Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 09/07/2021 01:11 (GMT+7)

Bảo tồn hệ sinh thái giữa quy hoạch mạng lưới đường sắt

Tại Dự thảo Quy hoạch đường sắt thời kỳ tới năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ GTVT đang lấy ý kiến các bộ, ngành, đầu tư mới đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được đề xuất đưa vào thực hiện. Theo dự thảo, ngành giao thông đề xuất sẽ đầu tư từ nay tới năm 2040, tàu sẽ chạy với tốc độ thiết kế 350km/h, chỉ chở khách, nâng cấp đường sắt hiện hữu để chở hàng. Trong đó, giai đoạn 1 (năm 2021-2032), sẽ đầu tư đoạn Hà Nội - Vinh và Nha Trang - TPHCM, đưa vào khai thác năm 2030. Tổng vốn đầu tư hơn 561,5 nghìn tỷ đồng, bình quân 56.160 tỷ đồng/năm.

Giai đoạn 2 (năm 2035-2040), đầu tư nối đoạn Vinh - Nha Trang, ưu tiên trước đoạn Vinh - Đà Nẵng để khai thác vào năm 2040, đoạn Nha Trang - Đà Nẵng đầu tư đồng thời hoặc kéo dài tới năm 2050. Giai đoạn này tổng vốn đầu tư hơn 772,6 nghìn tỷ đồng, bình quân 38.632 tỷ đồng/năm. Tổng vốn đầu tư hoàn thiện toàn tuyến hơn 1,33 triệu tỷ đồng (khoảng 58,71 tỷ USD).

Theo ý kiến của PGS.TS.Nguyễn Thế Chinh - Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường cho biết tại Hội thảo tư vấn, phản biện “Góp ý Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức cho hay, bản quy hoạch mạng lưới đường sắt cho thời kỳ 2021-2030 có tầm nhìn đến năm 2050 phù  hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam giai đoạn này, đến năm 2030 nước ta cơ bản là nước công nghiệp có thu nhập cao, tầm nhìn đến năm 2050 nước ta thuộc nhóm nước phát triển, do vậy đòi hỏi nhu cầu về khối lượng và chất lượng vận tải đường sắt phải được nâng lên và gắn kết với BVMT tương đương với các nước phát triển như Nhật Bản hiện nay, cũng có thể phải cao hơn vì đối với các nước phát triển sau có cơ hội tiếp cận được những công nghệ mới và hiện đại, rút ngắn được khoảng cách phát triển.

Đối với bản quy hoạch nói chung và quy hoạch mạng lưới đường sắt nói riêng ngay từ khi thực hiện quy hoạch đã phải tính toán và đưa ra những dự báo về BVMT, ứng phó với BĐKH và bảo tồn sinh thái dựa trên những nguyên tắc và nội dung cơ bản của đánh giá môi trường Chiến lược (DMC), đây là yêu cầu bắt buộc đã được quy định trong luật BVMT 2014 tại mục 2 điều 13 về “đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược” đã nêu “Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh có tác động lớn đến môi trường”. Luật quy hoạch 2017 tại điều 3 khoản 5 qui định “Quy hoạch ngành quốc gia là quy hoạch cấp quốc gia, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia theo ngành trên cơ sở kết nối các ngành, các vùng có liên quan đến kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học”, như vậy quy hoạch mạng lưới đường sắt là quy hoạch lĩnh vực đường sắt thuộc ngành giao thông vận tải nằm trong quy hoạch tổng thể quốc gia phải có sự kết nối với sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học để đảm bảo thống nhất chung, tránh sự không trồng chéo và xung đột lẫn nhau gây ra tốn kém và bất cập ngay từ khâu lập quy hoạch. Luật bảo vệ môi trường 2020, Luật số: 72/2020/QH14, đã được Quốc Hội khóa 14 thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 tại  tại mục 1, điều 25 khoản 3 qui định đối tượng phải thực hiện DMC “Chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng, quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có tác động lớn đến môi trường thuộc danh mục do Chính phủ quy định”, như vậy đối với quy hoạch mạng lưới đường sắt quốc gia đòi hỏi phải thực hiện DMC. Về nội dung DMC cũng đã được cụ thể hóa trong mục 1 điều 26 và 27 của luật BVMT2020. Vì luật mới được thông qua và ban hành, chưa có hiệu lực nên trong bản báo cáo DMC của mạng lưới quy hoạch đường sắt cũng cần tham khảo và có những chỉnh sửa phù hợp.

Thiếu những đánh giá, nhận định có tính khái quát và chi tiết đối với quy hoạch mạng lưới đường sắt trước đây đối với những ảnh hưởng tới môi trường, cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn sinh thái làm căn cứ cho điều chỉnh và bổ sung hoàn thiện, khắc phục những tồn tại trước đây trong bản quy hoạch mạng lưới đường sắt mới đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Nội dung này hết sức quan trọng, là căn cứ để thấy được thực tế những mặt được, chưa được cần khắc phục đối với quy hoạch mới mạng lưới đường sắt đến năm 2030 tầm nhìn 2050 về môi trường, biến đổi khí hậu và bảo tồn sinh thái.

Tính kết nối giữa mạng lưới quy hoạch đường sắt với quy hoạch đường bộ, quy hoạch đường hàng không, đường thủy và các bến cảng, ga tàu, sân bay, bến xe để hỗ trợ bổ sung cho nhau nhằm đảm bảo tính hiệu quả kinh tế trong tổng thể của quy hoạch hạ tầng giao thông có tác động đến môi trường chưa thấy luận giải và nêu ra trong bản quy hoạch mạng lưới giao thông đường sắt.

Một số nội dung chủ trương mới về đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước liên quan đến BVMT, ứng phó BĐKH và bảo tồn sinh thái cần phải cập nhật để đảm bảo tính mới, tính thực tiễn của bản quy hoạch. Cụ thể kết luận 56/KL-TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ chính trị “về tiếp tục thực hiện Nghị quyết trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”. Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ ban hành chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24/NQ-TW của Ban chấp hành trung ướng và kết luận 56 của Bộ Chính trị về “chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”, trong đó những quan điểm, chủ trương lớn đối với DMC của Đảng cần được đưa vào thực hiện DMC trong quy hoạch mạng lưới đường sắt đến năm 2030 tầm nhìn 2050.

Cần có sự so sánh về BVMT, ứng phó với BĐKH và bảo tồn hệ sinh thái giữa quy hoạch mạng lưới đường sắt với quy hoạch mạng lưới đường bộ và quy hoạch đường hàng không để thấy được tính ưu việt và hạn chế của những tác động tới môi trường của mạng lưới quy hoạch đường sắt góp phần chung vào phát triển cơ sở hạ tầng giao thông hiệu quả và bền vững.

Ngoài ra, theo PGS Chinh, nên bổ sung các nội dung này đối với quốc tế nên tham khảo cách thức thực hiện của họ để rút  ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi tiến hành Quy hoạch mạng lưới đường sắt đối với BVMT, ứng phó với BĐKH gắn với kịch bản tang trưởng kinh tế đối với trong nước, trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đã được đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII thông qua, đã có những định hướng cho BVMT, ứng phó BĐKH nên tham khảo để đưa ý tưởng vào quy hoạch mạng lưới giao thông đường sắt của Việt Nam. Mặt khác, tôi biết rằng, báo cáo ĐMC cũng đã nghiên cứu cứu kỹ Nghị quyết 24 – NQ/TW của BCHTW về “chủ động ứng phó BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT”. Tuy nhiên cần bổ sung, cập nhật kết luận 56-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 23/82019 sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 24, trong đó coi môi trường là nền tảng cho phát triển và Nghị quyết 06-NQ/CP ngày 21/01/2021 của Chính Phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 24 và kết luận 56-KL/TW.

HT

Xem Thêm

Hà Giang: Hội thảo quản lý sử dụng, giải pháp nhân rộng 2 mô hình KHCN tiêu biểu
Ngày 04/4/2024, tại Hà Giang, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình nhà tiêu sinh học (NTSH) không dùng nước; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (mô hình nước uống học đường - NUHĐ).

Tin mới

84 giải pháp đoạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (Vifotec) đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).
Bí thư TW Đảng Nguyễn Trọng Nghĩa: Hoạt động của LHHVN ngày càng đổi mới, ổn định và phát triển
Phát biểu tại buổi làm việc với LHHVN, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã khẳng định những thành quả, nỗ lực của LHHVN trên chặng đường hơn 40 năm hình thành và phát triển, đồng thời nhận định hoạt động của LHHVN có nhiều đổi mới, ổn định, phát triển hơn.