Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 10/12/2007 21:43 (GMT+7)

Âm thanh bí ẩn của đá

Tiếng hát của những pho tượng khổng lồ

Tượng Memnon khổng lồ là tên gọi hai bức tượng pharaông Amenhotep III tạc bằng đá thạch anh cao 18 m đặt bên ngoài đền thờ của vị vua này ở Thebes . Ngôi đền nay đã không còn, nhưng hai pho tượng thì vẫn đứng sừng sững, dù đã trải qua 3.400 năm mưa nắng. Bất kỳ du khách nào tới thăm Ai Cập đều không thể bỏ qua di tích này. Không chỉ vẻ đẹp và giá trị lịch sử mà còn bởi một điều bí ẩn hơn 3 thiên niên kỷ chưa có lời giải đáp.

Tương truyền rằng, vào thời xa xưa, đã từng có lúc, vào mỗi buổi bình minh, hai pho tượng này lại phát ra những âm thanh ngân nga, rền rĩ. Theo ghi chép của sử gia Hy Lạp cổ đại Strabo, hiện tượng này bắt đầu vào khoảng những năm 20 sau Công nguyên. Khi đó, một trận động đất mạnh đã làm hai pho tượng hư hỏng nặng. Pho ở phía bắc bị vỡ làm đôi, phần thân trên, từ ngang thắt lưng đổ sập xuống.

Ít lâu sau thảm hoạ, những âm thanh lạ bắt đầu xuất hiện. Hiện tượng này chỉ xảy ra vào lúc bình minh, những tiếng ngân nga từ trong đá nghe rất rõ. Người ta truyền tai nhau rằng, đó là tiếng hát của những pho tượng. Một số người lại nói đó là những lời tiên tri về thế giới. Chính vì vậy mà rất nhiều người La Mã, trong đó có cả một vài vị hoàng đế đã lặn lội sang tận Ai Cập để được nghe tận tai âm thanh bí ẩn phát ra từ những pho tượng.

Năm 199, hoàng đế La Mã Lucius Septimius Severus, vì muốn tỏ lòng kính trọng đã ra lệnh phục chế hai pho tượng, gắn lại những chỗ nứt vỡ mà trận động đất năm nào đã gây ra. Lạ thay, sau khi công trình hoàn tất thì những âm thanh lạ cũng ngưng bặt.

Có nhiều giả thuyết xung quanh nguồn gốc của những âm thanh bí ẩn. Có ý kiến cho rằng đó là do sự bay hơi của sương đêm bám trên bề mặt tượng. Lại có người cho đó là những rung động bên trong các khối đá sa thạch khổng lồ dung để tạc tượng. Tuy vậy, chẳng ai có đủ bằng chứng khoa học để bảo vệ lập luận của mình, lại càng không thể giải thích được tại sao tiếng động lại biến mất sau khi các pho tượng được trùng tu.

Kim tự tháp mưa rơi

Một công trình đá khác cũng nổi tiếng với những âm thanh bí ẩn là kim tự tháp bậc thang El Castillo ở Mêhicô. Mỗi du khách khi đến đây đều thử đứng dưới chân kim tự tháp vỗ tay để được nghe âm thanh líu lo như chim hót dội lại từ những phiến đá khổng lồ. Còn nếu có người trèo lên các bậc thang thì tiếng vọng lại của bước chân của họ nghe như tiếng mưa rơi.

Những người hoài nghi còn cho rằng người Maya cổ xưa chưa chắc đã biết kim tự tháp El Castillo có thể tạo ra những âm thanh gì, cho dù khi xây dựng, có thể họ đã cố tính toán để nó có những hiệu ứng âm thanh kỳ lạ. Thế nhưng, trên thực tế, có vẻ như người Maya biết chính xác họ cần phẩi bố trí kết cấu công trình như thế nào để nhận được những âm thanh mong muốn. Bằng chứng là trong số những tiếng vọng từ các vách đá, có âm thanh được cho là tiếng hót của chim đuôi seo Mêhicô, loài chim thiêng của người Maya. Hay tại sao bước chân người trên các bậc đá lại tạo ra tiếng mưa rơi mà không phải một âm thanh nào khác. Lý do có thể vì thần mưa là một vị thần rất quan trọng đối với người Maya.

Nhà khoa học Bỉ Nico Declercq và nhóm nghiên cứu tại đại học Ghent đã thiết lập một danh sách các âm thanh gốc như tiếng vỗ tay hay tiếng bước chân và những tiếng vọng do chúng tạo nên và nhận thấy giữa hai yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ. Mỗi âm thanh gốc sẽ tạo ra một tiếng vọng nhất định. Như vậy, có thể tạo ra tiếng vọng nào là chủ ý của những người xây dựng nên El Castillo. Nếu thế thì kỹ thuật xây dựng của họ có những điểm thậm chí còn vượt trội so với kỹ thuật xây dựng hiện đại. Mục đích của việc tạo ra các âm thanh vang vọng từ đá có thể là họ muốn gây ngạc nhiên.

Nguồn: KH&ĐS, số 93, 3 - 10 - 2007, tr 5

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Tin mới

Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tiền Giang: Họp mặt và vinh danh trí thức KH&CN
Ngày 20/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức họp mặt trí thức KH&CN và vinh danh 2 trí thức được phong hàm Phó Giáo sư, 8 trí thức được công nhận học vị Tiến sĩ.
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG HỆ THỐNG LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM
Sáng ngày 13/5/2025 tại tỉnh Sóc Trăng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam”.
VUSTA đóng góp cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Dự thảo Luật KHCN & ĐMST
Dù chỉ sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013, đội ngũ trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh tính cấp thiết và chiều sâu cải cách, từ mô hình chính quyền hai cấp đến quy định cụ thể cấp hành chính, làm rõ vị trí tổ chức chính trị - xã hội...