Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 31/05/2013 23:10 (GMT+7)

Bàn thêm về bút tre, người và thơ

Bút Tre tên thật là Đặng Văn Đăng (1911 -1987); khi đánh máy gõ không dấu trên giấy than, tên ông thành Dang van Dang, được đọc chệch thành Giăng Văn Giăng, tên một nhân vật trong “ Những người khốn khổ” của Vích to Huy Gô, và ông cũng vui vẻ dùng như vậy. Quê ông ở xã Đông Lương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Nơi ấy có cái “núi Con Voi”, thấp thôi nhưng đã “nổi tiếng” trong thơ ông: “Xã tôi có một núi Con Voi/ Đủ cả đầu đuôi, đủ cả vòi/ Vòi cũng thi đua hăng sản xuất/ Đầu thì trồng sắn, đít trồng khoai

Ông đỗ Tú tài Tây, khoa triết học thời Pháp, từng dạy học, làm báo với bút danh là Lục Y Lang. Sau cách mạng, ông làm Bí thư thứ 2 của Đại sứ quán Việt Nam tại Rumani, rồi về nước làm Thư ký cho Bộ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm, và về tỉnh là Trưởng ty Văn hóa Phú Thọ. Xem vậy, đây là một người có học, không xa lạ với văn hóa – thi ca, càng không phải người “điếc không sợ súng” trước nghệ thuật thơ ca truyền thống – dù quan điểm gì cũng vậy.

Được biết đời thường ông sống liêm khiết, trong sạch, tâm hồn sáng láng. Và ông nghèo lắm! Ngày về hưu ông có một cái xe đạp cọc cạch, đèo một bọc giấy tờ lộn xộn – chắc là thơ! Ông có cái nhà tre lá dột nát, không có cánh cửa, khi nghe tin bạn mất trộm, ông đã viết về cảnh nhà mình: “ Cứ như tớ lại hóa hay/ Chảng lo giữ của cả ngày lẫn đêm/ Cửa ngõ không phải cài then/ Ai thăm cứ việc đẩy phên mà vào”. Tận đến khi nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn viết về ông trên báo, ông mới được vay tiền làm một cái nhà con con, trả nợ trong 9 năm mới xong và ông cũng “ra đi”. Lúc ấy, nhà thơ Hoàng Thiếu Phủ có viết một câu thơ để viếng ông: “ Tin đâu như sét đánh ngang/ Bút Tre đang sống chuyển sang từ trần”.

Tương truyền, Bút Tre là người viết rất nhiều, rất nhanh, viết lấy được, đôi khi không làm chủ ý tứ, càng không phải hạng “lập thân bằng văn chương” nên đôi khi vần điều khiên cưỡng. Chữ ông viết đầy lỗi chính tả, tờ to tờ nhỏ giấy trắng giấy hẩm xộc xệch, chỉ có một người con gái ông là… đọc được. Tài liệu của ông từng bó, ai muốn lấy bó nào thì lấy, ông coi văn chương là của chung, không ky cóp để “lưu danh”. Ở đời, sự tự nhiên, vô ngại, thường sống lâu trong lòng người. Quan điểm ứng xử với thơ và đời của ông là “ Mai sau kẻ đoái người hoài… mặc!/ Hạnh phúc hôm nay mát dạ người”. Hồi làm Trưởng Ty Văn hóa, một năm ông cho in 3 tập thơ, bị kiểm điểm, có vị lãnh đạo cấp cao khuyên: “Chú không làm được thơ đâu, đừng làm nữa!”. Ông bảo: “Tôi viết để tuyên truyền, ai thích thì đọc, không thì thôi!”. Chuyện về ông còn nhiều lý thú, đáng nể trọng – con người ấy làm thơ chắc phải để lại cho người đọc những vần thơ… “nhớ đời”.

Thơ Bút Tre được nhiều người đọc đón nhận, coi như một thứ quà tinh thần vô giá mà nhiều người làm theo, mặc nhiên thơ Việt Nam hiện đại có một “thi pháp Bút Tre”, nhiều bài, nhiều câu trở thành vô danh. Tuy nhiên, suy cho cùng, nghệ thuật thơ Bút Tre tuy lạ mà quen vì “nó” không ngoài lối Phú – Tỷ - Hứng của ca dao cùng với dùng từ cực kỳ phóng túng, lối thậm xưng, phóng đại rất hiệu quả mà các thi sỹ lớn như Hồ Xuân Hương, Tú Xương… đã dùng. Có điều thơ Bút Tre có cách biến tấu các cung bậc truyền thống rất tự nhiên, tự nhiên nhi nhiên, tục mà thanh, giản dị mà hiệu qảu, ngôn ngữ thơ và câu nói thường hòa quyện, cách dùng vần điệu ngây ngô để gây ấn tượng mà chỉ có Bút Tre mới làm được.

Nổi trội là cách biến tấu thể Hứng – nhân 1 sự việc để nói tình cảm mà Bút Tre hay dùng “Hoan hô” lên đầu câu:

-       Hoan hô Đại tướng Võ Nguyên…

-       Hoan hô đồng chí Hà Đăng…

Rồi cách dùng thơ vắt dòng rất lạ - ông cắt câu thơ làm 2, “bẻ” các tên người, tên cụm từ thành 2 nửa ở trên và nửa ở dưới:

Hoan hô Đại tướng Võ Nguyên/ Giápta đánh trận Điện Biên lẫy lừng;

Uống hết 2 viên Đê Ca/ Rítvào chẳng thấy giun ra con nào;

Và cách dùng từ hết sức tự nhiên, tưởng như nhảm nhí nhưng rất hiệu quả:

Hoan hô đồng chí Hà Đăng/ Ấncho tàu chạy băng băng như rùa;

Hoan hô trung tá Phạm Tuân/ Đi lên Vũ trụ một tuần… về ngay!;

Tiết kiệm xây dựng cơ đồ/ Hoan hô tiết kiệm, hoan hô ngân hàng;

Cuối cùng xin nhắc một câu/ Văn hóa cơ sở là đầuchúng ta;

Tầu xe đi lại rộn ràng/ Thái Nguyên Yên Bái lại càngLào Cai;

Con đò dịch đítsang ngang/ Bên sông có một cái làng thò ra;

Con ruồi là giống hiểm nguy/ Vì chân của chúng rất vi trùng nhiều;

Tiết dê, tiết lợn, tiết bò/ Không bằng tiết kiệm gửi cho ngân hàng.

Và có lẽ, “Cái chất” của thơ Bút Tre là cách gieo vần - ông “tước bỏ” các thanh trắc, biến tất cả thành những thanh bằng theo kiểu “thơ không dấu” (tạm gọi như thế). Tức là đảo lộn cấu trúc trắc bằng của thơ lục bát cưỡng bứccác âm thanh để tạo ra sự vui nhộn vừa gắn với tuyên truyền có hiệu quả. Những câu thơ như thế do tác giả bí vần hay cố tình gây ấn tượng làm cho thơ ông có sức sống mãi:

-       Chú về công tác Bảo tàng/ Cũng là công việc cách mànggiao cho;

-       Đông Lương, Phú Lạc, Sai Nga/ Bao nhiêu lợn lớn trâu bấy nhiêu;

-       Không đi không biết Tam Đao/Đi thì chẳng có chỗ nào mà ngu/ Một giường xếp những hai cu/ Một cu phải lấy cái mukê đầu.

-       Liên Xô rất đỗi tự hào/ Ông Ga Ga Rỉnbay vào vũ tru

Hơn hai mươi năm làm thơ Bút Tre đã đi xa, nhưng thơ và giai thoại về cuộc đời trong sạch của ông vẫn còn lưu truyền tới hậu thế và ngày càng được làm phong phú thêm. Phần mộ ông được đặt trong vườn nhà, nhỏ bé và khiêm nhường, ngày ngày khách thập phương cùng nhau đến thắp nhang và đọc thơ ông. Với văn chương, muốn tồn tại, phải có tâm hồn trong sáng với một mục đích cao quý cổ vũ và một lối đi riêng.


Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Huế: Hội nghị về Nội tiết và Đái tháo đường năm 2025
Ngày 29/3, Hội Nội tiết và Đái tháo đường thành phố Huế phối hợp với Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 8 về bệnh nội tiết, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa năm 2025.

Tin mới

Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.
Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Khai mạc Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III
Ngày 26/4, tại Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc và vòng loại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025.
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.