Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 07/10/2009 17:52 (GMT+7)

Ba nhà khoa học Mỹ đoạt giải Nobel Y học

Theo thông báo của Hội đồng Nobel tại Thụy Điển, ba nhà khoa học gồm: Elizabeth Blackburn - giáo sư sinh học và sinh lý học của Đại học California, Mỹ, Carol Greider - giáo sư di truyền và sinh học phân tử Đại học Y khoa John Hopkins và Jack Szostak - giáo sư di truyền của Đại học Y khoa Harvard, Mỹ. Đây là lần đầu tiên hai phụ nữ cùng chia sẻ giải Nobel khoa học. Trong lịch sử giải Nobel có tổng cộng 10 phụ nữ đoạt giải Nobel y học.

Elizabeth Blackburn Nghiên cứu của ba nhà khoa học, được thực hiện trong thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước, giúp chúng ta hiểu rõ các nhiễm sắc thể tự sao chép như thế nào. Câu trả lời nằm ở các telomere (đoạn kết thúc của các nhiễm sắc thể) và telomerase (loại enzyme tạo nên telomere).

Cơ thể sinh vật được cấu tạo bởi nhiều tế bào. Trong mỗi tế bào có nhân. Trong nhân tế bào có nhiễm sắc thể dính vào nhau theo từng cặp. (Con người có 23 cặp tương ứng 46 nhiễm sắc thể.) Một cặp nhiễm sắc thể bao gồm hai sợi ADN cuộn vào nhau như lò xo. ADN ( Deoxyribo Nucleic Acid)mang nhiều gene và là chỉ thị được mã hoá để cơ thể sinh vật biết cách sản xuất ra các tế bào, các bộ phận khác và cách vận hành chúng

Elizabeth Blackburn
Jack SzostakTelomere là phần nằm ở đoạn cuối của nhiễm sắc thể. Chúng cũng chứa những đoạn ADN nhưng không phải là gene. Telomere có nhiệm vụ bảo vệ phần tận cùng của nhiễm sắc thể và ngăn không cho chúng dính vào nhau - giống như những mẩu chất dẻo ở hai đầu giữ cho sợi dây buộc giày khỏi bị xơ. Các đoạn kết thúc của nhiễm sắc thể sẽ ngắn hơn sau mỗi lần tế bào phân chia và quá trình rút ngắn cứ tiếp diễn cho đến khi tế bào không thể phân chia được và chết đi.

Tuy nhiên, Blackburnvà Greider đã phát hiện ra một enzyme đặc biệt có khả năng duy trì và phục hồi chiều dài của telomere. Họ gọi enzyme này là telomerase. Một nghiên cứu sau đó chứng minh rằng telomerase được "kích hoạt" trong phần lớn tế bào ung thư.
Jack Szostak

Telomerase bắt đầu hoạt động khi con người còn ở dạng bào thai - giai đoạn mà các tế bào phân chia cực nhanh. Trước tuổi thứ 4 hoặc 5, telomerase sẽ ngừng hoạt động trong đa số tế bào. Điều đó có nghĩa là đoạn kết thúc của nhiễm sắc thể sẽ thoái hóa theo thời gian khiến các tế bào già đi và cuối cùng thì ngừng phân chia. Hậu quả là chúng ta sẽ chết vì già. Nhưng nhờ có telomerase nên các tế bào ung thư chẳng những không chết mà còn sinh sôi theo từng ngày.

Theo AP, Blackburn, Szostak và Greider đã có bằng chứng để khẳng định rằng, nếu chúng ta đưa được telomerase vào tế bào thì tuổi thọ của con người sẽ kéo dài vô thời hạn.

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.