Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 14/05/2008 15:13 (GMT+7)

Vì sao tôi phải bỏ ngang sáng chế?

Ngồi bên đống sắt vụn vốn là những cơ phận từ dây chuyền tự động làm bún được tháo ra, kỹ sư Quốc Anh vò đầu bứt tai bởi số tiền quá lớn mà mình đã đầu tư để nghiên cứu và chế tạo ra dây chuyền tự động làm bún nhưng không thể đưa vào ứng dụng trong sản xuất bún. Chiếc máy đã hoàn thành cơ bản về nguyên lý nhưng đang cần vốn và và sự hợp tác của nhiều chuyên gia khác nhau để hoàn chỉnh trước khi chuyển giao cho các cơ sở sản xuất.

5 năm trước đây, sau một lần có dịp đi thăm một số cơ sở thủ công chuyên làm bún, kỹ sư Quốc Anh bỗng nảy ra suy nghĩ: Tại sao mình không thử chế tạo một chiếc máy tự động làm bún?

Dây chuyền làm bún tự động

Sản xuất bún tự động
Sản xuất bún tự động
Thật vậy, có dịp chứng kiến cảnh làm bún, mới thấy hết nỗi vất vả của những người làm bún. Để có thể làm ra 2,5 tấn bún/1 ngày theo đúng các công đoạn, phải cần ít nhất 12 công nhân làm việcliên tục trong vòng 16 tiếng đồng hồ.

Để có được những sợi bún trắng muốt, mượt mà cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn, hoặc bán ở chợ vào mỗi buổi sáng, từ đêm, thợ lò bún phải xoay trần, quần quật đổ bột, luộc bột… trong điều kiện nóng bức. Không chỉ có vậy, do phải làm thủ công nên điều kiện vệ sinh thực phẩm khá hạn chế… Thợ làm bún phải dùng tay để bóc bún. Ngoài ra, do làm việc trong điều kiện nóng bức, họ thường để trần nên việc lây nhiễm các loại bệnh từ thợ sang sản phẩm bún là một nguy cơ cao. . “Một người nguời bạn là chủ một lò bún khi biết tôi có ý định muốn tự mình chế tạo ra một cái máy làm bún chuyên nghiệp đã giơ cả hai tay ủng hộ thế là tôi bắt tay vào "sản xuất" một cái máy làm bún”, kỹ sư Quốc Anh kể.

Vốn là kỹ sư điện và lại rành về cơ khí, sau nhiều ngày trăn trở, kỹ sư Quốc Anh bắt tay vào mày mò chế tạo máy làm bún. Trong suốt 5 năm thực hiện, tốn khoảng hơn 200 triệu đồng tiền túi, cuối cùng, dây chuyền làm bún tự động cũng được hoàn thành. Khi hoàn thiện, dây chuyền làm bún do kỹ sư Quốc Anh sáng chế có trọng lượng 2.000kg, chiều dài 10 m, có khă năng tự động hoá cao do hệ thống điều khiển tự động bằng máy tính với năng suất 500kg bún/1 giờ. Sợi bún làm ra đạt chất lượng dai và chắc…

Dây chuyền sản xuất bún tự động của kỹ sư Quốc Anh có ưu điểm là có thể giảm bớt thời gian làm bún, năng xuất cao do các khâu đều được tự động hoá mà chất lượng bún vẫn đảm bảo. Ngoài ra, sản xuất bún bằng máy còn khắc phục được những nhược điểm mà hầu hết các chủ lò bún thủ công hiện nay đều mắc phải đó là lược bớt một số khâu do không đủ thời gian và nhân công khiến sợi bún không đạt yêu cầu, nhanh chua.

Đa số các chủ lò bún hiện nay đều bỏ bớt một số công đoạn như tạo khối, luộc lấy trùng (luộc khối bột trong nuớc sôi trong 20 phút, phần bột bên ngòai chín, phần bột bên trong vẫn sống) và nhồi bột. Bột sau khi tách nước lại được trộn với nước và bún cũ cộng với một số các loại bột khác sau đó mới được ép thành bún (bún hồ) vì thế sợi bún bị chua nhiều và không để được lâu. Như vậy, để làm ra được sợi bún có chất lượng đòi hỏi đầu tư vào đó rất nhiều công sức, chi phí, trong khi chi phí nhân công hiện nay là rất cao. Thế nhưng, dây chuyền làm bún tự động của kỹ sư Quốc Anh hoàn toàn có thể giải quyết được vấn đề đó nhờ vào tính tự động hóa của dây chuyền. .

… Năm 2005, kỹ sư Quốc Anh nộp đơn đăng ký sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ (hiện đơn vẫn đang được tiếp tục xem xét do một vài vướng mắc về mặt kỹ thuật). Vào cuối năm 2007, kỹ sư Quốc Anh đã mạnh dạn giới thiệu và chào bán sản phẩm của mình tại Sàn Giao dịch Ý tưởng tại TP.HCM. Ngay sau đó, anh đã nhận được nhiều lời mời, chào hợp tác từ các doanh nghiệp, chủ lò bún. Thế nhưng, mọi việc không đơn giản…

Có triển vọng, nhưng đành gác lại

Được mời hợp tác từ các chủ lò bún, nhưng mọi việc không đơn giản
Được mời hợp tác từ các chủ lò bún, nhưng mọi việc không đơn giản
Kỹ sư Quốc Anh cho biết, cũng đã có nhiều chủ lò bún ở các tỉnh điện thoại tới hỏi thăm về dây chuyền làm bún, thậm chí có chủ lò bún tận Kontum cũng lặn lội tìm đến để tìm hiểu về cơ chếhoạt động của dây chuyền. Tuy nhiên, vì dây chuyền cần phải được hoàn chỉnh thêm cho phù hợp với thực tế sản xuất, hơn nữa lại chưa được cấp bằng sáng chế nên đa số họ cũng chỉ biết động viên và hứa:nếu dây chuyền hoàn thiện và Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp bằng sáng chế thì điện thoại cho họ.

Kỹ sư Quốc Anh không ngần ngại bộc lộ nhược điểm chiếc máy làm bún tự động: ”Sai lầm của tôi trong khi bắt tay vào chế tạo là tôi đã... "tham" chế tạo cái máy làm bún quá to nên chi phí đổ vào nó quá tốn kém! Cũng vì máy  quá to nên mỗi lần vận hành, nó rút quá nhiều bún và thời gian ép bún quá nhanh nên không đủ để tìm hiểu thông số và sai số. Chưa kịp quan sát, ghi chép lại các thông số thì bún đã được ép xong. Hơn nữa, sợi bún khi được ép ra bị đứt quá nhiều từ 10- 20%, trong khi đó làm bún thủ công thì số bún bị đứt chỉ khoảng 1-2%. Hiện tại, tôi chỉ mới giải quyết được vấn đề là làm sao cho sợi bún không bị dính vào nhau chứ thực sự, bún vẫn chưa đạt yêu cầu”.

Hiện kỹ sư Quốc Anh vẫn hy vọng có được bằng sáng chế để có cơ sở hợp tác với các doanh nghiệp, chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau để hoàn thiện máy làm bún tự động. “Chờ thì cứ chờ, nhưng nói thật tôi cũng đành phải để cho đứa con tinh thần này tạm thời nằm đó đã, bởi hiện tại có muốn tiếp tục công việc sáng chế đó tôi cũng không thể. Cuối cùng, tôi quyết định tháo rời dây chuyền sản xuất bún ấy ra thành từng bộ phận và đem đi ...cất”. 

Mong được hợp tác với các cơ sở sản xuất, các đơn vị khoa học để không phải bỏ ngang sáng chế

Thật ra mấu chốt của vấn đề ở đây là công nghệ và tiền. Đối với các công ty hoặc các tổ chức khoa học thì vấn đề tiền không quá quan trọng, còn đối với cá nhân tôi thì đó lại là cả một vấn đề nan giải. Tôi mong lắm có một cơ sở sản xuất có tiềm lực về tài chính và công nghệ đứng ra hợp tác với tôi để hoàn thiện dây chuyền làm bún để sớm đưa vào sản xuất trong thời gian không xa.

Theo tôi thấy, ở Việt Nam chúng ta, cũng có nhiều người tự mày mò nghiên cứu, chế tạo ra các loại máy nhỏ và họ đã thành công. Ở đây, sở dĩ họ thành công là vì những loại máy đó không có tính dây chuyền. Chúng ta chỉ có thể nhập những máy móc sản xuất dây chuyền từ nước ngoài để áp dụng vào sản xuất. Điếu đó chứng tỏ, những sàng chế của ta vẫn mang tính cá nhân, chưa có sự hợp tác với đối tác về mọi mặt để có thể triển khai và đưa vào ứng dụng.

Đối với dây chuyền làm bún của tôi hiện nay quan trọng nhất là có sự tham gia của các cơ sở sản xuất và các chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau như điện, điện tử, tự động hoá, sinh hoá, cơ khí, thiết kế… để hoàn thiện dây chuyền tự động làm bún. Và quan trọng nhất là cần phải có chuyên gia về thương mại tức là sau khi hoàn chỉnh dây chuyền có thể đưa ra sản phẩm có tình thương mại để giải quyết các vấn đề như: thương hiệu, bao bì, phân phối...

Nguồn: vnn.vn 24/4/2008

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.