Bảo kiện công và những chú ý trong khi luyện công
I.Định nghĩa
Bảo kiện công có tác dụng tăng thêm khí lực cho tứ chi, cơ nhục và toàn bộ cơ thể nhằm nâng cao thể trạng và chữa bệnh.
Bảo kiện công, tức là thuật, “đạo dẫn” của đời xưa, nghĩa là trong khi luyện tĩnh công, phối hợp với động tác nhất định, để gân xương, hoạt động đều khiến cho động tĩnh được thăng bằng cân đối; về tư thế cũng đều dùng tư thế của cách ngồi, nhưng có một số điểm hơi khác.
II. Chuẩn bị
Ngồi xếp bằng trên giường, im lặng một chút, sau đó tiến hành làm thứ tự như sau:
1. Gõ răng, bật não:
![]() |
Tác dụng tăng khí lực để làm cho răng vững chắc, mạnh thận, phòng bệnh đau răng.
Bật não: Lấy hai bàn tay úp vào tai, ngón tay đặt chỗ sau não, dùng ngón tay trỏ đè lên ngón tay giữa và tuốt xuống bật khẽ vào sau não 24 lần, nghe tiếng vang thùng thùng, giống như đánh trống.
Tác dụng tăng cường khí lực cho não, chữa đau đầu, choáng đầu, ù tai, phòng chống tai điếc.
2. Ngoảnh đầu qua lại
![]() |
3. Ngoáy lưỡi, nuốt nước bọt
Là động tác dùng đầu lưỡi đánh đều lên trên, xuống dưới và hai bên phía trong miệng và phía ngoài răng, rồi sau thúc lưỡi lên hàm trên, để cho nước bọt tràn lên mà làm sạch miệng, sau đó dùng nước bọt ấy súc miệng nhè nhẹ 24 lần, cuối cùng ước chia ra làm 3 mà nuốt xuống, khi nuốt chú ý đưa nước bọt xuống dần dần cho tới chỗ đan điền.
Tác dụng nhằm tăng cường sinh ra tân dịch, chỉ khát, phòng ngừa miệng đắng, miệng khô, họng rát, và có thể hoà vị nhuận trường, giúp đỡ tiêu hoá.
4. Hai tay xoa eo lưng
![]() |
Tác dụng nhằm để làm mạnh vùng giáp tích, bổ thận, phòng và chữa đau lưng, phụ nữ khi hành kinh lưng hay đau mỏi.
5. Hai tay giang ngang
![]() |
Tác dụng để làm cho vững mạnh tuỷ xương sống, tăng cường khí lực, chữa xương sống cong vẹo.
6. Hai tay quay ròng rọc
![]() |
Tác dụng làm cho khí huyết tăng cường đến để nuôi dưỡng cơ nhục, các khớp vùng cánh tay, cẳng tay, vai làm cho mọi hoạt động được mạnh thêm, đồng thời giúp cho cơ năng của nội tạng cũng được khoẻ mạnh, sung đầy.
7. Giơ tay chống trời
![]() |
Tác dụng tăng cường vận hành khí nhờ đó mà công năng ích khí của tỳ được tốt thêm giúp cho cơ thể điều bổ tỳ vị, ăn uống tốt.
8. Thư giãn gân cốt
![]() |
Tác dụng thư cân dãn cốt, tăng cường vận hành khí huyết trong thân thể được đều khắp, nhằm chữa những bệnh ở lưng và ở bắp chân.
III. Thời gian luyện công
1. Nội dưỡng công
* Cách nằm:
Đợt đầu mỗi lần làm 30 phút, mỗi ngày làm 6 lần.
Đợt hai mỗi lần 1 giờ, mỗi ngày 6 lần.
Cả 2 đợt là 10 ngày, sau 10 ngày chuyển sang cách ngồi.
* Cách ngồi:
Đợt đầu 15 phút đến 30 phút, mỗi ngày 6 lần.
Đợt hai mỗi lần 1 giờ, giảm đi 15 đến 30 phút, mỗi ngày 6 lần.
Hai đợt là 10 ngày trước.
Cả hai cách ngồi và nằm cộng lại là 20 ngày. Sau 20 ngày, cách ngồi tăng dần thời gian mỗi lần đến 1 giờ, mỗi ngày 6 lần, có thể tuỳ tình hình thời gian mà làm một ít cách nằm, nhưng không choáng mất thời gian của cách ngồi. Làm như vậy đến ngày thứ 60, rồi cách ngồi mỗi lần đổi 1 giờ, mỗi ngày 4 lần, làm đến 75 ngày. Từ 75 ngày đến 90 ngày, làm tăng cách ngồi 3 lần, mỗi lần 1 giờ, trước bữa cơm sáng, trước bữa cơm chiều tăng thêm cách nằm ngửa nửa giờ, mỗi ngày 2 lần.
2. Cường tráng công
Đợt đầu từ 1 đến 5 ngày, mỗi lần từ 20 đến 30 phút, mỗi ngày làm 6 lần.
Đợt hai từ 5 đến 10 ngày, mỗi lần 40 phút, mỗi ngày 6 lần.
Từ 10 ngày trở về sau, kéo dài thời gian dần dần đến 1 giờ, mỗi ngày làm 5 lần.
Sau 1 tháng, mỗi lần 1 giờ, mỗi ngày làm 6 lần.
Sau 70 ngày chuyển sang làm mỗi ngày 4 giờ.
Sau 90 ngày chuyển sang làm mỗi ngày 2 giờ.
Thời gian luyện một đợt để chữa bệnh thường là 90 ngày, tuỳ tình hình cụ thể của người bệnh mà định ra thời gian thích hợp với từng bệnh lý và những bệnh sẵn có của người bệnh mà có chỉ định cụ thể.
Nguyên tắc chung số lần luyện công, nên từ ít đến nhiều, thời gian thì nên căn cứ thể chất và tình hình bệnh tật, ăn uống, sinh hoạt riêng của người bệnh mà có quy định cho phù hợp.
Nếu không có vướng mắc hoặc luyện để nâng cao sức khoẻ thì luyện theo thời gian trên là tốt nhất.
IV. Những chứng thích ứng và cấm kỵ
1. Những chứng thích ứng
Bao gồm: Những chứng tích tụ, đàm ẩm, bụng đầy trướng, tiêu hoá kém, hư lao, chứng tý, cước khí, nuy chứng, táo bón, tiểu tiện không thông lợi.
Nội dưỡng công thích ứng cho những chứng trạng: Can vị bất hoà, can tỳ bất hoà, các bệnh mạn tính.
Cường tráng công thích ứng cho những chứng trạng: Can dương vượng gây ra đầu thống, huyễn vựng, thất miên, vùng tâm hồi hộp, đau nhức, tê và các bệnh ở kỳ cuối của phép chữa bằng nội dưỡng công.
2. Những trường hợp cấm không nên luyện khí công
Đang mắc bệnh cấp tính và bệnh lây nhiễm đang giai đoạn phát bệnh.
- Người bệnh hôn mê và người bệnh về tinh thần không ổn định (điên cuồng).
- Bệnh ở vùng mũi làm trở ngại sự hô hấp và bệnh ở vùng miệng chưa thật lành.
V. Những điểm chú ý trong khi chữa bệnh bằng khí công
Phép chữa bằng khí công cần phải căn cứ âm dương, hư thực và bệnh tật nặng nhẹ và thể chất mỗi người; đồng thời phải theo sự chỉ định của thầy thuốc và trong khi luyện công, không kể là phương thức nào, đều cần phải chú ý những điểm sau:
- Đối với phép chữa bằng khí công, trước hết người bệnh phải giữ tinh thần ổn định, tin tưởng và bền bỉ không nóng vội, lười biếng sao cho đến khi “tự yên tĩnh” và “hoàn toàn yên tĩnh”.
- Khi luyện khí công, cần phải thở bằng mũi, khi thở cần phải thư giãn các bắp thịt cả toàn thân, không lên gân để cơ bắp co cứng.
Phải chú ý kịp thời về sự biến hoá của khí hậu, đặc biệt là khi luyện công phải tránh gió, đề phòng cảm mạo. Nếu mùa đông hoặc đầu mùa xuân, lại cần phải giữ gìn hai đầu gối cho ấm áp vừa phải.
- Khi chữa bệnh nếu phát sinh hiện tượng khác thường hoặc có cảm giác đặc biệt, không nên nghi ngờ, sợ hãi, cứ nên tiếp tục luyện công, chỉ ngừng khi có bệnh lý nặng.
- Người bệnh thể lực hư yếu, thì trong thời kỳ chữa bằng khí công, nên cấm việc giao hợp, đặc biệt là người bệnh khả năng sinh dục suy yếu, trong thời kỳ cơ thể đang khôi phục càng nên kiêng khem kỹ.
Tất cả những người bệnh đang luyện khí công đều nên kiêng việc giao hợp để đạt hiệu quả cao.
- Về ăn uống nên ăn những thức ăn dễ tiêu hoá đủ chất dinh dưỡng, không ăn những thức ăn chua cay, kích thích mạnh.
- Sau bữa ăn cần phải nghỉ khoảng từ 30 phút đến 1 giờ mới luyện khí công.
Trong thời gian đang luyện khí công nếu thấy trong người phát ngứa hoặc máy giật, đó là hiện tượng thường thấy trong khi luyện công, một thời gian sẽ tự nhiên hết. Trong khi làm phép chú ý vào đan điền, nếu biểu hiện đi tả, có thể đổi sang phép chú ý vào ngón chân.