Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 08/01/2014 20:57 (GMT+7)

5 tập tục đón năm mới kỳ lạ nhất thế giới

Lễ hội say xỉn (Ai Cập)

Tên lễ hội nghe có vẻ khôi hài nhưng thực ra nó lại có nguồn gốc rất sâu sắc từ thần thoại Ai Cập. Theo đó, trước ý định hủy diệt toàn bộ loài người của vị thần chiến tranh Sekhmet, thần mặt trời đã can thiệp bằng cách đưa ra lượng lớn bia có màu máu của bà. Thần Sekhmet uống chỗ bia đó và lăn ra bất tỉnh trước khi kịp thực hiện ý định trên. 

Để mừng sự kiện con người được cứu sống, người Ai Cập uống rất nhiều bia rượu vào đầu năm mới. Họ sẽ phải uống cho đến khi say mèm, lăn ra bất tỉnh thì thôi dù đó là ở đền thờ hay ngoài đường. Những người còn tỉnh táo có nhiệm vụ đi quanh thành phố và đánh thức những người khác bằng các hồi trống lớn. Sau đó tất cả mọi người tham gia vào các buổi lễ tôn giáo và cầu xin sự trợ giúp từ các vị thần trong năm mới.

Lễ hội Hogmanay (Scotland)

Hogmanay là một lễ hội cổ đại khác vào đầu năm mới mà vẫn tồn tại cho tới ngày nay. Do các ngày lễ cổ đại bị lấn át bởi các truyền thống của đạo Thiên chúa ở thời Trung cổ và việc tổ chức các nghi lễ trùng thời điểm với lễ Giáng sinh. Ở Scotland, truyền thống ăn mừng và tặng quà được dời tới ngày đầu năm mới và đặt tên là Hogmanay. Cái tên này có nguồn gốc từ năm 1604 nhưng rất nhiều nghi lễ truyền thống xuất hiện trước đó rất lâu. 

Ngoài truyền thống xông đất giống ở nước ta, còn rất nhiều nghi lễ cổ khác được thực hiện theo kiểu cổ. Việc đốt đuốc và diễu hành ban đêm là một phần quan trọng của lễ hội vì lửa đại diện cho sự trở lại của mặt trời. Và còn một nghi lễ có phần nguy hiểm từ lâu đời ở Stonehaven. Đó là người ta sẽ tạo ra những quả cầu lớn bằng rơm và sáp nến, cắm chúng lên cột và đốt lửa, sau đó tất cả mọi người cùng diễu hành qua các con phố với chúng.

Lễ hội Janus (La Mã)

Tên tháng 1 trong tiếng Anh (January) có nguồn gốc từ Janus - vị thần cai quản sự khởi đầu và kết thúc theo văn hóa La Mã cổ đại. Vị thần Janus có 2 khuôn mặt (một nhìn ra trước và một nhìn ra sau) được tôn vinh bằng lễ hội được tổ chức vào ngày đầu tiên của năm. Người La Mã thời đó lấy hình ảnh Janus để thể hiện những gì mình làm ngày đó. 

Trong ngày này, họ sẽ nhìn về những ngày đã qua phía sau và lên kế hoạch cho những ngày sắp tới trong năm. Họ cũng tin rằng những gì mình làm trong ngày đầu năm cũng sẽ theo họ tới hết năm. Do đó, đây là ngày để tặng quà, tránh những ý nghĩ độc ác và xấu xa, kết thúc các cuộc cãi vã và luôn cư xử tốt với mọi người. Các món quà và đồ ăn được tặng cho người khác và dâng lên thần Janus.

Lễ hội Akitu (Babylon)

Akitu là lễ hội năm mới của người Babylon, thường được tổ chức vào tháng 3 hoặc 4 hàng năm. Lễ hội này nhằm tôn vinh vị thần tối cao Marduk và đánh dấu thời điểm bắt đầu mùa trồng trọt. Với người dân, khởi đầu lễ hội là một tuần nghỉ lễ và ăn mừng. Tuy nhiên với vị vua trị vì vương quốc thì lại khác. Ông sẽ bắt đầu lễ hội bằng việc tới ngôi đền Nabu, ở đó các vị thầy tu sẽ đưa cho ông một cây vương trượng. Sau đó vị vua sẽ đi tới thành phố Borsippa và ở lại qua đêm. Khi vị vua trở lại Babylon và tới ngôi đền, ông sẽ bỏ hết vũ khí và con dấu hoàng gia để tiến tới vị thần với sự cung kính. Sau nghi lễ này, người ta sẽ tổ chức các buổi diễu hành với tượng thần, ca hát và cả các nghi lễ hiến tế.

Lễ hội Krios và Iasion (Hi Lạp)

Cả hai vị thần Krios và Iasion đều gắn liền với việc đón mừng năm mới ở Hi Lạp cổ. Krios là một trong các vị thần Titan, và chòm sao Krios được mô tả với hình dáng bộ sừng của một cừu và kết nối với chòm sao Aries. Aries là chòm sao đầu tiên xuất hiện trên bầu trời mùa xuân, và gắn liền hình ảnh của Krios với năm mới. 

Trong khi đó, Iasion là một bán thần, con trai của thần Zeus và bản thân Iasion lại là người tình của vị thần nông nghiệp Demeter. Theo các câu truyện thần thoại, sau khi thần Zeus hay tin hai vị thần trên có quan hệ tình cảm với nhau, ông đã giết Iasion. Để tưởng nhớ Iasion và Demeter, việc cày ba đường trên các cánh đồng trở thành một phần quan trọng trong các lễ hội trồng trọt để chào đón năm mới.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.