Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 09/01/2008 23:22 (GMT+7)

Bị u nang buồng trứng không thể sinh con?

- BS Đào Xuân Dũng (Chuyên khoa II, Sản phụ khoa):Bạn không nói rõ hiện nay bạn bao nhiêu tuổi, đã mổ u nang loại gì, cơ năng hay thực thể và buồng trứng còn lại có bình thường không; tất cả những thông tin đó có thể giúp thầy thuốc dự đoán về khả năng sinh sản còn lại.  

Nếu là nang buồng trứng cơ năng thường là những nang nhỏ, không có hại, có thể ở một hay ở cả 2 buồng trứng. Những nang này rất hay gặp ở những phụ nữ ở độ tuổi từ dậy thì đến mãn kinh tức là độ tuổi sinh sản khi 2 buồng trứng phóng ra nhiều trứng trưởng thành nhất. Thuật ngữ “cơ năng” có nghĩa rằng nang đó không do các bệnh nào gây ra cả và có thể tự tiêu tan đi (thu nhỏ lại và biến mất) trong vài ba tuần. Một số nang buồng trứng cơ năng không gây ra triệu chứng gì và được phát hiện tình cờ khi khám tiểu khung.

Nang buồng trứng cơ năng(một hoặc 2 bên) có thể không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và người bệnh vẫn có thể có con. Tuy nhiên, nếu cần phải mổ để lấy u nang thì thầy thuốc thường tư vấn trước cho người bệnh biết trường hợp có thể ảnh hưởng đến tiềm năng sinh sản: khi cả 2 buồng trứng đều nang hoá, không còn mô lành. Thông thường, chỉ với một buồng trứng hoặc thậm chí một phần lành của buồng trứng, người phụ nữ vẫn có thể sinh sản.                

Nang buồng trứng:có thể có dịch bên trong hay là u đặc, rất thường gặp, khoảng 95% là những u lành tính. Nếu nang vẫn còn sau 2 chu kỳ kinh thì cần thăm dò siêu âm  hay soi ổ bụng để có chẩn đoán chính xác: nhìn rõ, đánh giá được thể tích và vị trí của nang. Có khi phải mổ cắt bỏ nang nếu như gây khó chịu, nang to hơn 5cm, người bệnh đã quá 40 tuổi, đau kéo dài hay ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và nội tiết. 

Nang bì buồng trứng: lànhững u lành nhưng bên trong chứa những mô như móng, răng, xương, tóc, sụn ...và cả chất mỡ. Những u này có nhiều kích thước và vị trí khác nhau, thường ở một bên nhưng 25% u có ở cả 2 bên buồng trứng. U nang bì buồng trứng khá phổ biến và rất hay gặp ở phụ nữ trẻ quanh tuổi 30. Nếu u bì nhỏ thì thường hay cắt bỏ qua soi ổ bụng, nếu lớn mới cần phải mổ qua đường rạch bụng. Nên mổ chủ động hơn là mổ cấp cứu để phòng ngừa biến cố xoắn, vỡ u nang, đau vùng bụng dưới và nhiễm khuẩn. 

Mục đích của điều trị ngoại khoa là bảo tồn một phần hay toàn bộ buồng trứng tùy thuộc vào vị trí của u nang bì. Nếu còn giữ lại một phần mô lành thì người phụ nữ vẫn còn có tiềm năng sinh sản, vẫn rụng trứng, vẫn có kinh và vẫn có thể có thai.

Dù rất hiếm nhưng cũng có khoảng 1-3% u nang bì buồng trứng bị ung thư hoá. 

Tóm lại, sau mổ u nang buồng trứng, cần được thầy thuốc phụ khoa đánh giá lại về khả năng sinh sản dựa trên khám tiểu khung, theo dõi về nội tiết, diễn biến các chu kỳ kinh nguyệt. Nếu đã qua 1 năm sau mổ mà chưa có thai thì nên gặp thầy thuốc sớm.

Xem Thêm

Hà Giang: Hội thảo quản lý sử dụng, giải pháp nhân rộng 2 mô hình KHCN tiêu biểu
Ngày 04/4/2024, tại Hà Giang, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình nhà tiêu sinh học (NTSH) không dùng nước; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (mô hình nước uống học đường - NUHĐ).

Tin mới

84 giải pháp đoạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (Vifotec) đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).
Bí thư TW Đảng Nguyễn Trọng Nghĩa: Hoạt động của LHHVN ngày càng đổi mới, ổn định và phát triển
Phát biểu tại buổi làm việc với LHHVN, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã khẳng định những thành quả, nỗ lực của LHHVN trên chặng đường hơn 40 năm hình thành và phát triển, đồng thời nhận định hoạt động của LHHVN có nhiều đổi mới, ổn định, phát triển hơn.