Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 12/04/2010 17:03 (GMT+7)

Axit siêu mạnh

Tuy vậy, thời “vàng không sợ axit” cũng không kéo dài được lâu. Các nhà khoa học nhận ra là nếu đem HNO3 đặc và HCl đặc pha vào nhau theo tỉ lệ 1 : 3 (thể tích) thì sẽ thu được hỗn hợp axit có tính axit mạnh hơn rất nhiều, nó có thể hoà tan được vàng. Vì vậy, không có gì lạ khi gọi nó là “vua trong các loại axit”, hoặc “nước vua”.

Trong một thời gian dài, người ta cho rằng axit mạnh nhất là nước vua, không thể có axit nào mạnh hơn. Vào một buổi chiều của ngày lễ noel, từ phòng thí nghiệm của Đại học California, nước Mĩ lại truyền ra một tin gây chấn động mọi người: người ta phát hiện ra một dung dịch kì lạ có thể hoà tan nến - một chất có tính ổn định phi thường. Dung dịch kì lạ đó là dung dịch 1 : 1 của SbF3.HSO3F.

Nến là chất không tác dụng với axit, kiềm mạnh, thậm chí cả chất oxi hoá mạnh, nhưng lại bị dung dịch 1 : 1 của SbF3.HSO3F làm cho “tan xương nát thịt”. Vị giáo sư đã phát hiện ra dung dịch này rất ngạc nhiên, ông đã gọi đó là “axit ma quỷ”, về sau gọi nó là “axit siêu mạnh”. Việc phát hiện ra axit này lại dấy lên ngọn lửa hưng phấn của mọi người đối với các nhà hoá học tìm thêm được rất nhiều axit siêu mạnh mới, ở dạng lỏng như: HF.SbF5, TaF5.HSO3F… ở dạng rắn như: SbF6, SO2ZnO, SbF5.Al2O3… Chúng đều có tính chất tương tự dung dịch SbF5.HSO3F 1 : 1. Ví dụ như axit siêu mạnh HF.SbF5 ở nồng độ 1 : 0,3 có tính chất axit mạnh hơn H2SO4 đặc với 10 vạn lần và ở nồng độ 1 : 1 thì tính axit mạnh hơn tới 1 triệu lần.

Do tính axit và tínhh ăn mòn kì lạ, axit siêu mạnh có thể giúp một số phản ứng về cơ bản không thể thực hiện trong lĩnh vực hóa học trước đây trở nên có thể thực hiện được một cách thuận lợi. Ví dụ như C4H10 dưới tác dụng của axit siêu mạnh có thể đứt liên kết C-H, C-C tạo ra H2, CH4… và còn có thể phát sinh sự thay đổi cấu tạo thành butan ở dạng không chính tắc nữa.

Về nguyên nhân làm cho chúng có tính axit mạnh đến thế vẫn còn là một bí ẩn. Theo các thuyết điện li của Areniuyt hay của Bronxtet thì phân tử axit phải có H linh động, nhưng trong mấy loại axit siêu mạnh đã phát hiện có loại không chứa nguyên tố hydro… Vậy không thể dùng thuyết điện li để nhận biết đó là axit mạnh được. Khi đó, người ta nhớ đến axit – bazo của Lewis; axit là chất mà phân tử hoặc ion của nó có thể nhận cặp electron trong quá trình phản ứng.

Nhưng axit siêu mạnh lại khác với axit nói chung bởi axit nói chung đều là một hợp chất, còn axit siêu mạnh lại do nhiều hợp chất tạo thành, đồng thời chúng đều chứa nguyên tố flo.

Thế thì xét cho cùng, các loại hợp chất như thế nào mới có thể tạo ra axit siêu mạnh, việc tổ hợp chúng lại có theo một quy luật nào không, axit siêu mạnh còn có bao nhiêu thành viên nữa… Đó là những điều còn bí ẩn đang chờ đợi các thế hệ sau tiếp tục khám phá.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.