Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 21/10/2010 21:07 (GMT+7)

Bến Tre: Ấp Tân Phú - Nơi hội tụ những nhà nông sáng tạo

Nông dân sáng tạo đầu tiên phải kể là ông Lê Văn Hoa (Hai Hoa) người được mệnh danh “nhà khoa học chân đất” vì đã có nhiều sáng tạo độc đáo mà nhà khoa học thực thụ phải ngạc nhiên và thừa nhận.

Nhắc đến ông Hai Hoa phải nói đến giải pháp “ Điều chỉnh vị trí ra hoa, đậu trái trên cây bưởi da xanh theo ý muốn”. Cách làm của ông là tỉa bỏ lá trên các nhánh nhện, nhằm điều khiển cho cây bưởi da xanh ra hoa đậu trái trên nhánh nhện trong thân cây, trái bưởi lớn, đạt năng suất và chất lượng tốt.

Giải pháp của ông Hai Hoa được phổ biến rộng rãi, được nông dân trong và ngoài tỉnh áp dụng. Với sáng tạo này, ông Hai Hoa được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tuyên dương là nông dân sáng tạo toàn quốc lần thứ nhất năm 2005 và được tặng bằng khen với danh hiệu “Sao thần nông năm 2009”.

Năm 2008, ông được Liên hiệp các hội KH&KT Việt Namcấp giấy chứng nhận điển hình sáng tạo Việt Nam . Không dừng lại đó, năm 2007 ông Hai Hoa lại tiếp tục sáng tạo một giải pháp mới đó là: “ Chụp lưới lên chùm hoa của giống bưởi da xanh đậu quả không hạt”.

Cách làm của ông rất đơn giản là làm một cái lồng kẽm nhỏ chụp lên chùm hoa bưởi rồi dùng lưới cá loại lỗ nhỏ ong không chui vào được bọc kín cái lồng và buộc lại trong vòng 24 tiếng đồng hồ, đến khi chùm hoa trở thành chùm trái non thì mở lồng ra. Các hoa bưởi đã tự thụ phấn bên trong nên không có hạt.

Giải pháp của ông Hai Hoa tiếp tục được các nhà khoa học thừa nhận, đánh giá cao và được phổ biến nhân rộng.

Với giải pháp này và giải pháp kỹ thuật bao trái mận An Phước, ông Hai Hoa được trao giải Nhì tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật nhà nông toàn quốc lần 3 tại Hà Nội diễn ra ngày 9/10/2010.

Còn ông Nguyễn Thanh Nhã được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trao giải nhất tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật nhà nông toàn quốc lần 3 tại Hà Nội với giải pháp “ Tuyển chọn và nâng cao năng suất giống vú sữa bơ hồng”.

Từ giống vú sữa hoang, qua quá trình lai ghép, ông Nhã đã tạo ra được dòng vú sữa bơ hồng trái chất lượng ngon, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, được các nhà khoa học ở Viện nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam kết luận là giống triển vọng, cần được quan tâm, phát triển.

Với giá bán cao, dao động 15.000 – 17.000 đồng/kg mùa thuận, mùa nghịch giá lên đến 25.000 – 30.000 đồng/kg, so với các loại cây trồng khác, trồng vú sữa bơ hồng cho thu nhập nhập rất cao. Mỗi công đất trồng khoảng 20 – 25 cây vú sữa, cây 5 năm tuổi sẽ cho trái, khi ở giai đoạn cho trái ổn định mỗi hécta đất trồng vú sữa bơ hồng cho thu nhập trên dưới 500 triệu đồng/năm.

Trong nhóm nghệ nhân làm kiểng, ông Võ Văn Sáng được biết đến là người sưu tầm, tìm tòi ra nhiều giống kiểng mới, kiểng cổ có giá trị kinh tế cao như la hán tùng, duyên tùng, mai vàng.

Đặc biệt, ông Sáng đang sở hữu cây kiểng mai vàng trên 100 năm tuổi. Nguồn gốc cây mai là của ông Hội đồng Cự ở tỉnh Tiền Giang. Cây mai này ông Sáng mua về cách nay 5 năm trị giá 10 cây vàng.

Ngoài ra, ông Sáng đã sưu tầm được khoảng 100 cây kiểng duyên tùng có tuổi thọ vài chục đến trên 100 năm tuổi. Đây là loại kiểng quý, đứng đầu bảng trong các loại cây kiểng. Khi tạo được dáng, kiểng duyên tùng có giá trị hàng trăm triệu đồng.

Năm 2007, ông Sáng đã bán 1 cặp kiểng duyên tùng, tuổi thọ trên 100 năm tuổi giá 400 triệu đồng. Hiện ông Sáng còn đang sở hữu 2 cây duyên tùng khác có tuổi thọ trên 100 năm tuổi.

Tìm tòi, sáng tạo, ông Võ Ngọc Sáng được Trung ương Hội nông dân Việt Nam tặng bằng khen “đã có thành tích trong phong trào nông dân thi đua, sản xuất kinh doanh giỏi” và được UBND tỉnh Bến Tre tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao” giai đoạn 2002 – 2007.

Gắn với nghề sản xuất cây giống, anh Nguyễn Thanh Phương đã sáng tạo cách “ nhân nhanh giống cây ăn trái bằng phương pháp mới”.

Anh Phương dùng túi nylon nhỏ, để mụn dừa vào, sau đó chọn những nhánh cây phù hợp cắt khỏi cây (độ dài khoảng 10 cm), tỉa lá và nhúng một đầu nhánh cây vào lọ thuốc khích thích rễ để khoảng 5 phút rồi cắm phần nhánh cây nhún thuốc vào túi mụn dừa, cột đầu bịch không cho nước mưa vào đồng thời giữ độ ẩm cho nhánh cây ra rễ.

Công đoạn kế tiếp là chọn nhánh cây phù hợp, dùng dao gọt 1/3 thân nhánh cây và vót hình lưỡi gà nhánh cây trong túi mụn dừa để vào nơi nhánh cây cần bó buột chặt.

Cách nhân giống này, vừa nhanh, nhẹ còn rút ngắn được thời gian cây ra rễ đến khi trồng so với cách nhân giống truyền thống bó nhánh khoảng 20 ngày. Giải pháp của anh Phương, được trao giải ba tại cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh” thời điểm giữa năm 2010 vừa qua.  

Mỗi người một cách sáng tạo riêng, nhưng họ có chung đặc điểm là luôn tìm tòi cái mới, nghiên cứu ra những giải pháp áp dụng hiệu quả vào thực tiễn để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất.

Ông Lê Văn Hoa bộc bạch: “Nông dân mình bây giờ trồng cây ăn trái nếu không áp dụng kỹ thuật, không nắm rõ đặc tính của cây để chăm sóc, thu hoạch phù hợp thì sẽ trắng tay. Vì vậy, việc áp dụng các giải pháp hiệu quả không chỉ tăng nguồn lợi kinh tế giúp nông dân khấm khá mà còn bảo vệ thương hiệu cho sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước”

Với sự sáng tạo của mình, các nông dân này ngoài tạo nên tên tuổi của mình về sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, còn góp phần vào việc nâng cao chất lượng của cây ăn trái đặc sản, cây kiểng nghệ thuật và quy trình sản xuất giống hiệu quả hơn, tô thêm nét độc đáo cho “vương quốc cây trái” Chợ Lách.  

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.