Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 22/04/2013 21:12 (GMT+7)

Bão trên Biển Đông

1. Khái quát về biển Đông

Biển Đông là một biển ven lục địa ở khu vực Đông Nam Á, là biển phụ của Thái Bình Dương nhưng cũng thông với Ấn Độ Dương. Bờ phía Tây biển Đông giáp với phần lục địa Đông Nam Á (gồm các nước: Singapo, Malaixia, Thái Lan, Campuchia và chủ yếu là Việt Nam); phía Bắc giáp biển Hoa Nam và Đông Hải của Trung Quốc; phía Đông ngăn cách với Thái Bình Dương bởi quần đảo Philippin; phía Nam ngăn cách với Ấn Độ Dương bởi quần đảo Inđonêxia. Như vậy biển Đông nằm ở trung tâm Đông Nam Á và trên đường hàng hải quốc tế quan trọng từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương.

Toạ độ địa lý của biển Đông là từ 0-25 0B và 100-121 0D ,kéo dài theo trục Tây nam – Đông bắc, từ Singapo đến Đài Loan, dài khoảng 3.000km và chiều rộng cũng khá lớn. Nơi hẹp nhất từ bờ biển Nam bộ Việt Nam đến đảo Kalimanta thuộc Indônêxia cũng tới 1.000km. Vì thế, biển Đông có diện tích khá lớn, khoảng 3.447 triệu km 2; gấp 1,5 lần biển Địa Trung Hải, gấp 8 lần biển Đen. Đây cũng là biển lớn thứ hai trên thế giới, sau biển San hô ở Ôxtrâylia.

Về lịch sử phát triển, biển Đông vốn là một bộ phận còn sót lại của một vùng biển rất cổ là Têtit trong một đại dương nguyên thuỷ: Pantalass với tên gọi là Kula mà phần còn lại là Thái Bình Dương. Vùng biển này thời Thái cổ rất rộng lớn và đã trải qua nhiều biến đổi mạnh mẽ để dần dần đạt tới kích thước như hiện nay: Diện tích hẹp lại, chiều sâu tăng lên.

Do quá trình phát triển lâu dài nên địa hình biển Đông cũng phức tạp. Ngoài phần đáy sâu và rộng, biển Đông còn một dải bờ kéo dài ở xung quanh và một phần đất liền tiếp giáp (lưu vực) mà địa hình cũng khá đa dạng. Song nhìn chung, biển Đông có một hình dáng điển hình của một lòng chảo hoàn chỉnh, bốn phía xung quanh tương đối cao, ở giữa lõm xuống hẳn như một khu biển độc lập. Chính các dạng địa hình này cũng có những ảnh hưởng quan trọng tới các đặc trưng hải văn ở đây.

Do diện tích rộng và độ sâu lớn nên tổng lượng nước biển Đông rất lớn, vào khoảng 3.928 triệu km 3. Trong biển có rất nhiều đảo, quần đảo lớn nhỏ. Độ muối trung bình của biển rất cao: Trên 33, cao hơn độ muối của các biển phụ thuộc trên thế giới (32), có những điểm muối cực đại lên tới 35,9(Bạch Long Vĩ).

Vị trí địa lý đã quyết định những đặc điểm cơ bản của khí hậu Biển Đông, đó là tính chất nhiệt đới. Nhưng khí hậu biển Đông bị nhiễu loạn nhiều và mang những nét độc đáo, đôi khi khắc nghiệt, nhất là ở phía Bắc do những sóng lạnh và hải lưu lạnh, đặc biệt là trong mùa đông nên đã có tính chất á nhiệt đới khá rõ ràng, trong khi đó ở phía Nam lại mang tính chất á xích đạo điển hình. Một nét đặc trưng khác cũng không kém phần quan trọng là độ ẩm lớn do tác dụng của gió mùa mùa hạ và ảnh hưởng của bão, nên đã làm cho vùng này, ngay cả ở phía Bắc cũng không quá khô hạn. tính chất đặc sắc này là do vai trò của các hoàn lưu khí quyển trên cao, song nó vẫn không phá huỷ hoàn toàn nên tảng nhiệt đới. Cơ sở này được hình thành vững chắc là do bức xạ mặt trời. Biển Đông và lưu vực của nó gần như nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới nên lượng bức xạ khá dồi dào, nhất là trong các tháng mùa hạ.

Diện tích rộng lớn lại ở vị trí đặc biệt nên biển Đông trở thành một nguồn tài nguyên rất quan trọng đối với Việt Nam. Đó là một điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển một nền kinh tế biển phong phú và đa dạng, từ việc đánh bắt đến việc nuôi trồng và chế biến hải sản, khai thác dược liệu và khoáng sản, đồng thời cũng phù hợp cho việc phát triển du lịch và nghỉ mát nội địa cũng như quốc tế. Ngoài ra, cũng dễ dàng trong việc sử dụng giao thông đường biển trong nước, giữa nước ta với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thê giới qua đường hàng hải quốc tế.

2. Bão trên biển Đông

2.1. Điều kiện hình thành bão trên biển Đông

- Theo lý thuyết hình thành thì xoáy thuận nhiệt đới (phát triển mạnh lên thành bão) được hình thành trên một vùng biển khi có sự phối hợp của 5 điều kiện:

+ Có nhiễu động xoáy thuận ban đầu.

+ Sự bất ổn định áp khuynh có gradien nhiệt nằm ngang tạo nên hoặc sự bất ổn định áp hướng do đường đứt của gió dọc theo kinh tuyến tạo nên.

+ Trị số lực Coriolis đủ lớn để tạo nên hiệu ứng “quay”.

+ Nhiệt độ nước trên mặt đại dương không nhỏ hơn 26 0C.

+ Bất ổn định của khí quyển tạo điều kiện cho đối lưu phát triển.

Đối chiếu với các điều kiện trên thì biển Đông có đầy đủ điều kiện để hình thành xoáy thuận nhiệt đới và bão:

- Khí hậu biển Đông được biết là có sự nhiễu loạn nhiều do là nơi hoạt động, giao thoa của nhiều khối khí có nguồn gốc khác nhau. Đặc biệt biển Đông còn là nơi hoạt động mạnh mẽ của gió mùa nhưng không thuần nhất về bản chất, cả mùa đông lẫn mùa hạ. Điều này đã dẫn tới một hệ quả quan trọng là sự xuất hiện của các nhiễu động trong cơ chế hoàn lưu.

- Nằm ở vị trí từ 0-25 0B, mà từ 5 0B trở lên đã có trị số lực Coriolis đủ để gây hiệu ứng “quay”.

- Biển Đông và lưu vực của nó gần như nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới nên lượng bức xạ khá dồi dào, nhất là trong các tháng mùa hạ. Trên cơ sở nền bức xạ phong phú, nhiệt độ trung bình năm của không khí trên biển Đông cao: 26,6 0C.

- Cũng do sự bất ổn định của khí quyển cộng với nguồn nhiệt ẩm dồi dào nên đối lưu rất phát triển trên biển Đông, tạo ra lượng mưa hàng năm lớn.

Với tất cả các đặc điểm này, biển Đông trở thành nơi hình thành xoáy thuận nhiệt đới, một số phát triển thành bão, tác động trực tiếp đến đất liền các nước khu vực Đông Nam Á, nhất là đối với Việt Nam.

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của bão trên biển Đông

Xoáy thuận nhiệt đới và bão hình thành trên các vùng biển có những đặc điểm khác nhau (địa hình, thủy văn, khí hậu…) thì sẽ bị ảnh hưởng khác nhau đến hoạt động của chúng. Biển Đông là khu vực biển có nhiều đặc điểm riêng biệt, nhất là về mặt khí hậu.

- Gió mùa, các dòng hải lưu mạnh và sóng lạnh là yếu tố tác động mạnh nhất đối với sự hoạt động của xoáy thuận và bão trên biển Đông. Khi một xoáy thuận hình thành trên biển Đông, nó có thể bị suy yếu nhanh chóng và không phát triển được đến giai đoạn bão do gặp bề mặt biển lạnh. Bề mặt Biển Đông bành trướng của khối không khí cực đới (NPc) có nguồn gốc từ cao áp Xibia, hoặc do có dòng lạnh chảy qua khu vực ven bờ. Điều này làm cho xoáy thuận suy yếu hoặc bị đẩy lùi xuống phía Nam.

Hoạt động của gió mùa không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của xoáy thuận nhiệt đới mà còn ảnh hưởng đến đường đi và hướng di chuyển của xoáy thuận. như chúng ta đã biết hướng di chuyển của xoáy thuận thường có sự thay đổi theo thời gian: Ở Bắc bán cầu nó di chuyển nhìn chung theo hướng Tây hoặc Tây tây bắc do ảnh hưởng của lực Coriolis. Đường đi của xoáy thuận không cố định mà có thể thay đổi do ảnh hưởng của một khối khí nào đó. Ở Biển Đông, xoáy thuận thường hay bị ảnh hưởng bởi đới gió đông tương đối mạnh ở phần phía Nam của lưỡi cao áp cận chí tuyến Thái Bình Dương và khối khí cực đới từ cao áp Xibia nên cũng có thể bão di chuyển theo hướng Đông đông bắc hoặc Tây tây nam.

Tóm lại quỹ đạo của bão thay đổi và có xu hướng biến thiên cùng với sự dịch chuyển của dải hội tụ nhiệt đới và tác dụng của khối không khí lạnh đẩy dần xuống phía Nam.

- Biển Đông còn có rất nhiều các đảo, quần đảo xa bờ và ven bờ trong đó có nhiều hòn đảo lớn như đảo Hải Nam (Trung Quốc), quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự có mặt của các đảo, quần đảo đã cản trở sự di chuyển của các xoáy thuận nhiệt đới và bão, đôi khi còn làm suy yếu đi xoáy thuận rất nhiều vì phải đi qua bề mặt đất liền rộng lớn và không được tiếp năng lượng. Xoáy thuận nhỏ có thể tan khi tiến vào các đảo, quần đảo.

2.3. Đặc điểm hoạt động của bão trên biển Đông

Hàng năm có rất nhiều xoáy thuận nhiệt đới được hình thành trên Thái Bình Dương và cả trên biển Đông, trong đó có khoảng 9-10 cơn bão tác động vào bờ biển Việt Nam và Đông nam Trung Quốc; bão hình thành trên biển Đông chiếm một nửa, 4-5 cơn/năm, thường ở quần đảo Trường Sa (10-12 0B và 110-120 0Đ) nên Trường Sa còn được gọi là “quần đảo Bão tố”.

Theo thống kê trong 119 năm qua (1884-2002), có 574 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến lãnh thổ Việt Nam, trung bình mỗi năm có 4-5 cơn (bảng 1). Có 2 năm là 1885 và 1976 không có bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam, còn lại không nhiều thì ít năm nào cũng có. Có năm tới 10 cơn bão và ATNĐ đổ bộ vào lãnh thổ nước ta, thậm chí tới 13 cơn (năm 1910) và 12 cơn (1985). (xem bảng dưới)

Bảng 1. Số lượng bão và ATNĐ đổ bộ vào lãnh thổ Việt Nam từ 1884-2002 (cơn)

Tháng

1-5

6

7

8

9

10

11

12

Năm

Số cơn bão và ATNĐ

12

37

77

79

146

142

67

14

574

Trung bình

0.1

0.31

0.65

0.66

1.23

1.19

0.56

0.12

4.82

tỷ số (%)

2.0

6.5

13.4

13.8

25.5

24.7

11.7

2.4

100%

Các cơn bão hoạt động trên biển Đông thường có sức gió rất mạnh, thường gây gió giật và mưa lớn. Sức gió trong bão có thể đạt tới 30-40m/s hoặc hơn nữa (30% trên đất liền và 40% trên biển), tức là cấp bão lớn. Đặc biệt ở Bạch Long Vĩ, trong các trận bão xảy ra ngày 30-5-1960 và 9-9-1963, tốc độ gió đã đạt tới 50m/s và ở Phủ Liễn trong cơn bão ngày 9-9-1968, tốc độ gió còn lớn hơn 50m/s. Theo các số liệu thống kê, có khoảng 13% cường độ gió bão đạt vận tốc lớn hơn 40m/s, 16% cường độ gió bão đạt vận tốc 30-40m/s. Ở ngoài biển khơi gió bão mạnh hơn 40m/s chiếm tới 27%. Ở ven biển nước ta, bão có cường độ mạnh từ cấp 12 trở lên thường xuất hiện ở các tỉnh ven biển miền bắc và Bình - Trị - Thiên. Vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Ninh Thuận gió bão mạnh nhất thường đạt tới cấp 10,11.

Lượng mưa trong một cơn bão cũng là một đặc trưng khác thường, có thể đạt tới 300-400mm (40% các trường hợp) hoặc hơn nữa. Ví dụ, trong cơn bão xảy ra ngày 24-10-1931 ở Quảng Bình, nhiều nơi vùng cơn bão hoạt động đã đạt tới cường độ mưa 600mm/ngày, hay trong cơn bão xảy ra các ngày từ ngày 20 đến 23-9-1927 ở Phú Liễn đã đo được lượng mưa là 1.023mm; cơn bão Kit đổ bộ vào Quảng Bình năm 1978 đã gây ra mưa liên tục trong 4 ngày và lượng mưa tại Kỳ Anh lên tới 1.280mm. Lượng mưa ở các vùng khác nhau khi bão đổ bộ có sự chênh lệch đáng kể. Bão đổ bộ vào khu vực Bắc bộ, ngoài khu vực mưa bão còn tồn tại hai trung tâm mưa lớn khác là Quảng Ninh và Ninh Bình. Tại khu vực miền Trung, khi bão đổ bộ thường xuất hiện mưa lớn ở phía Bắc và phía Tây dãy Trường Sơn. Mưa bão sẽ gây thiệt hại gấp bội khi có hai cơn bão xảy ra liên tiếp, vì khi đó lượng mưa của cơn trước chưa kịp tiêu thoát đã bị bổ sung thêm lượng mưa của cơn bão thứ hai. Ví dụ ngày 10 và ngày 13-10-1989, hai cơn bão đổ bộ liên tiếp vào khu vực bờ biển Nghệ Tĩnh - Quảng Bình đã gây ra úng, lụt ở nhiều nơi, làm thiệt hại rất lớn về người và của nhân dân trong vùng.

Mùa bão chính trong biển Đông thường xảy ra trong các tháng từ tháng 6-10 dương lịch, các tháng 9,10 là nhiều bão nhất, trung bình có 1-2 cơn mỗi tháng. Nhưng cũng có khi bắt đầu sớm hơn vào tháng 4 (8%), đặc biệt năm 1929 có cơn bão đổ bộ vào Quảng Ninh ngày 24-1. Hay kết thúc muộn hơn vào tháng 11, thậm chí có năm là vào tháng 12 dương lịch (9%), nhưng vào thời kỳ này bão chỉ có thể đổ bộ vào vùng bờ biển từ vĩ độ 14,5 0B trở vào (cơn bão muộn nhất đổ bộ vào vùng vĩ độ 10 030’B, kinh độ 109 048’ Đ ngày 31-12-1966). Như vậy, chỉ có hai tháng 2 và 3 là thời kỳ vắng bão hoàn toàn.

Trung tâm khí tượng thủy văn Thanh Hoá đã thống kê được số liệu từ năm 1998-2008 cho thấy trong những năm gần đây hoạt động của bão và áp thấp khá thất thường, không còn theo quy luật nữa. Áp thấp xuất hiện từ tháng 1 (năm 1999 và 2008) còn bão có từ tháng 3 (năm 1999), tháng 12 vẫn có bão cùng áp thấp hoạt động bình thường (tổng số là 5 cơn bão và 5 áp thấp trong tháng 12, từ 1998-2008). Bão nhiều nhất là vào tháng 8 (19 cơn), tiếp đến là tháng 9 (17 cơn), tháng 11 (14 cơn) và tháng 7 (11 cơn). Áp thấp lại hoạt động mạnh nhất vào tháng 9 và tháng 10 (10 áp thấp) rồi đến tháng 7 (9 áp thấp).

Nói chung, bão xảy ra theo hướng chậm dần từ Bắc vào Nam cùng với sự tồn tại và chuyển dịch của dải hội tụ nhiệt đới và ảnh hưởng bởi hoạt động của cao áp Xibia, nhưng cũng có trường hợp bão đầu mùa đổ bộ vào các tỉnh phía Nam rất sớm như ở khu vực Bình - Trị - Thiên vào tháng 6-1979, miền Bắc lại rất muộn như ở Quảng Ninh tháng 9-1974. Trong mùa bão, nhất là bão hình thành trên biển Đông thường có hai đỉnh xảy ra vào tháng 6 do dải hội tụ dịch chuyển lên phía Bắc và đỉnh thứ hai xảy ra vào tháng 8 do sự ổn định của dải hội tụ này nằm vắt ngang qua biển Đông. Trong tháng 7, tần suất bão có giảm đi là do sự phát triển mạnh của gió mùa Tây nam. Trên toàn lãnh thổ nước ta, bão cũng nhiều ít theo vùng: bão nhiều nhất ở Bắc Trung bộ và Bắc bộ, thứ hai đến vùng Quảng Nam – Đà Nẵng (từ đèo Hải Vân đến đèo Cả). Từ nam đèo Cả trở vào ít bão nhất (bảng 2).

Tháng cao điểm của bão cũng tùy thuộc địa phương, ví dụ ở Thanh - Nghệ - Tĩnh, tháng 9 nhiều bão nhất (chiếm 43% cả năm), đến tháng 8 (21%), tháng 10 (17%), từ tháng 11 đến tháng 5 hầu như không có bão. Tháng cao điểm bão chậm dần từ Bắc vào Nam: Từ Thanh Hoá trở ra tháng 8,9; khu vực Bình Trị Thiên: tháng 9, 10; khu vực Quảng Nam – Đà Nẵng: tháng 10,11; từ đèo Cả trở vào nhiều bão nhất, ngay trong tháng 10,11 - những tháng cao điểm bão của vùng cũng phải 20 năm nay hơn nữa mới có một cơn bão. Tuy nhiên một vài năm gần đây quy luật thông thường nói trên bị phá vỡ, bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện ở vùng biển phía Nam ngay trong tháng 6, tháng 7, phù hợp với sự biến đổi bất thường của khí hậu nói chung. Nhưng, nhìn chung vùng bờ biển phía Nam bão ít hơn vùng bờ biển phía Bắc và cường độ bão cũng yếu hơn.

Bảng 2: Phân bố bão theo khu vực bờ biển Việt Nam (1884-2002)

Khu vực bão đổ bộ

tổng số

Tỷ lệ (%)

Quảng Ninh – Ninh Bình

Thanh Hoá – Hà Tĩnh

Quảng Bình - Thừa Thiên Huế

Quảng Nam – Đà Nẵng đến Bình Định

Từ Đèo Cả trở vào

176

112

103

132

51

31

20

18

23

8

Đáng lưu ý là cường độ bão cũng giảm dần từ Bắc vào Nam. Các cơn bão đổ bộ vào phía Bắc Việt Nam có gió mạnh hơn các cơn bão đổ bộ vào các tỉnh phía Nam. Vùng bờ biển phía Nam không những ít bão hơn (thường 3 năm một lần) mà cường độ bão cũng yếu hơn các tỉnh phía Bắc.

Sau khi hình thành, bão có thể di chuyển với tốc độ khá lớn, trung bình khoảng 15-20km/h và cực đại có thể tới 40-50km/h. Nói chung hướng di chuyển của bão là theo hướng Tây tây bắc do ảnh hưởng của lực Coriolis và nhất là của đới gió đông tương đối mạnh ở phần phía Nam của lưỡi cao áp cận chí tuyến Thái Bình Dương. Cũng có khi bão di chuyển theo hướng Đông đông bắc lúc đầu mùa hay Tây tây nam vào cuối mùa. Như vậy quỹ đạo của bão cũng thay đổi. Quỹ đạo này có xu hướng biến thiên cùng với sự dịch chuyển của dải hội tụ nhiệt đới và tác dụng của khối không khí lạnh bị đẩy dần xuống phía Nam. Do đó tác dụng của bão đối với bờ biển Việt Nam là chủ yếu tuỳ thuộc vào thời gian: Đầu mùa (tháng 5-6) thường đổ bộ vào miền Đông nam Trung Quốc, sau đó trong các tháng 7-8 vào đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ, các tháng 9-10 vào bắc Trung bộ và Trung Trung bộ, cuối chùng các tháng 10-11 vào Nam bộ nước ta. Sau đó bão tan ở lục địa các nước Đông Dương hay ở Đông nam Trung Quốc. Trong đất liền, bão tan là do tác dụng của địa hình phức tạp, cản trở tốc độ di chuyển và khi độ ẩm giảm hẳn; còn về cuối mùa bão thường bị lấp đầy bởi không khí lạnh tràn về. Do đó mỗi cơn bão thường tồn tại khoảng 4-5 ngày và hãn hữu lắm mới tới 10-11 ngày. Khi cách bờ 50-100km, hướng di chuyển của bão rất phức tạp và phụ thuộc vào vị trí của bão.

Trong biển Đông có thể xuất hiện đồng thời hai cơn bão, một cơn hình thành trong biển Đông, một cơn hình thành ngoài Thái Bình Dương rồi tiến vào biển Đông.

Ảnh hưởng của bão đối với biển Đông là đã tăng thêm một lượng mưa nhất định cho tổng lượng mưa năm, thường là khoảng 20-30% tuỳ theo từng vùng. Song tác hại của bão lại là rất lớn về người và tài sản do sức gió mạnh và áp lực của gió (200-350kg/m 2) nhất là khi có gió giật. Bên ngoài biển lại thường có sóng lớn, độ cao cực đại có thể đạt tới 9-10m hay hơn nữa. Đặc biệt bão cũng thường gây nên hiện tượng nước dâng, tức là khi bão đổ bộ vào bờ biển đã làm cho mực nước biển dâng cao thêm 2-3m, cao nhất có thể đạt tới gần 5m, nguy hiểm nhất là lúc triều cao. Tác động của nước dâng trong bão cũng rất lớn như trận bão ở Đông Thành, Thái Bình năm 1903, nước dâng đã cuốn đi tất cả đê điều, cầu cống, hoa màu ven biển; nước tràn vào đồng ruộng làm cho nông dân không cày cấy được trong 3 năm. Cơn bão tháng 5 năm 1904 đổ bộ vào miền Nam đã gây nước lớn làm đổ hẳn một chuyến tàu hoả Sài Gòn - Mỹ Tho, làm chết đuối tới 5.000 người.

Hiện nay, bão vẫn là một loại hình thiên tai khó dự đoán và gây thiệt hại nặng nề cho đời sống và sản xuất của nhân dân ta. Do đó, cần có những nghiên cứu thiết thực, đầy đủ hơn nữa để giảm thiểu các ảnh hưởng do bão gây ra, giúp nhân dân ổn định cuộc sống, đồng thời chuẩn bị ứng phó tốt với các nguy hiểm mà một quốc gia ven biển có thể gánh chịu trước cái gọi là “thiên nhiên nổi giận”.

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Huế: Hội nghị về Nội tiết và Đái tháo đường năm 2025
Ngày 29/3, Hội Nội tiết và Đái tháo đường thành phố Huế phối hợp với Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 8 về bệnh nội tiết, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa năm 2025.

Tin mới

Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.
Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Khai mạc Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III
Ngày 26/4, tại Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc và vòng loại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025.
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.