi bị mòn vẹt.

- Viêm loét giác mạc: hay chảy nước mắt, sợ ánh sáng, chói mắt.

- Sẹo đục giác mạc làm giảm thị lực.

- Khô mắt.

Điều trị

Tra mắt bằng thuốc mỡ Tetracyclin 1%, mỗi ngày 2 lần liên tiếp trong 6 tuần liền; sau đó mỗi ngày một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ 10 ngày/ tháng, trong 6 tháng liền.

Trường hợp nặng phải uống kháng sinh Erythromycin 250 mg, 4 viên mỗi ngày, uống trong 3 tuần hay Azithromycin (tương tự Erythromycin nhưng có khả năng thâm nhập mạnh vào các mô tế bào, đậm độ thuốc tập trung cao và kéo dài) liều duy nhất một lần/ một năm.

Điều trị các biến chứng

- Viêm kết mạc bờ mip; viêm loét giác mạc, viêm mủ túi lệ, khô mắt…

- Mổ quặm để đề phòng mù loà, nếu có dưới 5 lông quặm và chọc vào mắt chưa nhiều, chưa có điều kiện đi mổ ngay thì phải nhổ lông quặm thường xuyên và tra thuốc mỡ Tetracyclin 1% hàng ngày trong lúc chờ mổ. Nếu từ 5 lông quặm trở lên thì phải đi mổ ngay.

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.

Tin mới

Quốc hội xem xét việc rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV
Tuần làm việc thứ hai, Quốc hội tập trung cho công tác lập hiến, lập pháp, thảo luận về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 để kịp thời kiện toàn nhân sự cấp cao.
Công đoàn VUSTA tổ chức hội nghị triển khai công tác, phổ biến những điểm mới Luật Công đoàn (sửa đổi)
Ngày 9/5, Công đoàn Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam (Công đoàn VUSTA) đã tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động nửa đầu nhiệm kỳ (2023 -2028), triển khai công tác công đoàn đồng thời phổ biến những điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) tới công đoàn viên.
Quảng Ngãi: Sắp phát hành sách về sự phát triển của ngành Thủy sản
Sáng ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường và Hội Nghề cá tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn, phản biện và giám định xã hội: Bản thảo cuốn sách “Thủy sản Quảng Ngãi hình thành và phát triển”.
Đắk Lắk: Góp ý dự thảo Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai
Ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức hội nghị hội đồng Tư vấn phản biện và góp ý dự thảo Nghị định phân định quyền tại Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai.
Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.