Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 02/04/2024 09:52 (GMT+7)

TS. Hoàng Dương Tùng: Thí điểm đấu giá tín chỉ carbon là cần thiết

TS. Hoàng Dương Tùng đánh giá, việc thí điểm đấu giá lượng giảm phát thải khí nhà kính thông qua các sàn giao dịch quốc tế là cần thiết đối với Việt Nam trong bối cảnh hiện tại.

Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) đã có báo cáo gửi Chính phủ về tình hình triển khai Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ và đề xuất chuyển nhượng lượng giảm phát thải khí nhà kính còn dư thuộc giai đoạn 2018-2019.

Cụ thể, Sau khi chuyển nhượng 10,3 triệu tấn carbon theo Thoả thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ ERPA đã ký, lượng giảm phát thải giai đoạn 2018 - 2019 của Việt Nam còn dư 5,91 triệu tấn carbon. Trong số 5,9 triệu tấn carbon còn dư, Bộ NN-PTNT muốn chuyển nhượng 1 triệu tấn cho Ngân hàng Thế giới, số còn lại có thể thí điểm đấu giá thông qua các sàn giao dịch quốc tế.

TS. Hoàng Dương Tùng: Thí điểm đấu giá tín chỉ carbon là cần thiết - Ảnh 1
TS. Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường.

Trao đổi với Tạp chí điện tử Kinh tế Môi trường về vấn đề này, TS. Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường đánh giá, việc thí điểm đấu giá lượng giảm phát thải khí nhà kính thông qua các sàn giao dịch quốc tế là cần thiết đối với Việt Nam trong bối cảnh hiện tại.

Theo ông Tùng, hiện nay Việt Nam chưa có sàn giao dịch tín chỉ carbon, chưa có khung pháp lý, cơ chế rõ ràng cho thị trường carbon. Tuy nhiên, trong tương lai việc xây dựng thị trường tín chỉ carbon, tài chính xanh là xu thế tất yếu, để tăng năng lực cạnh tranh cấp độ toàn cầu.

Năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon. Trong đó, quy định chi tiết một số điều về tổ chức và phát triển thị trường carbon.

Theo lộ trình, đến hết năm 2027 sẽ thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon. Xây dựng quy định quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon; xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon;

Triển khai thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế; Triển khai các hoạt động tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về phát triển thị trường carbon.

Đến năm 2028, có thể tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon chính thức, đồng thời đưa ra quy định cụ thể cho các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ carbon trong nước với thị trường carbon khu vực và thế giới.

"Rõ ràng, việc thí điểm đấu giá lượng giảm phát thải khí nhà kính thông qua các sàn giao dịch quốc tế sẽ là cơ hội để chúng ta học hỏi thêm kinh nghiệm từ quốc tế. Trên cơ sở đó, xây dựng lộ trình, kế hoạch cụ thể, sẵn sàng chuẩn bị những thủ tục cần thiết, hướng tới tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon chính thức vào năm 2028.

Bên cạnh đó, khi đấu giá thành công lượng giảm phát thải khí nhà kính, chúng ta sẽ có thêm nguồn thu để phục vụ cho công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới nền kinh tế xanh. Điều này có ý nghĩa rất lớn, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam còn thiếu rất nhiều nguồn lực về tài chính xanh", TS. Hoàng Dương Tùng phân tích.

Theo Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển thị trường carbon. Mô hình tín chỉ carbon sẽ khuyến khích tăng cường trồng và bảo vệ rừng, các doanh nghiệp sẽ hạn chế lượng phát thải trong quá trình sản xuất. Việc xây dựng thị trường carbon sẽ góp phần thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính với chi phí thấp, thúc đẩy phát triển công nghệ phát thải thấp.

Ở góc nhìn sâu hơn, TS. Hoàng Dương Tùng cho rằng, để phát triển thị trường carbon trong nước, chúng ta cần xây dựng được cơ sở dữ liệu quốc gia về phát thải khí nhà kính, đặc biệt là dữ liệu của những doanh nghiệp có lượng phát thải lớn. Bên cạnh đó, cần những cơ chế, chính sách cụ thể, linh hoạt, để phát triển thị trường carbon trong tương lai gần.

Tín chỉ carbon là thuật ngữ chung cho tín chỉ có thể kinh doanh hoặc giấy phép đại diện cho 1 tấn carbon dioxide (CO₂) hoặc khối lượng của một khí nhà kính khác tương đương với 1 tấn CO₂. Việc mua bán sự phát thải khí CO₂ hay mua bán carbon trên thị trường được thực hiện thông qua tín chỉ. Thị trường carbon được bắt nguồn từ Nghị định thư Kyoto của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu, được thông qua vào năm 1997.

Theo Nghị định thư Kyoto, các quốc gia có dư thừa quyền phát thải được bán hoặc mua từ các quốc gia phát thải nhiều hơn hoặc ít hơn mục tiêu cam kết. Từ đó, trên thế giới xuất hiện loại hàng hóa mới là các chứng chỉ giảm/hấp thụ phát thải khí nhà kính. Do carbon là khí nhà kính quy đổi tương đương của mọi khí nhà kính nên các giao dịch được gọi chung là mua bán, trao đổi carbon, hình thành nên thị trường carbon hay thị trường tín chỉ carbon.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.