Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 08/04/2024 16:21 (GMT+7)

Điều gì giúp các tòa tháp chọc trời chống được động đất?

Các bộ giảm chấn trong các tòa nhà chọc trời trên khắp thế giới, bao gồm tháp Taipei 101 ở Đài Loan, Steinway ở New York..., giúp chúng "sống sót" kỳ diệu sau các trận động đất.

Trận động đất mạnh 7,4 độ richter ngày 3/4 đã làm rung chuyển Đài Loan. Đây là trận động đất mạnh nhất ở hòn đảo này trong vòng 25 năm qua.

Nằm ở thành phố Đài Bắc, tòa nhà cao nhất Đài Loan, Taipei 101 vẫn trụ vững sau trận động đất với cường độ 7,4 độ này. Trước đó, nó đã trải qua rất nhiều trận động đất lớn nhỏ nhưng vẫn hoạt động bình thường.

Sự sống sót của Taipei 101 là nhờ thiết kế sáng tạo của kiến trúc sư Marvel. Có một quả cầu vàng khổng lồ nặng tới 660 tấn, lơ lửng bên trong tòa nhà chọc trời như một bộ giảm chấn khối lượng được điều chỉnh, với 92 dây cáp chắc chắn nằm giữa tầng 87 và tầng 92. Thiết bị này hấp thụ động năng một cách hiệu quả giúp giảm thiểu tác động của lực địa chấn lên các tòa nhà.

Mặt đất rung chuyển ở nhiều tần số khác nhau, bao gồm cả tần số cộng hưởng của tòa nhà, sự cộng hưởng này có thể tăng cường độ rung lắc, khả năng gây hư hỏng cấu trúc hoặc sụp đổ tòa nhà. Khi một tòa nhà bắt đầu rung chuyển, bộ giảm chấn sẽ di chuyển theo hướng ngược lại. Trong trường hợp của Taioei 101, nó bị treo lơ lửng nên khi tòa tháp lắc lư, các xi lanh thủy lực giữa quả cầu và tòa nhà sẽ chuyển đổi động năng thành nhiệt năng, sau đó phân tán chúng.

Chỉ tính riêng con lắc khổng lồ này đã có giá khoảng 4 triệu USD. Các chuyên gia đánh giá, bộ giảm chấn rất thành công nhằm giảm tác động của gió và động đất lên tòa nhà.

Các bộ giảm chấn được sử dụng trong các tòa nhà chọc trời trên khắp thế giới, bao gồm tháp Steinway ở New York (Mỹ) và tòa nhà Burj al-Arab ở Dubai (Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất).

Tuy nhiên, bộ giảm chấn không phải là đặc điểm thiết kế duy nhất giúp ổn định tòa tháp khi có rung chấn.

Taipei 101 nằm trên nền móng đặc biệt sâu, cụ thể là 380 cọc bê tông và thép được khoan xuống nền đá bên dưới. Phía trên các cọc này, phần lõi tòa tháp được kết nối với những cây “cột lớn” thông qua các giàn thép khổng lồ.

Xem Thêm

Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Huế: Hội nghị về Nội tiết và Đái tháo đường năm 2025
Ngày 29/3, Hội Nội tiết và Đái tháo đường thành phố Huế phối hợp với Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 8 về bệnh nội tiết, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa năm 2025.

Tin mới

Tổng hội Cơ khí Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV
Sáng 19/4, tại Hà Nội, Tổng hội Cơ khí Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV (nhiệm kỳ 2025-2030). Tham dự đại hội có Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam, Chủ tịch danh dự Tổng hội Cơ khí Việt Nam Phan Xuân Dũng; Chủ tịch Tổng hội Cơ khí Việt Nam Đỗ Hữu Hào; bà Nguyễn Tuyết Mai, Đại diện Vụ Tổ chức phi Chính phủ, Bộ Nội vụ.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai làm Chủ tịch VACPA
VACPA đang phấn đấu trở thành tổ chức nghề nghiệp chuyên nghiệp, có uy tín trong khu vực và trên thế giới, tiếp tục triển khai các dự án lớn trong tương lai để gia tăng hiệu quả làm việc của hội viên, nâng cao hiệu suất và chất lượng dịch vụ kiểm toán, góp phần xây dựng nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới của dân tộc.
VUSTA TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI
Ngày 4/3/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Đà Nẵng tổ chức hội thảo “Nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại” tại thành phố Đà Nẵng.
Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại nhân dân, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế
Ngày 10/4/2025, tại TP. Hồ Chí Minh, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh (LHH TPHCM) tổ chức hội thảo “Nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế của các tổ chức trực thuộc và hội thành viên khu vực phía Nam”.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.