Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 02/03/2006 23:11 (GMT+7)

“Bà hoàng” của sơn

… Người phụ nữ nhỏ bé ấy đặt chân đến đất Mỹ mà trong túi chỉ còn 500 USD với 3 kg mì tôm và khoác theo một ba lô nặng trĩu tới 40 kg gạch đá, xi măng (chị thực nghiệm sản phẩm sơn của mình ngay trên vật liệu của Việt Nam để người Mỹ thấy). Cái ba lô gạch đá ấy đã gây nhiều rắc rối cho chị vì Hải quan sân bay nghi chị mang chất … phóng xạ.

Người mẹ bế con đi học

Hè phố Hà Nội năm 1966, thời kỳ không quân Mỹ phá hoại miền Bắc, ngổn ngang đất cát, hố cá nhân và những ngôi nhà đổ sập, rùi xà cháy nham nhở. Chẳng ai để ý đến một người đàn bà trẻ, ăn mặc quê kệch, lưng địu một đứa trẻ còn nhỏ, nách cắp một đứa khác và tay dắt một đứa. Trông bốn mẹ con nhem nhuốc, bụi bặm và lam lũ, “y như cô móc rác ấy” - sau này mỗi khi nhớ lại chị Hoè thường nói vui vậy.Người đàn bà hỏi đường đến trường Đại học Bách khoa. Tới nơi, chị mang luôn cả ba đứa con lên thẳng văn phòng khoa Hoá, nộp giấy nhập học. Ông chủ nhiệm khoa nhìn chị ái ngại lắc đầu: con cái thế sao mà cô học được. Thôi, đi về. Năn nỉ mãi không được, chị oà lên khóc. Mấy đứa trẻ thấy mẹ khóc cũng oà khóc theo, váng hết căn phòng khoa. “Có lẽ thấy mấy mẹ con tôi khóc ghê quá nên ông chủ nhiệm khoa đành nhân nhượng”.

Trường sơ tán lên Lạng Sơn để tránh bom Mỹ. Lớp học tranh tre nứa lá, lại rộng, thế mà chị lại luôn phải ngồi cuối lớp vì có con nhỏ mang theo (trường đang sơ tán nên không có nhà trẻ). Chị ngồi học mà tay bế đứa nhỏ trên lòng, một đứa thì chui dưới gầm bàn, đứa lớn nhất đứng ngoài cửa lớp xem mẹ học. Thằng bé dưới gầm bàn thỉnh thoảng buồn đi… tè, nó lại túm gấu quần mẹ giật giật, chị lại vội vàng đưa nó ra ngoài. Đứa bé nằm trong lòng chị mỗi lúc thức dậy khóc oe oe khiến cả lớp quay lại nhìn, chị lại len lén quay vào vách cho nó… bú. Hết giờ học chị vội vàng về nhà trọ nấu cơm. Ngoài ra, chị còn tăng gia thêm để cải thiện cuộc sống. “Bây giờ nghĩ lại tôi vẫn không hiểu vì sao mình có thể vượt qua những năm tháng đó” - chi tâm sự. Thời ấy đang chiến tranh nên thiếu thốn đủ thứ, bữa cơm mấy mẹ con chỉ có ít rau với mấy hạt lạc. Có lần dành dụm được một ít mỡ nước, thằng lớn vô ý đánh đổ xuống đất, chị phải kiếm một cái ông nhỏ, cúi xuống hút mỡ rồi thổi vào bát. Thế mà chi vẫn học được, học giỏi nữa mới lạ. Điểm của chị khi ấy toàn được 5 (điểm cao nhất thời bấy giờ). Chị còn dùng kiến thức hoá học của mình làm được nhiều thứ phục vụ cho cuộc sống như tự chế lấy pin đài, làm muối ăn… Năm 1971, Nguyễn Thị Hoè tốt nghiệp đạt loại giỏi, được giữ lại làm giảng viên Trường đại học Bách hoa Hà Nội. Đến năm 1984 chị được cử về dạy ở trường đại học Cần Thơ. Năm 1986 chị chuyển về TP HCM làm giám đốc Trung tâm nghiên cứu hoá màu và vật liệu mài cao cấp của Trường đại học Bách khoa.

Nhà dột buộc phải nghĩ

Thời kỳ làm giám đốc Trung tâm, chị tập trung nghiên cứu về sơn và vật liệu chống thấm. Những vật liệu này chị nung nấu từ khi bốn mẹ con ở trong một ngôi nhà mái bằng đổ bê tông vững chắc nhưng khi trời nồm tường nhà vẫn đổ mồ hôi và khi mưa, nước vẫn thẩm thấu qua những mạch kẽ xi măng thành giọt rơi xuống nền nhà. Bởi thế mỗi khi mưa, trên nóc màn chị phải buộc một tấm ni lông, khi nước rỏ xuống nhiều nặng quá dây buộc đứt, nước đổ ào xuống giường làm ướt cả mấy mẹ con. Chị tự hỏi tại sao ở trong một ngôi nhà xây kiên cố là vậy mà vẫn bị dột. Bởi thế, khi có điều kiện chị đã lao vào nghiên cứu về chất chống thấm. Chị nhận thấy ở Việt Nam do khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt, vật liệu xây dựng lại tồi không đảm bảo chất lượng, xi măng mác thấp nên lỗ hổng trong bêtông rất to làm nước ngấm sâu.

Hơn nữa trong nước mưa có axit nên nó phản ứng dần dần với bê tông (vì xi măng có chất kiềm) làm cho ngấm dột. Các chủng loại sơn của nước ngoài tuy rất tốt nhưng chỉ phù hợp với nước họ, không chịu được khí hậu nhiệt đới nước ta. Chị đã nghiên cứu và đưa vào sơn những chất phụ gia chống tia cực tím, chống nước, chống hoá chất, làm tăng khả năng kết dính giữa bề mặt vật liệu và sơn kéo dài tuổi thọ. Khó có thể kể hết những vất vả của tiến sĩ Nguyễn Thị Hoè khi theo đuổi đề tài này. Đề tài nghiên cứu về sơn chống thấm của chị đã thành công, chị được trao giải thưởng Kovalepskaia năm 1993. Phát huy sáng tạo của mình, chị mở xưởng làm sơn chống thấm ngay trong Trường đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh. Không ngờ loại sơn này vừa xuất hiện đã được thị trường chấp nhận, người ta kéo tới trường mua sơn, “đông đến mức khó tưởng tượng, chúng tôi sản xuất ra không đủ tiêu thụ”.

Thành công nối tiếp thành công

Năm 1993 chị sang Mỹ để bắt mối với các hãng sơn, bàn cách hợp tác với họ. Có lẽ chưa có chuyến xuất ngoại của nhà khoa học nào lại gian nan đến thế. Khi đó, Mỹ chưa bỏ cấm vận, chị một mình tới Mỹ, không tuỳ tùng, không phiên dịch mà vốn tiếng Anh thì ít ỏi, lại phải đi vòng qua Canada vào Mỹ. … Người phụ nữ nhỏ bé ấy đặt chân đến đất Mỹ mà trong túi chỉ còn 500 USD với 3 kg mì tôm và khoác theo một ba lô nặng trĩu tới 40 kg gạch đá, xi măng (chị thực nghiệm sản phẩm sơn của mình ngay trên vật liệu của Việt Nam để người Mỹ thấy). Cái ba lô gạch đá ấy đã gây nhiều rắc rối cho chị vì Hải quan sân bay nghi chị mang chất … phóng xạ.

Những nỗ lực của chị đã được đền đáp: đến Mỹ, tiếp xúc với các trường đại học và các hãng sơn lớn, chị đã tìm hiểu được nhiều công nghệ mới, sản phẩm mới. Học được phương pháp nghiên cứu của những cơ sở hiện đại, học được tư duy nhanh nhạy, nắm bắt nhu cầu thị trường, làm cái gì mà xã hội cần. Đặc biệt chị đã hợp tác được với hãng sơn Smile Land. Khi về nước chị thành lập Công ty sơn và chống thấm Kova (viết tắt của giải thưởng Kovalepskaia). Công ty đã nhanh chóng phát triển, hiện nay đã có bốn chi nhánh và hơn 500 đại lý, giải quyết công ăn việc làm cho trên 1000 người.

Ngoài sơn chống thấm, chị Hoè còn nghiên cứu làm ra mấy chục loại sơn khác nhau, trong đó nổi tiếng nhầ là sơn sần, sơn chống đổ mồ hôi tường. Và gần đây nhất là sơn giao thông, loại sơn gò và phản quang.

Nguồn: Khoa học và Đời sống, số 12 (1834), ngày 10/2/2006

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.