Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 27/11/2014 17:05 (GMT+7)

Bác Hồ với Khoa học và Công nghệ

BBT xin giới thiệu bài viết của tác giả Trung Đức, Chuyên viên cao cấp.

I. QUAN ĐIỂM BIỆN CHỨNG  CỦA BÁC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1.  Bác sớm nhìn nhận khoa học công nghệ ở tầm là một động lực lịch sử, một lực lượng cách mạng.

Bác  nói và viết riêng về KHCN không nhiều, mà  thường gắn với  các lĩnh vực khác nhân dịp dự hội nghị tổng kết các ngành hay nhân dịp đi thăm địa phương và cơ sở. Bài nói, bài viết của Bác rất giản dị, gần gũi, ít khi dùng nguyên thể thuật ngữ chuyên môn. Nhưng  người ta thấy trong đó vẫn ẩn chứa những luận điểm rất cơ bản, rất quan trọng  về vai trò của khoa học công nghệ, về quan hệ giữa khoa học công nghệ với sản xuất, về nhiệm vụ của khoa học công nghệ, về động lực phát triển khoa học công nghệ...của nước nhà.

Giai đoạn Chủ tịch Hồ Chí Minh giữ trọng trách Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước cho đến khi Bác mất ( 1945-1969) là giai đoạn khó khăn, thử thách có tính sống còn của đất nước, của dân tộc, của chế độ. Bác và Đảng phải tập trung trí tuệ để giải quyết nhiều vấn đề lớn và cấp bách của cách mạng (như xây dựng nhà nước non trẻ, xây dựng quân đội, kháng chiến chống thực dân Pháp, xoá giặc đói, diệt giặc dốt, cải cách ruộng đất, cải cách dân chủ, đàm phán và thực hiện hiệp định Giơnevơ về phân chia tạm thời 2 miền đất nước, xây dựng quan hệ sản xuất mới CNXH, chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ để bảo vệ miền Bắc và xây dựng Mặt trận giải phóng dân tộc ở miền Nam, đấu tranh thống nhất nước nhà...). Mặc dầu vậy, lĩnh vực khoa học và công nghệ ( lúc đó gọi là khoa học và kỹ thuật) vẫn sớm được Đảng, Nhà nước và Bác Hồ quan tâm.  Bác sớm nhìn nhận khoa học công nghệ ở tầm là một động lực lịch sử, một lực lượng cách mạng.  Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, Bác và Đảng ta chưa có điều kiện bàn định sâu, cụ thể và toàn diện về về khoa học và công nghệ. Nhưng thông qua thực tiễn gắn với từng lĩnh vực cụ thể, công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong giai đoạn này đã đạt được một số  thành tựu quan trọng, nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cho công tác quốc phòng. Năm 1958, Bác đã gửi thông điệp cho toàn Đảng, toàn dân :“ Chủ nghĩa xã hội cộng với khoa học chắc chắn sẽ đưa loài người đến hạnh phúc vô tận”  1.   Năm 1959, Bác đã ký sắc lệnh thành lập Uỷ ban khoa học và kỷ thuật nhà nước.  Đến năm 1960, Đảng ta tổ chức đại hội lần thứ III, Bác tái giữ chức chủ tịch Đảng. Đây là đại hội đầu tiên bàn định chủ trương xây dựng XHCN ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Ngay từ lúc đó, trong Văn kiện Nghị quyết đại hội Đảng đã bước đầu chính thức đặt vấn đề tiến hành cách mạng XHCN về tư tưởng, văn hoá và khoa học kỹ thuật, đồng thời có sự định hướng phát triển khoa học kỹ thuật.

Nước ta ( lúc đó là Miền Bắc) đi lên xã hội chủ nghĩa xã hội trong điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, năng xuất lao động thấp kém. Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng thành công trên nền tảng của cơ sở vật chất hiện đại, khoa học công nghệ tiên tiến.  Xây dựng quan hệ sản xuất mới, cải tiến quản lý phải đi đôi với cải tiến kỷ thuật, xây dựng nền tảng cơ sở vật chất kỷ thuật mới bảo đảm tháng lợi toàn diện, bền vững. Ngay từ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ( bắt đầu từ năm 1960), Bác và Đảng ta  đã đặt vấn đề tiến hành cách mạng KHKT, từng bước tiến hành công nghiệp hóa đất nước.

2. Nguồn lực vật chất là hữu hạn. Nguồn lực trí tuệ, khả năng sáng tạo là vô hạn.

Sinh thời, Bác đã sớm cho rằng, nguồn lực vật chất (tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn liếng... ) là hữu hạn. Còn nguồn lực trí tuệ, khả năng sáng tạo là vô hạn. Bác sớm coi trọng trí thức dân tộc. Ngay từ năm 1947( ngày 22/6), trả lời một nhà báo nước ngoài,Bác đã khẳng định “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc. Ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế”. 2 Năm 1958, Bác đã ký sắc lệnh phong tặng danh hiệu anh hùng cho các trí thức tiêu biểu. Đồng thời Bác cũng đánh giá rất cao tri thức dân gian, sáng kiến của quảng đại quần chúng. Tại đại hội chiến sỹ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc ngày 01-5-1952, Bác đã nhấn mạnh:  “Trí khôn, sáng kiến, học hỏi, tiến bộ và tinh thần hy sinh của người ta không có giới hạn, nó cứ tiến mãi” 3

3. Quan hệ giữa sản xuất và khoa học công nghệ.

Bác có quan điểm rất biện chứng, rất kinh điển về mối quan hệ giữa sản xuất với khoa học và công nghệ. Ngay từ tháng 10 năm 1947, trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Bác đã nói rõ :  “Sáng kiến  không phải cái gì kỳ lạ hay chung chung, trừu tượng. Nó chỉ là kết quả của sự nghiên cứu, suy nghĩ trong những hoàn cảnh, những điều kiện bình thường, rất  phổ thông, rất thiết thực”.  Hiểu rộng ra là sản phẩm khoa học công nghệ nói chung cũng như vậy. Ở tầm sáng tạo lớn, có ảnh hưởng rộng là phát minh, bao hàm cả sáng chế. Ở tầm thấp hơn, nhỏ hơn thì là sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Tất cả đều là sản phẩm được sáng tạo ra khi cuộc sống thúc bách.  4    Các nhà kinh điển, trực tiếp là Ăng ghen cũng nói một câu, đại ý:  Trình độ công nghệ của xã hội phụ thuộc nhiều vào khoa học và ngược lại, sự phát triển của khoa học phụ thuộc còn nhiều hơn vào vào nhu cầu công nghệ của xã hội. Nhu cầu của xã hội thúc đẩy khoa học và công nghệ phát triển hơn các trường đại học. Khoa học chả là gì khi nó không gắn với hoạt động thực tiễn của con người.

Để phát triển khoa học công nghệ một cách thiết thực, hiệu quả, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Hội phổ biến khoa học, kỷ thuật Việt nam, tháng 5 năm 1963, Bác đã chỉ dẫn:  Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi. Chúng ta đều biết rằng, trình độ khoa học kỹ thuật của chúng ta hiện nay còn thấp kém. Lề lối sản xuất chưa cải tiến được nhiều. Cách thức làm việc còn nặng nhọc. Năng suất lao động còn thấp kém. Phong tục tập quán lạc hậu còn nhiều. Nhiệm vụ của khoa học là ra sức cải biến những cái đó .Các tổ chức khoa học và nhà khoa học phải lăn lộn trong thực tiễn, quan hệ chặt chẽ với các xí nghiệp, hợp tác xã, với người sản xuất, phải biết công nhân, nông dân yêu cầu gì, họ làm ăn và sinh sống như thế nào, họ cần được giúp đỡ, chuyển giao, phổ biến những tiến bộ khoa học công nghệ  như thế nào  .

4. Kết hợp nghiên cứu chuyên nghiệp với phong trào sáng tạo của quần chúng.

“Sáng kiến và kinh nghiệm là của quý chung của dân tộc. Không biết quý trọng và phổ biến kinh nghiệm tức là lãng  phí của dân tộc” 6. Vì vậy mà Bác sớm có chủ trương kết hợp nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp với phong trào sáng kiến, cải tiến kỷ thuật của quần chúng.  Cán bộ chính trị cũng phải biết kỷ thuật. Tại hội nghị cán bộ cao cấp nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 BCH TWĐ( khoá III), ngày 16/01/1966, Bác nhắc nhở:   “Cán bộ chính trị phải biết kỷ thuật, không biết, chỉ chính trị suông không lãnh đạo được” 7

Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng thành công trên nền tảng của cơ sở vật chất hiện đại, khoa học công nghệ tiên tiến. Mỗi lần đi thăm, nói chuyện với cán bộ xí nghiệp, cán bộ HTX, Bác đều nhắc nhở phải ra sức phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Theo Bác, xây dựng quan hệ sản xuất mới, cải tiến quản lý phải đi đôi với cải tiến kỷ thuật, xây dựng nền tảng cơ sở vật chất kỷ thuật mới bảo đảm tháng lợi toàn diện, bền vững.

Thực tiễn ngày càng chứng minh, tư tưởng của Bác về việc kết hợp giữa nghiên cứu chuyên nghiệp với phong trào sáng kiến của quần chúng là hoàn toàn đúng đắn. Phong trào sáng kiến phát triển ngày càng mạnh, làm xuất hiện ngày càng nhiều các nhà khoa học “chân đất”. Họi đã tạo ra rất nhiều sản phẩm khoa học kỹ thuật có giá trị, được thương mại hoá, đi vào cuộc sống rất nhanh. Số bằng sáng chế thuộc về các nhà khoa học bình dân ngầy càng nhiều.

5. Quan hệ giữa KHCN và giáo dục đào tạo

Theo  Bác, phát triển KHKT tất yếu gắn liền với giáo dục - đào tạo.  Khi nói về giáo dục - đào tạo, ngay từ đầu, Người quan tâm ngay đến thế hệ trẻ, coi đây là những chủ nhân tương lai của nước nhà, là lực lượng nắm bắt, tiếp thu khoa học hiệu quả, sẽ làm nên cuộc cách mạng KHKT trong tương lai. Cũng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Hội phổ biến khoa học, kỷ thuật Việt nam, Bác nói rằng:  "Phải dạy bảo các cháu thiếu niên về KHKT, làm cho các cháu ngay từ thuở nhỏ đã biết yêu khoa học, để mai sau các cháu trở thành những người có thói quen sinh hoạt và làm việc theo khoa học” 8Theo Người, nâng cao trình độ văn hoá, trình độ dân trí cho toàn dân là tiền đề cơ bản để tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật. Quần chúng  không chỉ có khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, mà còn có khả năng sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, thậm chí là phát minh, sáng chế.

6. Động lực sáng tạo

Bác có một luận điểm hết sức quan trọng về động lực sáng tạo. Cũng từ năm 1947, trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Người nói:  “Dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan hệ với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó được khen ngợi, thì những người đó càng thêm hăng hái và người khác cũng học theo. Và trong khi tăng thêm sáng kiến và hăng hái làm việc thì những khuyết điểm lặt vặt cũng tự sửa chữa được nhiều”   9.  Theo tầm nhìn của Bác, sức mạnh trí tuệ và ý chí là vô cùng tận. Nhưng trí tuệ  được phát huy như thế nào lại phụ thuộc vào môi trường dân chủ và quan hệ lợi ích.        

II. TẤM GƯƠNG THU PHỤC NHÂN TÂM, QUY TỤ NHÂN TÀI.

Chỉ sau ngày công bố tuyên ngôn độc lập 2 tháng, với cương vị chủ tịch nước, thông qua báo cứu quốc,  Người đã kêu gọi hiến tài. Lúc bấy giờ, đất nước ta đang rất cần những người có tài trên các lĩnh vực ngoại giao, quân sự, kinh tế, giáo dục, khoa học .“ Kiến thiết phải có nhân tài.... Ai có tài năng và sáng kiến về những công việc đó, lại sẵn lòng giúp ích nước nhà thì xin gửi kế hoạch rõ ràng cho Chính phủ. Chính phủ sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng, có thể thi hành được thì thực hành ngay” 10 . Tại phiên họp đầu tiên của Uỷ ban nghiên cứu kế hoạch kiến quốc năm 1946, Bác lại nhấn mạnh việc thực thi chính sách cầu tài, động viên:  “ Ai có sức giúp sức, ai có tài giúp tài”  11 Ngay từ năm 1948, chỉ sau hơn 2 năm độc lập, trong hoàn cảnh kháng chiến chống thực dân Pháp, trong lời kêu gọi thi đua ái quốc, Bác đã động viên trí thức thi đua sáng tác và nghiên cứu phát minh 12   Ngay từ những năm đầu giành chính quyền, Bác  quan tâm ngay đến đến việc đoàn kết, tập hợp đội ngũ  trí thức trong nước và thu hút trí thức Việt kiều ở nước ngoài, trọng dụng, tạo điều kiện tối đa cho trí thức phát huy tài năng, hiểu biết của mình phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân.  Biết bao nhân sĩ, trí thức đã vượt qua gian khổ, hy sinh, lập nên những kỳ tích KH&CN trong kháng chiến chống thực dân Pháp và được lưu danh như: Hồ Đắc Di, Nguyễn Văn Tố, Tạ Quang Bửu, Tôn Thất Tùng, Trần Đại Nghĩa, Phạm Ngọc Thạch, Đặng Văn Ngữ… Sự cống hiến xuất của họ xuất phát từ lòng yêu nước, từ sự trọng dụng nhân tài của Đảng, Nhà nước ta, từ sự chinh phục bằng tầm cao trí tuệ và nhân cách vĩ nhân của Bác. Có thể nói rằng, thời gian đầu, các nhà khoa học Việt kiều chưa hiểu nhiều về đảng, về cách mạng dân tộc và chủ nghĩa xã hội, họ theo Bác về nước chủ yếu là do Bác chinh phục bằng tầm cao trí tuệ và nhân cách vĩ nhân của Bác. Còn chính sách đãi ngộ của nhà nước lúc bấy giờ đã có gì mấy. Ngay sau khi hoà bình vào năm 1954, tiếp đến là cả trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cùng với phát triển giáo dục đào tạo trong nước, hàng vạn cán bộ, sinh viên tiếp tục được Đảng, nhà nước và Bác cử ra nước ngoài ( Liên xô và các nước XHCN) học tập, nghiên cứu. Ngày nay, họ đã trở thành những nhà khoa học đầu đàn và  đội ngũ trí thức nòng cốt của đất nước, đạt được nhiều  thành tựu to lớn trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, được tôn vinh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ngay từ những năm năm mươi, Bác đã có  bài viết bình luận với tiêu đề “ Anh hùng và chiến sỹ trí thức”  13  . Đến năm 1958, Bác đã ký sắc lệnh phong tặng danh hiệu anh hùng cho các trí thức tiêu biểu.

Theo Bác, cán bộ chính trị cũng phải biết kỷ thuật. Tại hội nghị cán bộ cao cấp nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 BCH TWĐ( khoá III), ngày 16/01/1966, Bác nhắc nhở:   “Cán bộ chính trị phải biết kỷ thuật, không biết, chỉ chính trị suông không lãnh đạo được” 14

Bác rất quý trọng trí thức. Nhưng Bác cũng cũng đã sớm  lưu ý, cảnh báo và nhắc nhở, đại ý:  Trí thức mà chỉ có sự hiểu biết, không đem vào áp dụng trong hoạt động thực tiễn thì mới trí thức một nửa,chưa phải trí thức hoàn toàn 7.     Theo tư tưởng của Bác, chúng ta có thể  suy rộng ra: Khoa học công nghệ phải được áp dụng và kiểm nghiệm trong thực tiễn. Nếu nghiên cứu xong mà không đem áp dụng được trong sản xuất thì chỉ mới là khoa học một nửa. 

 1, 4 ,9,10,11,12, 13,14   Sửa đổi lối làm việc. Một số bài nói và viết của chủ tịch Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí quan liêu. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà nội, năm 2008, tr.89, 76, 88

 2,.Hồ Chí Minh, TT, T.5, NXB chính trị quốc gia, Hà nội, 1995, tr.156,

 3 , Sđd,T.6,  tr.471  .

 5  Hồ Chí Minh, TT, T.11, NXB chính trị quốc gia, Hà nội, 1995, tr.78.

 6 Sđd,T.6, Tr  472. 

 7 Sđd, T.12, tr.221

 8  Hồ Chí Minh, TT, T.11, NXB chính trị quốc gia, Hà nội, 1995, tr.80.

Xem Thêm

Kỷ niệm 5 năm thành lập báo điện tử Tầm nhìn
Tại Lễ kỷ niệm thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Phan Tùng Mậu đã chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn nhân dịp 5 năm thành lập, ghi nhận những thành quả mà...
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975
Chiến dịch lịch sử  Lúc này, tập đoàn phòng ngự lớn của địch ở Sài Gòn - Gia Định tuy số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. 
Vẻ đẹp đặc hiệu của nhà trí thức
Vàng là đẹp, là quý giá. Nhưng không phải vàng nào cũng giá trị như nhau? Có vàng thật, có vàng giả, có cả mạ vàng như thật. Học thức và bằng cấp cũng vậy. Có học thật, có học giả, có bằng thật, có bằng giả như thật. Đại...
Mùa Xuân là Tết trồng cây
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xướng, tổ chức, xây dựng Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi và bền vững. Tháng 11-1959, nhân đợt thi đua lấy thành tích mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Bác Hồ vui Tết đón Xuân trong lòng Tổ quốc
Tết Mậu Tý (1948) Tết mừng chiến thắng Thu Đông năm Đinh Hợi phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc và phấn khởi mừng thọ Bác Hồ 58 tuổi: Chính phủ họp nghe Bộ Quốc phòng báo cáo chiến thắng giặc Pháp tại An toàn khu.
Đại tướng Lê Trọng Tấn - Những ngày đầu cách mạng
Giữa năm 1942, tôi đến một cơ sở cách mạng ở làng Lương Yên. Đang nói chuyện thì một quân nhân trong bộ đồ nhà binh Pháp ở phía cổng đi vào. Tôi lánh sang buồng bên cạnh nói chuyện với các em đang học. Khi người ấy về, chủ...

Tin mới

84 giải pháp đoạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (Vifotec) đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).
Bí thư TW Đảng Nguyễn Trọng Nghĩa: Hoạt động của LHHVN ngày càng đổi mới, ổn định và phát triển
Phát biểu tại buổi làm việc với LHHVN, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã khẳng định những thành quả, nỗ lực của LHHVN trên chặng đường hơn 40 năm hình thành và phát triển, đồng thời nhận định hoạt động của LHHVN có nhiều đổi mới, ổn định, phát triển hơn.