Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 06/05/2009 14:41 (GMT+7)

100 năm Ngày sinh cố Bộ trưởng Y tế Phạm Ngọc Thạch: Một trí thức Việt Nam tiêu biểu

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đảm đương nhiệm vụ Bộ trưởng trong hoàn cảnh nhân dân ta vừa trải qua mười năm kháng chiến chống thực dân Pháp, miền bắc nước ta đã hòa bình, nhưng kinh tế rất khó khăn, chế độ cũ để lại nhiều hậu quả nặng nề về sức khỏe, bệnh dịch. Thấm nhuần các quan điểm cách mạng của Ðảng và của Bác Hồ, từ thực tế công tác qua những năm đến với dân, ông đã đề ra năm phương châm nguyên tắc chỉ đạo của ngành y tế: Một là, y tế phục vụ sản xuất, phục vụ nhân dân; hai là, phòng bệnh là chính; ba là, chữa bệnh là quan trọng; bốn là, kết hợp đông y với tây y; năm là, đi đúng đường lối quần chúng. Các quan điểm chỉ đạo đó phù hợp với quan điểm của Tổ chức Y tế thế giới về chăm sóc sức khỏe ban đầu được thể hiện trong Tuyên ngôn An-ma A-ta của Bộ trưởng Y tế hơn 100 nước trên thế giới năm 1978. Ðó cũng là những quan điểm cơ bản về đường lối xây dựng ngành y tế của Ðảng ta.

Từ phương châm, nguyên tắc đó, Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch đề ra nhiều biện pháp cụ thể để thực hiện. Ðó là xây dựng cho được mạng lưới y tế cơ sở ở nông thôn. Trong công tác vệ sinh phòng bệnh, cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, ông chủ trương phát động nhân dân tham gia các phong trào vệ sinh yêu nước, ba sạch, bốn tốt, sạch làng, tốt ruộng. Ông quan tâm đến công tác tiêm chủng, quyết định dùng vắc-xin Sa-bin để phòng bệnh bại liệt. Nhờ vậy, từ năm 1961, số người bệnh bại liệt có tỷ lệ mắc giảm xuống còn 3,09/100 nghìn dân, mà trước đó có tỷ lệ mắc hơn 120/100 nghìn dân tại các vụ dịch bại liệt lớn trong ba năm 1957, 1958, 1959. Ðể chủ động nguồn vắc-xin phòng bệnh trong nước, Bộ trưởng cử bác sĩ Hoàng Thủy Nguyên đi tiếp nhận chuyển giao công nghệ tại Liên Xô (trước đây). Ðó là sự khởi đầu tốt đẹp để hơn 40 năm sau, chúng ta thanh toán được bệnh bại liệt kể từ năm 2000.

Bộ trưởng rất tích cực đi xuống cơ sở, từ các xã vùng đồng bằng đến các tỉnh vùng cao. Dù bận rộn công tác quản lý nhưng ông vẫn dành thời gian làm người thầy thuốc chuyên khoa lao. Hằng ngày ông vẫn đến với người bệnh lao, tự soi chiếu Xquang cho người bệnh, có mặt bên giường những người bệnh nặng, cho chỉ định điều trị và đôn đốc các công việc chuyên môn. Chính ông là người đề xuất và thuyết phục các cơ quan Nhà nước chuyển Bệnh viện Lao và một số bệnh viện Trung ương thành các Viện chống Lao, Viện Tai - Mũi - Họng, Viện Mắt và Viện Ðông y để vừa làm tốt công tác khám chữa bệnh, vừa đào tạo, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến. Ông chủ trương cần tích cực đem những thành tựu khoa học mới nhất của thế giới ứng dụng vào hoàn cảnh nước ta, cho nên cán bộ phải chịu khó đọc và học từ sách báo nước ngoài. Ông cũng chủ trương tìm những kỹ thuật thích hợp huấn luyện cho cán bộ y tế cơ sở. Bộ trưởng quan tâm, nhắc nhở cán bộ ngành chú ý áp dụng và phát triển đông y và thuốc nam, coi trọng các bài thuốc, các kinh nghiệm của các ông lang, bà mế và rất trân trọng khả năng chữa bệnh của các vị lương y lão thành.

Năm 1965, chỉ sau mười năm giải phóng miền bắc, dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch, công tác y tế nước ta có nhiều chuyển biến rõ rệt. Mạng lưới y tế nông thôn phát triển rộng khắp, tuổi thọ người dân tăng, nhiều dịch bệnh được đẩy lùi, sức khỏe nhân dân được cải thiện. Ông cùng lãnh đạo Bộ đề ra nhiều chủ trương thích ứng như tăng cường cán bộ, dụng cụ, phương tiện cho y tế cơ sở và ngoại khoa hóa toàn ngành, tổ chức các đoàn cán bộ từ các trường, viện, bệnh viện Trung ương chi viện cho các địa phương, nhất là cho các tỉnh khu IV, nơi có chiến sự ác liệt nhất. Chính nhờ những biện pháp tích cực đó, ngành y tế góp phần làm giảm thương vong cho nhân dân trong các năm chiến tranh.

Các thành tích đạt được của ngành y tế trong công cuộc giải phóng miền nam, thống nhất đất nước gắn liền với tên tuổi bác sĩ Phạm Ngọc Thạch. Tâm huyết hướng về miền nam ruột thịt, nơi chiến sĩ và đồng bào trong đau thương nhưng vẫn anh dũng, ngoan cường chống lại âm mưu của kẻ thù chia cắt đất nước, Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch, trong rất nhiều công việc phải lo toan, đã thành lập Vụ I để phụ trách việc cử cán bộ về nam, thành lập Quốc doanh Y vật liệu để lo chi viện thuốc men, dụng cụ y tế. Bộ trưởng sớm đặt kế hoạch bổ túc và bồi dưỡng nhiều cán bộ dân y để đưa vào miền nam, đáp ứng đòi hỏi của chiến trường và các vùng nông thôn rộng lớn. Trường bổ túc cán bộ y tế Trung ương và nhiều trường y sĩ các tỉnh tại miền bắc được giao nhiệm vụ đào tạo các anh, chị y tá quê miền nam trở thành y sĩ. Một số y sĩ quê miền nam, đang công tác tại các địa phương được Bộ gọi tập trung để đào tạo thành bác sĩ. Các cán bộ y tế, sau thời gian bổ túc chuyên môn đã có trình độ khá vững vàng.

Từ năm 1961, nhiều đoàn cán bộ leo núi, vượt đèo, lội suối, vượt qua nhiều khó khăn gian khổ và bom đạn của kẻ thù, trở về quê hương tham gia chống Mỹ, cứu nước. Những năm tiếp theo, đội quân xâm lược Mỹ đổ vào miền nam ngày càng nhiều, chiến tranh mở rộng, địch ra sức dùng bom đạn để đánh phá, giết hại đồng bào ta. Chiến trường cần nhiều cán bộ y tế để kịp thời phục vụ vùng giải phóng và mặt trận, Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch đã đề nghị Trung ương Ðảng cho điều động các bác sĩ là người miền bắc đi chi viện cho chiến trường. Nhiều bác sĩ trẻ được đào tạo chính quy, lại kinh qua thực tế phục vụ cấp cứu chiến thương tại các tỉnh khu IV, đã tình nguyện lên đường vào nam phục vụ.

Năm 1966, để xây dựng mạng lưới y tế bao phủ khắp miền nam, ông chỉ thị thành lập Trường Bổ túc cán bộ y tế trung cao miền nam ngay tại bưng biền, để đào tạo trực tiếp các y sĩ, bác sĩ với chủ trương "Tuyển người tại chỗ, đón anh em từ chiến trường đi lên và đào tạo họ trở về chiến trường". Các thầy giáo và học viên khi có yêu cầu cũng sẵn sàng tham gia phục vụ các chiến dịch và khi chiến dịch kết thúc, họ lại quay về tiếp tục giảng dạy, học tập tại trường. Các cán bộ y tế đã có mặt ở phần lớn các chiến dịch, kịp thời cứu chữa thương binh, bệnh binh và đồng bào, giảm bớt thương vong, bảo đảm lực lượng chiến đấu, góp phần vào thắng lợi chung. Ðầu năm 1968, ông vào nam công tác và hy sinh ngày 7-11-1968, tại chiến trường miền nam (Tây Ninh). Các bạn chiến đấu, các đồng nghiệp đau xót, tiếc thương, tiễn đưa ông về yên nghỉ bên bờ sông Vàm Cỏ Ðông, giữa một trảng cỏ xanh, chung quanh là những cây dầu xòe tán. Sau ngày giải phóng miền nam, hài cốt ông được đưa về an táng tại Nghĩa trang TP Hồ Chí Minh. Bác Hồ được tin Bộ trưởng hy sinh, bùi ngùi xúc động ngồi lặng hồi lâu. Trong lễ truy điệu Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch tại Hội trường Ba Ðình, Thủ tướng Phạm Văn Ðồng khẳng định: "Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Bộ trưởng Y tế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Anh hùng Lao động là một chiến sĩ kiên cường trong sự nghiệp cách mạng của Ðảng và dân tộc, anh dũng, thông minh, giàu năng lực tổ chức và tính sáng tạo. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã hiến dâng cả cuộc đời mình, tất cả tâm trí và tài năng của mình cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đã hy sinh phấn đấu đến hơi thở cuối cùng ngay ở tiền tuyến chống Mỹ".

Anh hùng, Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch đã đi xa hơn 40 năm, nhưng hình ảnh quen thuộc thân thương của Bộ trưởng còn mãi trong tâm trí mọi người. Ông có tình cảm chân thành cởi mở với cán bộ, tôn trọng đồng sự, cho nên nhận được sự kính trọng, quý mến của mọi người. Những ai có dịp chung sống, hay làm việc với ông đều bị chinh phục bởi sự cởi mở chân thành ấy. Nhiều vị giáo sư lão thành trong ngành y đều hết sức quý trọng ông, ủng hộ mọi việc ông đề ra cho ngành y tế nước nhà. Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Anh hùng Lao động, Bộ trưởng Y tế Phạm Ngọc Thạch; toàn ngành Y tế ôn lại sự nghiệp vẻ vang và ghi nhớ công lao của ông đối với ngành, nguyện học tập theo gương ông đoàn kết phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xây dựng ngành y tế phát triển, đảm đương tốt công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.