46 vị trạng nguyên của Đại Việt ta
Trong Lịch triều hiến chương loại chícủa Phan Huy Chú ở phần Khoa mục chívà cuốn Các nhà khoa bảng Việt Nam(Ngô Đức Thọ chủ biên) có kể tên từng khoa thi và những người đỗ đầu các khoa thi. Kể từ năm 1246, vua Trần Thái Tông cho mở khoa thi Thái học sinhlấy đậu theo tam giác (Nhất giáp, Nhị giáp, Tam giáp). Năm 1247, nhà vua cho đặt lại thứ bậc trong Tam giáp: bậc Nhất giáp có Tam khôi:
- Trạng nguyên (Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh).
- Bảng nhãn (Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhị danh).
- Thám hoa (Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh).
Kể từ khoa thi tuyển Minh Kinh bác học đầu tiên của nước ta vào năm Ất Mão (1075), đời vua Lý Nhân Tông, người đỗ đầu khoa thi này là Lê Văn Thịnh (1), trở thành bậc khai khoa của các nhà khoa bảng nước ta, đến khoa thi cuối cùng vào năm Kỷ Mùi (1919) đời vua Khải Định, tổng cộng có 185 khoa thi, với 2898 vị đỗ đại khoa, trong đó có 46 Trạng nguyên, 48 bảng nhãn và 76 thám hoa, 2462 tiến sĩ và 266 phó bảng. Các nhà khoa bảng Việt Nam thực sự là những người góp phần xây dựng nền văn hiến vẻ vang lâu đời của dân tộc ta.
Chúng tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc 46 vị Trạng nguyên của đất nước Đại Việt chúng ta:
Triều Trần 9 vị
1. Nguyễn Quan Quang: Trạng nguyên đầu tiên của nước ta. Quê Tam Sơn, Tiên Sơn, Bắc Ninh. Đỗ khoa Bính Ngọ (1246).
2. Nguyễn Hiền: Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất nước ta (13 tuổi). Quê Dương A, Nam Thắng, Nam Trực, NamĐịnh. Đỗ khoa Đinh Mùi (1247) (đặc biệt khoa thi này cả ba vị tam khôi: Bảng nhãn Lê Văn Hưu 17 tuổi, Thám hoa Đặng Ma La 14 tuổi).
3. Trần Quốc Lặc: Kinh Trạng nguyên (2), quê Uông Hạ, Minh Tân, Nam Sách, Hải Dương. Đỗ khoa Bính Thìn (1256).
4. Trương Xán: Trại Trạng nguyên, quê Hoành Bồ, Hoành Sơn, Quảng Trạch, Quảng Bình. Đỗ khoa Bính Thìn (1256); năm 29 tuổi.
5. Trần Cố: Kinh Trạng nguyên, quê Phạm Lý, Ngô Quyền, Thanh Miện, Hải Dương. Đỗ khoa Bính Dần (1266).
6. Bạch Liêu: Trại Trạng nguyên, quê Nguyễn Xá, Diễn Ninh, Diễn Châu, Nghệ An. Đỗ khoa Bính Dần (1266).
7. Đào Tiêu: quê Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh. Đỗ khoa Ất Hợi (1275).
8. Mạc Đĩnh Chi: quê Lũng Động, Nam Tâm, Nam Sách, Hải Dương. Đỗ khoa Giáp Thìn (1304).
9. Đào Sư Tích: quê Lý Hải, Song Khê, Yên Dũng, Bắc Giang. Đỗ khoa Giáp Dần (1374).
Triều Lê Sơ 20 vị
10. Nguyễn Trực: quê Bái Khê, Tam Hưng, Thanh Oai, Hà Tây. Đỗ khoa Nhâm Tuất (1442), năm 26 tuổi.
11. Nguyễn Nghiêu Tư: quê Phù Lương, Quế Võ, Bắc Ninh. Đỗ khoa Mậu Thìn (1448).
12. Lương Thế Vinh: quê Cao Phương, Liên Bảo, Vụ Bản, Nam Định. Đỗ khoa Quý Mùi (1463), năm 23 tuổi.
13. Vũ Kiệt: quê Yên Việt, Thuận Thành, Bắc Ninh. Đỗ khoa Nhâm Thìn (1472), năm 20 tuổi.
14. Vũ Tuấn Chiêu: quê Nhật Tảo, Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội. Đỗ khoa Ất Mùi (1475), năm 50 tuổi.
15. Phạm Đôn Lễ: quê Hải Triều, Phạm Lễ, Hưng Hà, Thái Bình. Đỗ khoa Tân Sửu (1481), năm 27 tuổi.
16. Nguyễn Quang Bật: quê Bình Ngô, An Bình, Thuận Thành, Bắc Ninh. Đỗ khoa Giáp Thìn (1484), năm 21 tuổi.
17. Trần Sùng Dĩnh: quê Đông Khê, An Lâm, Nam Sách, Hải Dương. Đỗ khoa Đinh Mùi (1487), năm 23 tuổi.
18. Vũ Duệ: quê Trịnh Xá, Lê Tinh, Phong Châu, Phú Thọ. Đỗ khoa Canh Tuất (1490), năm 23 tuổi.
19. Vũ Dương: quê Man Nhuế, Thanh Lâm (cũ), nay là Nam Sách, Hải Dương. Đỗ khoa Quý Sửu (1493), năm 22 tuổi.
20. Nghiêm Viện: quê Bồng Lai, Quế Võ, Bắc Ninh. Đỗ khoa Bính Thìn (1496).
21. Đỗ Lý Nghiêm: quê Ngoại Lãng, Song Lãng, Vũ Thư, Thái Bình. Đỗ khoa Kỷ Mùi (1499).
22. Lê Ích Mộc: quê Thanh Lãng, Quảng Thanh, Thủy Nguyên, Hải Phòng. Đỗ khoa Nhâm Tuất (1502), năm 44 tuổi.
23. Lê Nại: quê Mộ Trạch, Tân Hồng, Bình Giang, Hải Dương. Đỗ khoa Ất Sửu (1505), năm 27 tuổi.
24. Nguyễn Giản Thanh: quê Ông Mạc, Hương Mạc, Tiên Sơn, Bắc Ninh. Đỗ khoa Mậu Thìn (1508), năm 28 tuổi.
25. Hoàng Nghĩa Phú: quê Mạc Xá, Chương Mỹ, Hà Tây. Đỗ khoa Tân Mùi (1511), năm 31 tuổi.
26. Nguyễn Đức Lương: quê Canh Hoạch, Dân Hòa, Thanh Oai, Hà Tây. Đỗ khoa Giáp Tuất (1514), năm 51 tuổi.
27. Ngô Miễn Thiệu: quê Tam Sơn, Tiên Sơn, Bắc Ninh. Đỗ khoa Mậu Dần (1518), năm 20 tuổi.
28. Hoàng Văn Tán: quê Xuân Lôi, Tam Giang, Yên Phong, Bắc Ninh. Đỗ khoa Quý Mùi (1523).
29. Trần Tất Văn: quê Nguyệt Áng, Thái Sơn, An Lão, Hải Phòng. Đỗ khoa Bính Tuất (1526).
Triều Mạc 11 vị
30. Đỗ Tông: quê Lại Ốc, Long Hưng, Mỹ Văn, Hưng Yên. Đỗ khoa Kỷ Sửu (1529), năm 26 tuổi.
31. Nguyễn Thiến: quê Canh Hoạch, Dân Hòa, Thanh Oai, Hà Tây. Đỗ khoa Nhâm Thìn (1532), năm 38 tuổi.
32. Nguyễn Bỉnh Khiêm: quê Trung Am, Lý Học, Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Đỗ khoa Ất Mùi (1535), năm 45 tuổi.
33. Giáp Hải: quê Dĩnh Kế, Lạng Giang, Bắc Giang. Đỗ khoa Mậu Tuất (1538), năm 32 tuổi.
34. Nguyễn Kỳ: quê Tân Dân, Châu Giang, Hưng Yên. Đỗ khoa Tân Sửu (1541), năm 24 tuổi.
35. Dương Phúc Tư: quê Lạc Đạo, Mỹ Văn, Hưng Yên. Đỗ khoa Đinh Mùi (1547), năm 43 tuổi.
36. Trần Văn Bảo: quê Dứa, Đồng Quang, Nam Trực, Nam Định. Đỗ khoa Canh Tuất (1550), năm 27 tuổi.
37. Nguyễn Lượng Thái: quê An Bình, Thuận Thành, Bắc Ninh. Đỗ khoa Quý Sửu (1553), năm 29 tuổi.
38. Phạm Trấn: quê Đoàn Tùng, Tứ Lộc, Hải Dương. Đỗ khoa Bính Thìn (1556), năm 34 tuổi.
39. Phạm Duy Quyết: quê Kim Khê, Cộng Hòa, Chí Linh, Hải Dương. Đỗ khoa Nhâm Tuất (1562), năm 42 tuổi.
40. Vũ Giới: quê Lương Xá, Vũ Lương, Gia Lương, Bắc Ninh. Đỗ khoa Đinh Sửu (1577), năm 37 tuổi.
Triều Lê Trung Hưng 6 vị
41. Nguyễn Xuân Chính: quê Phù Chẩn, Tiên Sơn, Bắc Ninh. Đỗ khoa Đinh Sửu (1637), năm 50 tuổi.
42. Nguyễn Quốc Trinh: quê Nguyệt Áng, Đại Áng, Thanh Trì, Hà Nội. Đỗ khoa Kỷ Hợi (1659), năm 35 tuổi.
43. Đặng Công Chấn: quê Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội. Đỗ khoa Tân Sửu (1661), năm 40 tuổi.
44. Lưu Danh Công: quê Phương Liệt, Thanh Trì, Hà Nội. Đỗ khoa Canh Tuất (1670), năm 27 tuổi.
45. Nguyễn Đăng Đạo: quê Hoài Bão, Liên Bảo, Tiên Sơn, Bắc Ninh. Đỗ khoa Quý Hợi (1683), năm 33 tuổi.
46. Trịnh Tuệ: quê Sóc Biện Thượng, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Đỗ khoa Bính Thìn (1736), năm 33 tuổi.
___________________
1. Triều Lý và những năm đầu triều Trần chưa lấy Trạng nguyên.
2.3. Để khuyến khích việc học tập ở những vùng xa kinh đô, Triều Trần có hai khoa thi (1256 và 1266) đã lấy đỗ hai Trạng nguyên:
Kinh Trạng nguyên (cho khu vực từ Ninh Bình trở ra Bắc).
Trại Trạng nguyên (cho hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An trở vào).
Nguồn: Xưa và Nay, số 83, tháng 1-2001.